7. Cấu trúc của luận văn
3.2.7. Bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển du lịch bền vững
Quan điểm phát triển du lịch hiện nay là phát triển du lịch bền vững, có nghĩa là phải làm giảm tối đa các tác động làm tổn hại đến môi trường và các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như nhân văn do quá trình tổ chức các hoạt động du lịch gây nên. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi chính quyền Tỉnh và ngành du lịch phải thực hiện các giải pháp:
- Thống nhất quan điểm: Tăng trưởng kinh tế du lịch phải kết hợp với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương. Bảo đảm phát triển bền vững, khắc phục tình trạng gia tăng ô nhiễm làm ảnh hưởng môi trường sản xuất chung quanh, cải thiện chất lượng môi trường du lịch.
- Xây dựng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp du lịch đầu tư khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến bảo vệ môi trường, huy động sự tham gia và đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, hiệp hội, khách du lịch, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội.
- Kiên quyết loại bỏ các dự án có khả năng gây tổn hại đến môi trường sinh thái, các dự án không đạt tiêu chuẩn, các dự án vi phạm quy hoạch phát triển du lịch. Tiến hành kiểm tra thường xuyên các khu du lịch sinh thái tự nhiên và có chính sách xử phạt các trường hợp xâm phạm, phá hủy môi trường.
- Lồng ghép đào tạo du lịch và giáo dục về tài nguyên, môi trường du lịch ở các cấp đào tạo về du lịch, chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch tự nhiên và xã hội cho du khách và cộng đồng dân cư. Đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
- Tiến hành đầu tư nâng cấp hệ thống thu gom và xử lý rác thải tại các điểm phát triển du lịch. Trồng cây xanh trên các đường phố, đặc biệt ở ven biển để hạn chế các hiện tượng sụt lở và chắn gió.