Giao thông đi lại

Một phần của tài liệu Luận văn (3) (Trang 36)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Giao thông đi lại

Tỉnh Tiền Giang là cầu nối giữa đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ, có 4 tuyến quốc lộ chính (quốc lộ 1A, 30, 50 và 60) chạy ngang qua tạo cho tỉnh Tiền Giang vị thế của một cửa ngõ đường bộ của các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài ra, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương hoạt động tốt, đảm bảo giao thông thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vận chuyển, đặc biệt là hoạt động du lịch trong việc rút ngắn thời gian của du khách khi đến tham quan tại tỉnh Tiền Giang.

Bên cạnh đó, giao thông nội tỉnh cũng được quân tâm, đầu tư hiệu quả: có 4 tuyến quốc lộ đi qua với chiều dài 137km. Các tuyến đường tỉnh lộ gồm 28 tuyến với tổng chiều dài 388km; đường huyện, liên xã dài 823km và 158 tuyến đường nội thị với chiều dài 90km. Nhìn chung, các tuyến đến trung tâm các huyện đều đã được nâng cấp rải nhựa và duy trì bảo dưỡng nên chất

lượng đường khá tốt, giao thông đi lại thuận tiện giúp du khách có thể dễ dàng di chuyển đến nhiều điểm du lịch hấp dẫn ở các địa phương như khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười là một điểm du lịch thuộc huyện Tân Phước, một huyện vùng sâu của Tỉnh nhưng nhờ hệ thống giao thông được chú trọng nên khách du lịch có thể đến tham quan một cách thuận lợi.

Ngoài hệ thống đường bộ, tỉnh Tiền Giang còn có hệ thống đường sông gồm: sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo,... nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia. Mật độ giao thông thủy trên địa bàn Tỉnh khá cao, góp phần hỗ trợ đắc lực cho giao thông bộ và các vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, cảng Mỹ Tho và hàng trăm km kênh rạch đã giúp cho việc lưu thông được hiệu quả hơn, phục vụ tốt mong muốn được trải nghiệm và khám phá tham quan loại hình du lịch sinh thái trên sông nước của du khách, thu hút ngày càng tăng du khách trong và ngoài nước đến với tỉnh Tiền Giang.

2.1.3. Nơi ăn nghỉ

Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng đáng kể của khách du lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú và nhà hàng ở tỉnh Tiền Giang phát triển với tốc độ nhanh. Đến nay, toàn Tỉnh đã có hơn 200 cơ sở lưu trú du lịch bao gồm các khách sạn 2 sao, khách sạn 1 sao, các nhà nghỉ du lịch và nhà ở có phòng cho du khách thuê (homestay).

Mặc dù một số khách sạn có nâng cấp và xây mới, nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt các tiêu chuẩn. Toàn Tỉnh hiện nay chỉ có khách sạn Chương Dương, khách sạn Sông Tiền, khách sạn Rạng Đông, khách sạn Minh Quân, nhà khách tỉnh Tiền Giang đáp ứng tốt nhu cầu cho khách quốc tế hạng sang. Vì vậy, trong định hướng phát triển, tỉnh Tiền Giang cần mời gọi đầu tư, xây dựng các khách sạn cao cấp đạt chuẩn từ 3 - 5 sao để thu hút khách lưu trú lâu dài.

Về hiệu suất khai thác của các khách sạn còn thấp. Công suất phòng cho thuê bình quân 55%. Do công suất sử dụng phòng thấp, chi phí cao nên hiệu quả kinh doanh khách sạn rất hạn chế. Đa số khách sạn không tổ chức phục vụ ăn uống tại chỗ cho khách lưu trú, đây cũng là điều bất tiện cho khách và kém hiệu quả kinh tế.

Vì vậy, các nhà hàng ở tỉnh Tiền Giang được xây dựng nhiều để phục vụ nhu cầu đa dạng cho khách du lịch. Các nhà hàng có khả năng phục vụ khách du lịch quốc tế tốt bao gồm: Trung Lương, Sông Tiền, Thới Sơn, Chương Dương, Bách Tùng Viên, Ngọc Gia Trang, Thành Minh, Làng Việt, Phương Nam,Trạm dừng chân tỉnh Tiền Giang,… Hiện nay các nhà hàng đang cải tiến nhiều với những món ăn Việt Nam, đặc sản truyền thống dân gian Nam Bộ và Mỹ Tho nhằm giúp du khách được thưởng thức nét văn hóa ẩm thực và thỏa mãn nhu cầu khám phá của mình.

2.1.4. Các tiện nghi, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ bổ sung

Với chủ trương của Tỉnh là đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, thời gian qua Tỉnh đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch cũng như khai thác hết tiềm năng du lịch:

+ Bưu điện: Mạng lưới bưu chính, viễn thông tỉnh Tiền Giang có 207 điểm phục vụ bưu điện (49 bưu cục, 93 bưu điện văn hóa xã, 65 đại lý bưu điện), bán kính phục vụ bình quân đạt 1,954km/điểm; số dân phục vụ bình quân đạt 85,207 người/điểm; mật độ thuê bao điện thoại bình quân đạt 11,84 thuê bao/100 dân; mật độ thuê bao internet bình quân đạt 0,64 thuê bao/100 dân.

+ Ngân hàng: Các ngân hàng được thành lập nhiều và đang hoạt động hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang như: ngân hàng Công thương (Vietinbank), ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), ngân

hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), ngân hàng Đông Á (DongAbank),… Ngoài một số tiện ích và dịch vụ cơ bản của ngân hàng về huy động vốn cũng như cho vay đầu tư thì các ngân hàng còn có các dịch vụ bảo lãnh, thanh toán và tài trợ thương mại,… Chính sự phát triển không ngừng của ngân hàng một mặt tạo tính thanh khoản cao cho đồng tiền, một mặt khách có thể an tâm và thoải mái khi đi du lịch.

+ Bảo hiểm: Một số công ty bảo hiểm đang hoạt động tại tỉnh Tiền Giang như bảo hiểm Manulife, bảo hiểm AIA, chi nhánh công ty cổ phần bảo hiểm AAA, chi nhánh công ty bảo hiểm PJICO, công ty Bảo Minh,... Trong chương trình du lịch, việc các công ty kinh doanh du lịch mua bảo hiểm cho chuyến đi là yêu cầu cần thiết đối với khách du lịch, để bảo đảm các quyền lợi cho du khách khi gặp trường hợp bất khả kháng.

+ Bệnh viện: Toàn Tỉnh có 12 bệnh viện gồm 1 bệnh viện đa khoa trung tâm, 2 bệnh viện đa khoa khu vực, 5 bệnh viện chuyên khoa, 9 trung tâm chuyên khoa và 9 trung tâm y tế huyện. Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang có 650 giường bệnh và có hơn 600 cán bộ công nhân viên với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và các y, bác sỹ giỏi thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân. Ba bệnh viện khu vực (Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công) thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân tại khu vực phía Tây và Đông của Tỉnh. Chín trung tâm y tế tham mưu cho sở y tế thực hiện chức năng khám chữa bệnh và phòng bệnh. Ngoài ra, còn có 169 trạm y tế xã, phường, thị trấn trong Tỉnh. Với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên không chỉ phục vụ cho người dân trong Tỉnh mà còn góp phần phục vụ ngày càng tốt những nhu cầu từ việc tiếp cận điểm đến tới những nhu cầu thiết yếu của du khách.

Cơ sở vật chất kỹ thuật được Tỉnh đầu tư trọng tâm vào các khu du lịch nhằm phục vụ tốt nhu cầu của du khách. Các điểm tham quan du lịch hiện nay

tập trung chủ yếu ở 4 khu du lịch: khu du lịch cù lao Thới Sơn với 4 điểm tham quan là Thới Sơn 1, 3, 4 và 5; khu du lịch biển Tân Thành; khu du lịch Cái Bè và khu dịch sinh thái Đồng Tháp Mười. Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch và ngân sách, Tỉnh đã đầu tư xây dựng hạ tầng đến các khu, điểm du lịch như xây đường giao thông, cầu tàu, bãi đỗ xe, bờ kè chắn sóng phục vụ du lịch ở khu du lịch biển Tân Thành, khu du lịch cù lao Thới Sơn và khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười. Với tổng kinh phí đầu tư là 36,50 tỷ đồng đã góp phần phát triển và thu hút khách du lịch đến tỉnh Tiền Giang ngày càng đông. Do đặc thù phát triển du lịch sông nước, miệt vườn nên các doanh nghiệp chủ yếu phát triển các phương tiện vận chuyển đường thủy như đò du lịch lớn, ca-nô và đò chèo đủ sức phục vụ số lượng lớn du khách mỗi ngày. Các phương tiện đường bộ do các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ và trực tiếp hợp đồng với du khách đi du lịch ngoài Tỉnh. Nhìn chung chất lượng đảm bảo theo quy định của ngành giao thông và tạo cảm giác thích thú cho nhiều du khách khi di chuyển.

Để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh khách du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch đã thiết kế các tuyến điểm tham quan du lịch mới, nâng chất lượng sản phẩm phục vụ du lịch như:

+ Liên kết nối tuyến các điểm tham quan du lịch sinh thái ở Tân Thạch, An Khánh, cù lao Phụng và cù lao Quy thuộc tỉnh Bến Tre. Khu du lịch Cái Bè đã nối tuyến chợ nổi, làng nghề truyền thống, nhà cổ tại Cái Bè với các điểm tham quan du lịch ở cù lao Bình Hòa Phước và khu du lịch Trường An thuộc tỉnh Vĩnh Long.

+ Ngoài các tuyến đã khai thác ở cù lao Thới Sơn, Cái Bè, biển Tân Thành,… các đơn vị này đã thiết kế chương trình đưa du khách đến tham quan vườn cây ăn trái ở Vĩnh Kim, Ngũ Hiệp, Tân Phong, chương trình tham

gia tát mương bắt cá ở cù lao Thới Sơn và chương trình về quê ăn tết cổ truyền ở xã Tân Mỹ Chánh,…

Nhìn chung hoạt động lữ hành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có nhiều sôi động, việc nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng của hướng dẫn viên du lịch đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và phục vụ tốt hơn cho khách du lịch.

Bên cạnh các tiện nghi, dịch vụ trên, các dịch vụ thể thao và vui chơi giải trí cũng được khai thác đưa vào phục vụ khách du lịch bao gồm bể bơi, sân tenis, trung tâm thể thao, sân golf, massage, câu lạc bộ ban đêm, vũ trường, nhà hát,… Các dịch vụ này góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách và kéo dài thời gian lưu trú, khuyến khích sự chi tiêu của du khách.

Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí cũng như các hoạt động tiêu khiển khác ở tỉnh Tiền Giang còn rất hạn chế, hầu như mới chỉ dừng lại ở các hoạt động karaoke, massage, bơi lội và đánh tenis. Các tiện nghi nói trên chất lượng chưa cao và còn thiếu, chưa có một khu vui chơi giải trí, một trung tâm dịch vụ - thương mại xứng tầm.

Ngoài ra, một số sự kiện được tổ chức thường niên như festival trái cây, ngày hội Văn hóa các dân tộc, các hội chợ triển lãm,… đã tạo được sức hút đáng kể cho du khách.

2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang

2.2.1. Đặc điểm điểm đến

Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90km về hướng Bắc. Chính yếu tố về mặt vị trí đã giúp tỉnh Tiền Giang trở thành điểm đến đầu tiên của du khách khi muốn trải nghiệm cuộc sống của vùng sông nước, miệt vườn,

trong khi hầu hết các tỉnh còn lại của khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều có sản phẩm tương đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh Tiền Giang còn là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, văn hóa đã hình thành nên các di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng được bảo tồn, giữ gìn đến ngày nay. Hầu hết các di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Tiền Giang là nơi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh, tôn vinh các giá trị văn hóa, là nguồn tư liệu phong phú trong việc nghiên cứu văn hóa vùng và văn hóa dân tộc. Vì vậy, di tích lịch sử - văn hóa là một trong những đối tượng thu hút khách du lịch đến tìm hiểu, khám phá nền văn hóa đặc trưng của con người và quê hương tỉnh Tiền Giang mỗi khi đến với vùng đất truyền thống này.

2.2.2. Đặc điểm của du khách

Phần lớn du khách đến với tỉnh Tiền Giang thuộc nhóm những người trưởng thành và là lực lượng lao động chính. Khách du lịch đến tỉnh Tiền Giang chủ yếu là khách quốc tế và đi theo chương trình tour từ các công ty ở thành phố Hồ Chí Minh, họ thường có nhu cầu tham quan cảnh quan sông nước, miệt vườn ở cù lao Thới Sơn, chợ nổi và các làng nghề truyền thống ở Cái Bè,…Thời gian đến của khách du lịch quốc tế tương đối ngắn, thường chỉ trong một ngày và khả năng quay lại lần thứ hai chỉ chiếm một tỉ lệ thấp.

Xu hướng khách du lịch nội địa hiện nay là thường quan tâm đến các sự kiện lễ hội và tìm hiểu về sự đa dạng của cảnh quan, môi trường thiên nhiên. Do đó, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang đã tập trung mọi nguồn lực cho phát triển hoạt động lữ hành, nghiên cứu các thế mạnh đặc thù, khai thác các địa danh, di tích văn hóa - lịch sử, mạnh dạn mở thêm các tour tham quan mới, liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài Tỉnh nhằm tạo nguồn khách. Đáng chú ý là việc kết hợp với các doanh nghiệp du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh nhằm tăng nguồn khách, là nguyên nhân đưa

lại sự tăng trưởng mạnh của thị trường khách du lịch nội địa, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 - 2010 đạt 11%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là sản phẩm du lịch từng bước được cải tiến, đa dạng hóa nhằm tạo nhiều nét mới.

2.2.3. Hành vi của các công ty lữ hành

Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành ở tỉnh Tiền Giang đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chưa đẩy mạnh kinh doanh lữ hành quốc tế trực tiếp, dẫn đến việc quảng bá và tổ chức đón nhận trực tiếp du khách quốc tế với tour trọn gói là hầu như không có. Vì vậy, việc thể hiện uy tín kinh doanh và sự chuyên nghiệp của con người Tiền Giang trong hoạt động kinh doanh du lịch gặp hạn chế lớn trong cách nhìn nhận và sự trung thành của khách du lịch quốc tế về điểm đến du lịch của Tỉnh.

Từ thực tế trên, các hãng lữ hành lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ là những đối tác quan trọng của du lịch Tỉnh. Việc liên kết nhằm phát triển những chương trình tour du lịch khám phá cuộc sống của con người miền Tây, điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang là lựa chọn hàng đầu của các hãng lữ hành trên. Tuy nhiên, do chính sách phát triển du lịch của Tỉnh chưa hoàn thiện về chất lượng lẫn số lượng, nạn cò mồi, lôi kéo khách vẫn còn diễn ra,… Vì vậy, một số hãng lữ hành là đối tác quen thuộc với Tỉnh đã dần đưa du khách đến một số tỉnh có sản phẩm tương tự như Vĩnh Long hay Cần Thơ để mang lại cho du khách sự trải nghiệm mới mẻ, đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của ngành du lịch tỉnh Tiền Giang.

2.2.4. Các nhân tố bên ngoài

Nền kinh tế phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Do đó, hiện có nhiều điểm đến mới ra đời với khả năng đầu tư lớn đã làm giảm bớt lượng khách đến tham quan tỉnh Tiền Giang. Khách quốc tế thường đòi hỏi cao về chất lượng và tính đa dạng sản phẩm nên họ sẽ

4,00 3,50 3,00 2,50 2,00 1,50 1,00 0,50 0,00

chuyển hướng sang các tỉnh có dịch vụ phong phú để thỏa mãn nhu cầu đó, Cần Thơ là điểm đến họ sẽ thay thế nhiều nhất cho chương trình khám phá này. Bên cạnh đó, những tour du lịch xa hơn về với An Giang, Kiên Giang đã được du

Một phần của tài liệu Luận văn (3) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w