Tổng kết năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Luận văn (3) (Trang 76 - 79)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Tổng kết năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang

Qua việc đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang dựa trên 3 kỹ thuật đánh giá, có thể thấy rằng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang chỉ đạt mức khá.

Kết quả đánh giá và phân tích cho thấy năng lực cạnh tranh điểm đến của Tỉnh được thể hiện qua một số lợi thế sau: Tài nguyên du lịch phong phú, nổi bật với loại hình du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn tạo nên tính hấp dẫn đặc biệt cho du khách; sản phẩm du lịch của Tỉnh phù hợp với sở thích của du khách, đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu cơ bản của khách quốc tế; cảnh quan trong lành, con người thân thiện tạo nên cảm giác gần gũi và ấm cúng của cuộc sống vùng quê thanh bình; chế độ chính trị ổn định, trật tự an toàn và xã hội được đảm bảo; tỉnh Tiền Giang có vị trí thuận lợi do nằm trên trục chính giao thông nối liền các tỉnh trong khu vực; giá cả phù hợp. Những lợi thế trên của ngành du lịch Tỉnh đã tạo nên sức hấp dẫn cho du khách.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế như: Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, trùng lắp nên chưa tạo ra được thương hiệu về sản phẩm du lịch của Tỉnh; đội ngũ lao động chưa đáp ứng tốt nhu cầu của du khách do trình độ còn hạn chế; dịch vụ vui chơi giải trí kém hấp dẫn, thiếu các dịch vụ giải trí cao cấp; công tác xúc tiến, quảng bá chưa được thực hiện sâu rộng và hiệu quả; công tác huy động vốn và triển khai thực hiện các dự án du lịch thường chậm trễ, không đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển; việc quản lý, thanh kiểm tra các cơ sở du lịch thiếu chặt chẽ và đồng bộ; tài nguyên và môi trường du lịch khai thác, sử dụng chưa hợp lý; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch chưa được thực hiện phổ biến; nhận biết quốc tế về các sản phẩm cụ thể của điểm đến chưa cao; các tiện nghi, dịch vụ hỗ trợ cho phát triển du lịch còn hạn chế, chưa hoàn thiện.

Tiểu kết chương 2

Tỉnh Tiền Giang là một điểm đến được thiên nhiên ưu ái với cảnh quan mang đậm nét đặc trưng của vùng đất chín rồng, cùng với bề dày lịch sử, văn hóa vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại. Bên cạnh đó, các tiện nghi phục vụ du lịch đang được hoàn thiện đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách. Ngoài ra, được sự quan tâm và chính sách đầu tư hợp lý đã giúp du lịch tỉnh Tiền Giang có nhiều điều kiện để trở thành điểm đến hấp dẫn ở hiện tại và trong tương lai.

Tuy nhiên, du lịch tỉnh Tiền Giang đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt trong quá trình hội nhập và phát triển như hiện nay. Áp lực cạnh tranh được tạo ra do ngành du lịch Tỉnh chưa thật sự thu hút hoàn toàn du khách bởi sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, trùng lắp nên không tạo ra được những sản phẩm du lịch mang thương hiệu riêng. Mặt khác, tỉnh Tiền Giang còn thiếu các dịch vụ cao cấp như các khu vui chơi, giải trí và mua sắm chất lượng cao. Thêm vào đó, các dịch vụ khác như ăn uống và lưu trú chưa mang lại cảm giác th a mãn cho du khách do thiếu sự đầu tư và sự quan tâm chưa đồng bộ, kịp thời. Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế về ngoại ngữ và thái độ phục vụ.

Vì vậy, những thiếu sót, những mặt hạn chế lớn trên đã tác động đến việc thu hút du khách và sự quay lại những lần tiếp theo của họ. Nếu khắc phục tốt những vấn đề này, điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho du khách khi đến với vùng đất Tây Nam Bộ.

Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

Một phần của tài liệu Luận văn (3) (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w