7. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Hành vi của các công ty lữ hành
Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành ở tỉnh Tiền Giang đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chưa đẩy mạnh kinh doanh lữ hành quốc tế trực tiếp, dẫn đến việc quảng bá và tổ chức đón nhận trực tiếp du khách quốc tế với tour trọn gói là hầu như không có. Vì vậy, việc thể hiện uy tín kinh doanh và sự chuyên nghiệp của con người Tiền Giang trong hoạt động kinh doanh du lịch gặp hạn chế lớn trong cách nhìn nhận và sự trung thành của khách du lịch quốc tế về điểm đến du lịch của Tỉnh.
Từ thực tế trên, các hãng lữ hành lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ là những đối tác quan trọng của du lịch Tỉnh. Việc liên kết nhằm phát triển những chương trình tour du lịch khám phá cuộc sống của con người miền Tây, điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang là lựa chọn hàng đầu của các hãng lữ hành trên. Tuy nhiên, do chính sách phát triển du lịch của Tỉnh chưa hoàn thiện về chất lượng lẫn số lượng, nạn cò mồi, lôi kéo khách vẫn còn diễn ra,… Vì vậy, một số hãng lữ hành là đối tác quen thuộc với Tỉnh đã dần đưa du khách đến một số tỉnh có sản phẩm tương tự như Vĩnh Long hay Cần Thơ để mang lại cho du khách sự trải nghiệm mới mẻ, đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của ngành du lịch tỉnh Tiền Giang.
2.2.4. Các nhân tố bên ngoài
Nền kinh tế phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Do đó, hiện có nhiều điểm đến mới ra đời với khả năng đầu tư lớn đã làm giảm bớt lượng khách đến tham quan tỉnh Tiền Giang. Khách quốc tế thường đòi hỏi cao về chất lượng và tính đa dạng sản phẩm nên họ sẽ
4,00 3,50 3,00 2,50 2,00 1,50 1,00 0,50 0,00
chuyển hướng sang các tỉnh có dịch vụ phong phú để thỏa mãn nhu cầu đó, Cần Thơ là điểm đến họ sẽ thay thế nhiều nhất cho chương trình khám phá này. Bên cạnh đó, những tour du lịch xa hơn về với An Giang, Kiên Giang đã được du khách lựa chọn nhiều hơn trong thời gian gần đây. Vì vậy, năng lực cạnh tranh của du lịch tỉnh Tiền Giang bị ảnh hưởng mạnh mẽ và ngày càng gay gắt hơn trong xu thế phát triển toàn diện của nền kinh tế hội nhập.
2.3. Khảo sát năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang
2.3.1. Khảo sát theo phương diện phía cung
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu với đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; giám đốc và người điều hành các công ty lữ hành, giảng viên dạy du lịch; cán bộ quản lý tại các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn tại tỉnh Tiền Giang. Kết quả đánh giá như sau:
2.3.1.1. Khảo sát nguồn lực thừa hưởng
Kết quả nghiên cứu, khảo sát nguồn lực thừa hưởng về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang được minh họa trong hình 2.1.
Hình 2.1. Khảo sát nguồn lực thừa hưởng của du lịch tỉnh Tiền Giang
Kết quả cho thấy cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn có điểm số cao nhất (3,68 điểm), tiếp theo là yếu tố động thực vật phong phú (3,48 điểm) và nghệ thuật truyền thống (3,37 điểm):
- Cảnh quan thiên nhiên được các chuyên gia đánh giá cao trong việc tạo ra sức thu hút khách du lịch đến với tỉnh Tiền Giang, cảnh quan thiên nhiên của tỉnh Tiền Giang mang dáng vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát, êm ả của vùng sông nước, miệt vườn với những vườn trái cây trĩu quả hấp dẫn nhiều du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Từ định hướng du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang đã đầu tư triển khai nhiều tuyến du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho du khách lựa chọn tour du lịch phù hợp với sở thích và mong muốn của du khách.
- Yếu tố động thực vật phong phú chiếm vị trí thứ 2. Về miền Tây Nam Bộ, nhắc đến rừng tràm là người ta liên tưởng ngay đến rừng U Minh. Rừng tràm tồn tại và phát triển nhiều nhất ở hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang với các địa danh nổi tiếng là U Minh Hạ và U Minh Thượng. Tại tỉnh Tiền Giang cũng có diện tích rừng tràm thuộc vào loại lớn của khu vực và nổi danh với khu sinh thái Đồng Tháp Mười vừa mới được hình thành. Ngoài cây cối phong phú, khu bảo tồn sinh thái còn có nhà nuôi muông thú, có hơn 80% đàn cò thiên nhiên về sinh sống và một số loài khác như vạc, còng cọc, diệc, trích, cũng đã về đây sinh sống. Với những giá trị lưu giữ trên, khu bảo tồn đã trở thành một nơi nghiên cứu khoa học và hấp dẫn du khách với loại hình du lịch sinh thái.
Bên cạnh các loài động thực vật phục vụ cho nghiên cứu và bảo tồn, khi đến với tỉnh Tiền Giang du khách còn được thưởng thức rất nhiều loại trái cây của vùng quê miệt vườn, các loại cá tôm được thiên nhiên đã ưu đãi cho con người và mảnh đất nơi đây, góp phần vào việc chế biến các món ăn ngon phục vụ du khách. Tóm lại, nguồn tài nguyên động thực vật ở tỉnh Tiền Giang
có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống con người, góp phần cân bằng hệ sinh thái, tăng độ che phủ của rừng, đảm bảo an ninh môi trường và sự phát triển bền vững của khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước, đặc biệt có giá trị đáng kể đối với hoạt động du lịch.
- Nghệ thuật truyền thống là yếu tố thứ 3. Tỉnh Tiền Giang là cái nôi của nhạc tài tử. Sau giai đoạn sáng tạo và cải tiến từ nền âm nhạc vùng sông Hương - núi Ngự, đờn ca tài tử ngày càng lan rộng trên khắp vùng nông thôn và thành thị ở Nam Bộ nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng. Số người biết đờn, biết ca ngày càng đông, nhất là ở thôn quê với hình thức tao nhã, tri âm tri kỷ. Phong trào đờn ca tài tử đã nhanh chóng phát triển trên đất Tiền Giang với sức sống mãnh liệt. Và ngày nay, trải qua bao thăng trầm dâu bể, đờn ca tài tử vẫn đường hoàng tồn tại, đặc biệt hơn là đờn ca tài tử từ khi bước vào lĩnh vực du lịch đã được du khách thích thú và yêu mến đón nhận. Loại hình này thực sự không thể thiếu trong một tour du lịch khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở tỉnh Tiền Giang nói riêng. Hiện nay, đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch hoạt động rất phổ biến ở Cái Bè và cù lao Thới Sơn.
- Khu bảo tồn thiên nhiên có số điểm thấp nhất (2,71 điểm). Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười được thành lập vào tháng 3 năm 2000 thuộc địa bàn xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước. Khu bảo tồn có diện tích 106,8ha, trong đó có 36ha tràm là khu trung tâm, nơi dẫn dụ chim mồi. Vùng đệm xung quanh khu bảo tồn được xác định có diện tích 1.800ha, trong đó có 950ha thuộc chủ quyền của dân, 850ha thuộc chủ quyền của trại giam Phước Hòa. Phần lớn diện tích vùng đệm của khu bảo tồn là rừng tràm, diện tích vùng đệm thuộc chủ quyền của dân được nhà nước đầu tư trồng tràm rồi giao lại cho dân canh tác.
Khu bảo tồn được tái tạo như một khu rừng nguyên sinh. Việc thành lập khu bảo tồn là nhằm bảo vệ hệ sinh thái trong vùng và được xem là một trong
15. Các phƣơng tiện thể thao 14. Các phƣơng tiện giải trí 13. Các phƣơng tiện triển lãm/hội nghị 12. Khả năng tiếp cận khu vực thiên… 11. Chất lƣợng/tính đa dạng của dịch …
10. Hoạt động mua sắm đa dạng 9. Hiệu quả vận chuyển du lịch 8. Thông tin, hƣớng dẫn du lịch 7. Chất lƣợng/tính đa dạng của cơ sở…
6. Giải trí về đêm 5. Các hoạt động tại khu vực thiên nhiên 4. Chất lƣợng/tính đa dạng của hoạt …
3. Các hoạt động dƣới nƣớc Công viên chủ đề/giải trí Lễ hội/sự kiện đặc biệt 00,511,522,533,54
những nơi có diện tích rừng lớn và đẹp nhất vùng Đồng Tháp Mười. Ngay những ngày đầu khi mới thành lập, các anh em cán bộ khu bảo tồn đã bắt tay vào dẫn dụ các loài động vật hoang dã như chim, cò, vạc,... về sinh sống. Từ con số không, đến nay đàn động vật hoang dã của khu bảo tồn ước khoảng hơn 10 ngàn con, gồm 27 loài động vật, trong đó có 5 loài quý hiếm là giang sen, cò ngàn, điên điển, diệc xám và diệc lửa.
Tuy nhiên, trong những năm qua rừng tràm trong vùng đệm bị tàn phá để chuyển đổi giống cây trồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu bảo tồn. Nếu không có kế hoạch bảo vệ rừng tràm vùng đệm thì các loài động vật trong khu bảo tồn sẽ di chuyển đến nơi khác và gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là trong việc phát huy lợi thế du lịch sinh thái tại nơi đây.
2.3.1.2. Khảo sát nguồn lực sáng tạo
Kết quả nghiên cứu, khảo sát nguồn lực sáng tạo về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang được minh họa trong hình 2.2.
Hình 2.2. Khảo sát nguồn lực sáng tạo của du lịch tỉnh Tiền Giang
Kết quả cho thấy yếu tố khả năng tiếp cận khu vực thiên nhiên của du khách có điểm số cao nhất (3,51 điểm). Chất lượng/tính đa dạng của dịch vụ thực phẩm chiếm vị trí thứ 2 (3,45 điểm) và tiếp theo là lễ hội/sự kiện đặc biệt (3,42 điểm):
- Tỉnh Tiền Giang có vị trí thuận lợi khi nằm trên trục giao thông chính nối liền giữa các tỉnh trong khu vực, đặc biệt chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 70km nên rất thuận tiện cho du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, Tỉnh đã đầu tư và hoàn thiện hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch đã tạo nên những ưu thế lớn cho hoạt động du lịch, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách.
- Chất lượng/tính đa dạng của dịch vụ thực phẩm chiếm vị trí thứ 2. Tỉnh Tiền Giang được xem như cửa ngõ để du khách khám phá vùng đồng bằng sông nước miền Tây Nam Bộ. Mảnh đất Tiền Giang không chỉ tiếp đón du khách bằng những thắng cảnh nổi tiếng mà còn có nhiều đặc sản làm du khách nhớ mãi như: hủ tiếu Mỹ Tho, bánh bèo, mắm còng, sam biển, chả nướng Chợ Gạo, bún gỏi già, cá bống dừa, lẩu cua đồng, lẩu mắm, … và hương vị ngọt ngào của các loại trái cây bốn mùa, điển hình là thanh long (huyện Chợ Gạo), khóm (huyện Tân Phước), sầu riêng, chôm chôm (huyện Cai Lậy), sơ-ri Gò Công, bưởi lông, xoài cát Hòa Lộc (huyện Cái Bè), mãng cầu Xiêm (huyện Tân phú Đông),...
Du khách có thể thưởng thức những món ăn ngon khi đến với những điểm du lịch hoặc những nhà hàng trên địa bàn Tỉnh với chất lượng tốt và sự chào đón nồng nhiệt của con người nơi đây. Vì vậy, đây là một trong những yếu tố quan trọng níu giữ du khách quay lại với tỉnh Tiền Giang và giới thiệu về tỉnh Tiền Giang cho bạn bè, người thân khi muốn thực hiện một tour du lịch về miền Tây.
- Các lễ hội và sự kiện đặc biệt của tỉnh Tiền Giang đang được đầu tư và tổ chức hiệu quả. Hàng năm tại tỉnh Tiền Giang diễn ra rất nhiều lễ hội: lễ hội
Kỳ Yên đình Vĩnh Bình (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng chạp âm lịch) tại đình Vĩnh Bình thuộc thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây; lễ hội Nghinh Ông (diễn ra từ ngày 9 đến ngày 10 tháng ba âm lịch) tại lăng Ông Nam Hải thuộc ấp Lăng, xã Vàm Láng, huyện Gò Công Ðông; lễ hội chiến thắng Ấp Bắc (diễn ra ngày 2 tháng 1 dương lịch) tại di tích Ấp Bắc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy,… Các lễ hội ở tỉnh Tiền Giang chủ yếu thu hút thị trường khách nội địa muốn tìm hiểu về văn hóa và lịch sử con người Tiền Giang.
- Các yếu tố có số điểm dưới trung bình lần lượt là: Giải trí về đêm (2,22 điểm), các phương tiện thể thao (2,25 điểm), các phương tiện giải trí (2,31 điểm), công viên chủ đề /giải trí (2,4 điểm), chất lượng/tính đa dạng của hoạt động giải trí (2,42 điểm), chất lượng/tính đa dạng của cơ sở lưu trú (2,45 điểm). Đây đều là những điểm yếu còn tồn tại của du lịch tỉnh Tiền Giang. Hàng năm, du khách trong và ngoài nước đến tỉnh Tiền Giang với số lượng lớn nhưng tỷ lệ lưu lại qua đêm thấp. Những nguyên nhân đó là do thiếu những khách sạn đạt chuẩn, thiếu các khu vui chơi giải trí và chất lượng chưa cao, chủ yếu tập trung tại thành phố Mỹ Tho. Bên cạnh đó, lượng khách quốc tế đến tỉnh Tiền Giang nhiều nhưng đa số là từ các tour do các công ty lữ hành từ thành phố Hồ Chí Minh điều phối, khách ít chi xài, mua sắm, lưu lại khi đến tỉnh Tiền Giang nên tạo ra nguồn thu không bền vững. Đây là hạn chế lớn của du lịch Tỉnh trong nhiều năm qua và ngành đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp hữu hiệu để khắc phục.
2.3.1.3. Nguồn lực và nhân tố hỗ trợ
Kết quả nghiên cứu, khảo sát nguồn lực và nhân tố hỗ trợ về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang được minh họa trong hình 2.3.
Hình 2.3. Khảo sát nguồn lực và nhân tố hỗ trợ của du lịch tỉnh Tiền Giang
Nguồn: [Kết quả nghiên cứu của tác giả]
Kết quả cho thấy chỉ số an toàn/an ninh cho khách du lịch có số điểm cao nhất (3,8 điểm):
- Tỉnh Tiền Giang có rất ít các vụ cướp giật, trộm cắp, và các tệ nạn khác rất hiếm xảy ra. Do đó, du khách rất yên tâm khi đến tham quan tại tỉnh Tiền Giang, đặc biệt là dạo phố về đêm để ngắm nhìn phong cảnh thơ mộng và thưởng thức nhiều món ăn đặc sản của người dân địa phương.
- Yếu tố liên hệ với thị trường trọng điểm có điểm số thấp nhất (2,42 điểm), đây là vấn đề mà du lịch tỉnh Tiền Giang đang quan tâm. Với vị trí thuận lợi chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 70km và đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương đã giúp rút ngắn thời gian cho du khách đến với tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, thị trường du khách quốc tế đến tỉnh Tiền Giang không được khai thác trực tiếp mà phải thông qua các hãng lữ
hành đến từ thành phố Hồ Chí Minh nên lợi nhuận thu được không cao và không đảm bảo tuyệt đối sự quay lại của du khách. Vì vậy, ngành du lịch Tỉnh đang tìm ra hướng đi mới với thị trường trọng điểm, đặc biệt là thị trường khách quốc tế thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động từ các công ty lữ hành quốc tế trên địa bàn Tỉnh.
2.3.1.4. Khảo sát quản lý điểm đến
Kết quả nghiên cứu, khảo sát quản lý điểm đến về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang được minh họa trong hình 2.4.
Hình 2.4. Khảo sát quản lý điểm đến của du lịch tỉnh Tiền Giang
35. Uy tín của cơ quan du lịch quốc gia trong việc … 34. Tuân thủ nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh
33. Mức độ quan hệ đối tác công – tƣ nhân 32. Tiếp cận vốn của các doanh nghiệp du lịch 31. Chất lƣợng doanh nhân hoạt động kinh… 30. Mở rộng quan hệ đối tác công – tƣ nhân 29. Mở rộng đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành du lịch
28. Nhận thức quan trọng của khu vực tƣ nhân… 27. Nhận thức quan trọng của khu vực công với … 26. Đào tạo du lịch đáp ứng nhu cầu của doanh … 25. Cam kết của khu vực tƣ nhân đối với đào tạo … 24. Cam kết của khu vực công đối với đào tạo du … 23. Ủng hộ của ngƣời dân đối với phát triển du lịch 22. Lãnh đạo/cam kết của chính phủ đối với du lịch
21. Tầm nhìn điểm đến thể hiện giá trị của các cổ … 20. Tầm nhìn điểm đến phản ánh giá trị ngƣời …
19. Hội nhập phát triển của ngành nói chung 18. Chất lƣợng đầu vào nghiên cứu đối với chính …
17. Chính sách du lịch xã hội rõ ràng 16. Trợ giúp cộng đồng đối với các sự kiện đặc biệt