Cho dòng điện kích thích một chiều vào dây quấn kích từ thì trong khe hở sẽ sinh ra từ thông. Khi phần ứng quay với một tốc độ nhất định nào đó thì trong dây quấn sẽ cảm ứng một s.đ.đ. S.đ.đ đó phụ thuộc vào từ thông dƣới mỗi cực từ, tốc độ của máy, số thanh dẫn của dây quấn và kiểu dây quấn.
Vì dây quấn gồm có 2a mạch nhánh ghép song song nên s.đ.đ của dây quấn bằng s.đ.đ cảm ứng trên một mạch nhánh, nghĩa là bằng tổng s.đ.đ của các thanh dẫn nối tiếp trong mạch nhánh đó.
S.đ.đ trung bình cảm ứng trong thanh dẫn có chiều dài tác dụng l, chuyển động trong từ trƣờng với tốc độ v bằng:
etb = Btb.l.v
Trong đó Btb là từ cảm trung bình trong khe hở. Do tốc độ quay:
𝑣 = 𝜋𝐷𝑛 60 = 2𝜏𝑝60𝑛 và 𝐵𝑡𝑏 =𝜙𝛿 𝜏𝑙 (2-6) Trong đó: là bƣớc cực; D là đƣờng kính phần ứng (m); p là số đôi cực; n là tốc độ quay phần ứng(vg/ph);
: từthông khe hở dƣới mỗi cực từ (Wb).
Thế vào (2-6) ta có: 𝑒𝑡𝑏 = 2𝑝𝜙𝜎 60𝑛
Gọi N là tổng số thanh dẫn của dây quấn thì mỗi mạch nhánh sẽ có N/2a thanh dẫn nối tiếp nhau và nhƣ vậy s.đ.đ của máy bằng:
𝐸ư = 𝑁
2𝑎𝑒𝑡𝑏 = 𝑝𝑁
60𝑎 𝜙𝛿𝑛 =𝐶𝑒𝜙𝛿𝑛 (2-7)
𝐶𝑒 =60𝑝𝑁𝑎 là hệ số phụ thuộc vào kết cấu của máy và dây quấn.
Chiều của Eƣ phụ thuộc vào chiều và n và đƣợc xác định theo quy tắc bàn tay phải.
Sự phân tích trên dựa trên giả thiết dây quấn bƣớc đủ, s.đ.đ trên các thanh dẫn của phần từ đề cộng số học với nhau. Nếu là bƣớc ngắn thì s.đ.đ của các thanh dẫn của một phần tử sẽ nhỏ hơn so với phần tử bƣớc đủ và nhƣ vậy s.đ.đ phần ứng cũng nhỏ đi một ít. Nhƣng vì trong máy điện một chiều không cho phép bƣớc ngắn lớn nên ảnh hƣởng ít, thƣờng là không xét đến khi tính s.đ.đ.