Tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn (3) (Trang 87 - 88)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư

Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, vấn đề đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, phương tiện vận chuyển khách, các cơ sở đào tạo,… giữ vai trò hết sức quan trọng. Theo dự báo của ngành du lịch tỉnh Tiền Giang thì đến năm 2020 cơ cấu nguồn vốn đầu tư như sau:

Bảng 3.2. Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch đến năm 2020

ĐVT: Tỷ đồng

STT Nguồn vốn Giai đoạn

2016 - 2020 1 Vốn ngân sách (10%) (vốn đầu tư xây

dựng cơ bản) 570,08

2 Vốn đầu tư tư nhân (20%) 1.140,15

3 Liên doanh liên kết trong nước (20%) 1.140,15 4 Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác

(25%) 1.425,19

5 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

hoặc liên doanh nước ngoài (25%) 1.425,19

Tổng cộng (100%) 5.700,75

Để có được nguồn vốn đầu tư này, chính quyền và ngành du lịch tỉnh Tiền Giang cần thực hiện nhiều chính sách và giải pháp đồng bộ sau:

Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các dự án phát triển du lịch (khu du lịch Thới Sơn), đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao thông, cầu tàu, kè đê biển, hệ thống cung cấp điện, nước,… Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh du lịch như các khu du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí và thể thao,…

Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để thu hút và huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ các chương trình quốc gia về du lịch của Trung ương và vốn của các nhà tài trợ trong và ngoài nước, chú trọng đến nguồn vốn tích lũy của các doanh nghiệp, vốn vay ưu đãi, nguồn vốn trong nhân dân. Tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch,..

Có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn dành cho các dự án đầu tư kinh doanh du lịch ở những nơi có cơ sở hạ tầng và kinh tế du lịch chưa phát triển như chính sách về huy động vốn, chính sách về thuế, về đất, giảm nhẹ các thủ tục hành chính. Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển du lịch, tạo môi trường thông thoáng, tiện lợi để thu hút mời gọi đầu tư.

Tăng cường công tác quảng bá tiếp thị và các chính sách phù hợp về bảo hiểm, ngân hàng, y tế, giá cả nhằm khai thác tối đa thị trường khách du lịch, tạo động lực cho các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn (3) (Trang 87 - 88)