Quan điểm phát triển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 202 0

Một phần của tài liệu Luận văn (3) (Trang 79 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Quan điểm phát triển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 202 0

Từ định hướng phát triển chung của du lịch cả nước, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang đã đưa ra quan điểm phát triển thông qua chương trình “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020” như sau:

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính đa ngành và xã hội hoá cao nên phát triển du lịch là việc làm chung của các ngành, các cấp và nhân dân với sự phối hợp đồng bộ và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy và ủy ban nhân dân các cấp.

- Tập trung mọi nguồn lực để từng bước đầu tư phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, xây dựng hình ảnh du lịch tỉnh Tiền Giang xứng đáng là một điểm đến hấp dẫn, đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Phát triển du lịch theo hướng xã hội hóa. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch; đầu tư các dự án phát triển du lịch để tạo ra sản phẩm đa dạng, đặc trưng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách, đảm bảo những giá trị thụ hưởng cao nhất cho khách, thể hiện sự mến khách và dịch vụ chu đáo từ người dân địa phương; phát huy tối đa nguồn lực địa phương cho phát triển du lịch; huy động sự tham gia phối hợp, liên kết của các ngành, các cấp.

- Phát triển du lịch gắn liền với phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch mang tính chuyên nghiệp cao. Xây dựng môi trường du dịch văn minh, hiện đại để phát triển du lịch bền vững.

Phát triển du lịch phải gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

- Phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên với ba vùng sinh thái: vùng sinh thái nước ngọt, vùng sinh thái ngập mặn và vùng sinh thái ngập phèn để phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch; gắn phát triển du lịch với mục tiêu cải thiện đời sống, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

- Xác định du lịch góp phần chuyển dịch và cân đối cơ cấu kinh tế - xã hội của Tỉnh, tăng thu nhập và tạo việc làm, gìn giữ tài nguyên, môi trường, bảo tồn đa dạng văn hóa và phát triển bền vững; du lịch tỉnh Tiền Giang phát triển theo hướng chất lượng cao, an toàn, mến khách, phát huy giá trị sinh thái và văn hóa sông nước, miệt vườn, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm dịch vụ du lịch, lấy yếu tố nhân lực là chìa khóa thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương; khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch, vừa khai thác vừa gìn giữ, bảo tồn; đầu tư có ưu tiên trọng điểm, thu hút khách có lựa chọn trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường, phát triển trở thành một trọng điểm, đặc sắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

3.1.2. Mục tiêu phát triển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

3.1.2.1. Mục tiêu chung

- Mục tiêu kinh tế

Phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang trở thành một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội chung của cả Tỉnh. Phát triển du lịch còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác cũng như nâng cao nhận thức xã hội. Phát triển du lịch cần gắn với mục tiêu cải thiện đời sống người dân, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Các định hướng chính của mục tiêu phát triển kinh tế là:

Tối ưu hóa sự đóng góp của ngành du lịch vào tổng sản phẩm của Tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng cách tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự

phát triển của ngành, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tương xứng với tiềm năng du lịch của địa phương.

Quy hoạch phát triển du lịch Tỉnh nhằm thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế nhưng phải đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của địa phương.

Cung cấp thông tin tư liệu, những định hướng chiến lược cơ bản để khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Sự phối hợp giữa các ban ngành sẽ có tác động tích cực, tạo đà cho sự phát triển du lịch. Du lịch phát triển sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện môi trường thuận lợi để các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

- Mục tiêu văn hóa - xã hội

Tỉnh Tiền Giang nằm ở cửa ngõ vùng đồng bằng sông Cửu Long với tiềm năng tài nguyên đa dạng về tự nhiên và nhân văn, có thể phục vụ lợi ích của nhiều ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh. Nhiều nguồn tài nguyên nằm trong những khu vực nhạy cảm về môi trường. Do vậy, mục tiêu quan trọng là phải xác định rõ các điều kiện và yếu tố cần thiết để đảm bảo sự phát triển hài hòa về văn hóa và xã hội, từng bước góp phần nâng cao đời sống tinh thần và hài hòa cuộc sống xã hội.

Hoạt động du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống của địa phương. Bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch, khai thác tốt các di sản văn hóa có giá trị giàu bản sắc dân tộc, các di tích lịch sử, công trình văn hóa, các lễ hội để phục vụ phát triển du lịch, đồng thời nâng cao dân trí, tạo thêm công ăn việc làm, tăng khả năng giao lưu văn hóa, thiết lập nên các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác mới.

- Mục tiêu phát triển bền vững

Do điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên nên du lịch tỉnh Tiền Giang phát triển chủ yếu dựa vào môi trường tự nhiên, nền văn hóa bản địa.

Vì vậy, muốn bảo đảm sự bền vững, phát triển du lịch nhất thiết phải duy trì được sự ổn định và hài hòa với môi trường. Các mục tiêu cụ thể cần thể hiện như sau:

Hạn chế sự hủy hoại môi trường tự nhiên do sự tác động của hoạt động khai thác du lịch. Hiện nay, trên một số tuyến sông như khu vực bờ bắc sông Tiền, nhiều công trình xây dựng đã lấn dòng sông với diện tích rất lớn. Tuy là những công trình xây dựng nhẹ hoặc đơn giản là lấp đất trồng cây nhưng đã có sự can thiệp quá lớn vào môi trường thiên nhiên. Sự thay đổi dòng chảy có thể làm xoáy lở những khu vực khác và có thể gây ảnh hưởng lớn đến môi trường ven sông, đặc biệt là biến đổi hệ sinh thái ven sông và đe dọa đến sự tồn tại tự nhiên của một số loài sinh vật ở đây.

Sự phát triển du lịch đã mang lại đời sống tốt đẹp hơn cho nhiều hộ gia đình, nhưng điều đó lại làm cho họ thay đổi nhà cửa từ kiểu kiến trúc đơn sơ đặc trưng của vùng sông nước sang các loại kiến trúc gạch xây và bê tông. Quá trình này đang xảy ra rất nhanh tại các điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang như cù lao Thới Sơn, khu du lịch ở Cái Bè,... Đây là một thách thức rất lớn giữa nhu cầu có tiện nghi cuộc sống cao hơn và duy trì nét độc đáo thôn dã.

Áp lực của thị trường bất động sản khiến một số gia đình ở nông thôn đã quyết định chuyển nhượng nhà cửa, đất vườn để di chuyển đến nơi khác sinh sống, tạo ra một tầng lớp chủ nhân mới trên các vùng đất đã bao đời phát triển nghề vườn. Các công trình mới đủ loại bắt đầu mọc lên. Khu dân cư với kiến trúc bê tông và resort đang dần thay thế cho hình ảnh sông nước, miệt vườn. Tuy hiện tượng này chưa nhiều nhưng rất cần cảnh báo vì xu hướng này đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tại những khu vực mới có các tuyến đường và hạ tầng mới được đầu tư. Ngoài ra, sự di chuyển của rất nhiều bạn trẻ từ vùng nông thôn lên thành thị đã xuất hiện khá phổ biến ở vùng đồng

bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng đang tạo ra những thách thức vô cùng lớn về nguồn nhân lực tại chỗ trong phát triển du lịch cộng đồng.

Các phương hướng chế biến tại các làng nghề, kể cả nguyên vật liệu đang dần được thay thế bằng các phương pháp và công cụ hiện đại, nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài khiến cho tính nguyên thủy của làng nghề không còn nữa. Hiện tượng công nghiệp hóa của làng nghề đang diễn ra và điều đó đi ngược lại nỗ lực duy trì tính tự nhiên của sản phẩm du lịch này.

- Mục tiêu quốc phòng - an ninh

Hình thành và kết nối ngày càng hoàn chỉnh mạng lưới giao thông bằng đường bộ, đường thủy đang phát triển của tỉnh Tiền Giang; không ngừng nâng cấp phát triển hệ thống viễn thông liên lạc vừa phục vụ nhu cầu phát triển du lịch vừa góp phần đáp ứng nhu cầu phòng ngừa từ xa cho công tác bảo vệ an ninh - quốc phòng. Phát triển du lịch vừa tận dụng hiệu quả các tài nguyên nhân lực nhưng không được phép để sơ hở, không để kẻ địch và các phần tử xấu lợi dụng tiến hành các hoạt động xâm phạm đến an ninh quốc gia. Mục tiêu quốc phòng - an ninh thể hiện ở các định hướng sau:

Đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả không để nảy sinh các vụ việc, yếu tố, tình huống bất ổn về an ninh trật tự mà kẻ địch và các phần tử xấu có thể lợi dụng để can thiệp, phá hoại.

Đời sống xã hội phải được đảm bảo, mức sống nhân dân phải được nâng lên, nhất là về trình độ nhận thức và lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, từ đó sẽ nâng cao tính phòng ngừa xã hội.

Thông qua hoạt động du lịch tạo cơ hội mở rộng, giao lưu học hỏi, tìm hiểu nhiều loại hình đa dạng về văn hóa thế giới, vừa để phục vụ yêu cầu không ngừng đổi mới cho công tác xuất nhập cảnh, phục vụ cho yêu cầu đối ngoại và công tác phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Bảng 3.1. Mục tiêu cụ thể phát triển du lịch của Tỉnh đến năm 2020

CHỈ TIÊU ĐVT 2015 2020 Tốc độ tăng bình quân (%) 2016 - 2020 I. Tổng lƣợng khách du lịch Lƣợt 1.448.568 2.183.300 8,55% - Khách quốc tế // 656.623 964.795 8,00% - Khách nội địa // 791.945 1.218.506 9,00% II. Tổng thu từ khách du lịch Tỷ đồng 3.894,9 7.362,9 13,58% 1. Các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ du lịch // 426,3 972,3 17,93% 2. Các hộ cá thể kinh doanh du lịch // 3.468,6 6.390,6 13,00% Nguồn [11]

3.1.3.Định hướng phát triển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

3.1.3.1. Phát triển chung

Phát triển ngành du lịch tỉnh Tiền Giang trong thời gian trước mắt cũng như trong định hướng lâu dài cần theo những định hướng:

- Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước, môi trường bền vững: phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đạt hiệu quả cao nhưng phải gắn liền với việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và cảnh quan môi trường sinh thái.

- Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống: dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh

hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại, góp phần tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội, làng nghề truyền thống và cảnh quan sông nước, miệt vườn,…

- Phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Tăng nhanh tỉ trọng tổng sản phẩm du lịch trong cơ cấu kinh tế, trước hết nhằm mục đích:

+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỉ trọng giá trị gia tăng du lịch trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh.

+ Nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ và cải thiện cán cân thanh toán trong Tỉnh.

+ Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

+ Tạo ra sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong quá trình phát triển kinh tế.

3.1.3.2. Tạo bước đột phá phát triển du lịch

Trên cơ sở xác định định hướng phát triển ưu tiên, tỉnh Tiền Giang cần thiết đẩy nhanh phát triển du lịch tạo bước đột phá mạnh mẽ, tạo điểm nhấn cho du lịch tỉnh Tiền Giang và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Có thể xác định 4 điểm đột phá thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang trong từng giai đoạn như sau: - Trong giai đoạn 2011 - 2015, triển khai 3 điểm đột phá thúc đẩy phát triển du lịch:

+ Khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn:

Xây dựng khu du lịch Thới Sơn với khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng và khu đón tiếp du lịch đường bộ, liên kết du lịch với nhiều hộ dân tạo thành tuyến du lịch sinh thái cộng đồng với nhiều sản phẩm phục vụ như thưởng thức các loại trái cây, đi đò chèo trên kênh rạch, nghe ca nhạc tài tử, trải

nghiệm ẩm thực dân dã, sản phẩm làng nghề thủ công mỹ nghệ, tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân vùng sông nước Nam Bộ, các dịch vụ tát mương bắt cá, tham quan cù lao bằng xe thô sơ,…

Bên cạnh việc xây dựng các khu du lịch có quy mô lớn với các sản phẩm đặc trưng riêng biệt của tỉnh Tiền Giang theo quy hoạch, thì cần thiết phát triển thêm các điểm du lịch sinh thái nhà vườn phù hợp với cảnh quan môi trường, phát triển dịch vụ nghỉ đêm tại nhà dân, nghỉ đêm trên nhà dạng bè nổi trên sông quanh cù lao, tái hiện chợ nổi trên sông,… Liên kết tuyến du lịch tham quan trại rắn Đồng Tâm, các di tích lịch sử - văn hóa như Rạch Rầm

- Xoài Mút, chùa Vĩnh Tràng,…và dễ dàng nối tuyến với các điểm du lịch cồn Quy, cồn Phụng, Tân Thạch,…

+ Khu du lịch Cái Bè: Phát triển các khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng (resort), gắn chợ nổi Cái Bè, vườn cây ăn trái đặc sản, các ngôi nhà cổ, làng nghề truyền thống bánh tráng, bánh phồng, cốm,… và nối tuyến các tỉnh lân cận như Cái Mơn (Bến Tre), Bình Hòa Phước, Trường An (Vĩnh Long) và Cần Thơ để đa dạng hóa sản phẩm thu hút khách du lịch.

+ Khu du lịch biển Tân Thành: Đầu tư xây dựng các công trình nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí biển, bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên. Khu du lịch biển Tân Thành sẽ phát triển mạnh mẽ khi hạ tầng giao thông hoàn chỉnh và phát huy tốt khi được gắn liền đồng bộ với việc khai thác du lịch ở Cồn Ngang, Tân Phú Đông, các di tích văn hóa - lịch sử với các cánh rừng phòng hộ và khai thác tour sinh thái làng nghề mắm tôm chà, tủ thờ Gò Công,… Trong định hướng tới sẽ nối tuyến với biển Cần Giờ (Tp.HCM) và biển Vũng Tàu bằng thuyền cao tốc để liên kết phát triển du lịch biển đảo.

- Trong giai đoạn 2015 - 2020, tiếp tục triển khai 1 điểm đột phá mới để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang:

Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười: Với khu trung tâm là 100ha rừng tràm và khu đệm 1800ha rừng tràm ngập nước thuộc huyện Tân Phước. Đây

là cánh đồng mênh mông với hệ sinh thái vùng ngập phèn độc đáo có các loài động thực vật thích hợp phát triển thành khu tham quan, nghĩ dưỡng phù hợp cảnh quan thiên nhiên. Đặc biệt là giao thông thuận lợi, cùng với dự án xây dựng khu tâm linh Trúc Lâm Thiền Viện với qui mô 30ha, khi được hoàn thành sẽ

Một phần của tài liệu Luận văn (3) (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w