Kinh nghiệm quản lý ngânhàng thương mại của một số nước

Một phần của tài liệu Luan-an-Trinh-Thi-Thuy (Trang 66 - 76)

2.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Ngân hàng Nhân dân Trung quốc thành lập năm 1948, là NHTW của Trung Quốc. Với việc Trung Quốc chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/12/2001, ngành Ngân hàng của Trung Quốc đã mở ra giai đoạn phát triển mới của ngành Ngân hàng.

Tôn trọng các cam kết WTO: Những hạn chế về đối tượng khách hàng đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng có vốn nước ngoài đã được dỡ bỏ ngay sau khi gia nhập WTO. Hoạt động kinh doanh bằng đồng nhân dân tệ của các NHNNg đã được mở rộng ra toàn quốc, đối tượng khách hàng cũng được mở rộng từ các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài sang các doanh nghiệp và người dân Trung Quốc. Các hạn chế khác đối với các ngân hàng có vốn nước ngoài được dỡ bỏ như: hạn chế về tài sản nợ bằng đồng nhân dân tệ, giới hạn về tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ từ nguồn trong nước,...

Từng bước cải cách khuôn khổ pháp lý: Thực hiện các cam kết gia nhập WTO và dựa trên sự phân tích những điều kiện thực tiễn, Trung Quốc đã sửa đổi, ban hành

nhiều luật và quy định mới, như: Luật Quản lý và Giám sát Ngân hàng, quy định về Quản lý các đ ịnh chế tài chính có vốn nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành. Những quy định tại các văn bản này đã cung cấp cơ sở vững chắc để tiếp tục tiến trình mở cửa khu vực ngân hàng Trung Quốc, thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa các ngân hàng Trung Quốc và các NHNNg. Tháng 12/2003, Chính phủ đã ban hành Quy chế mua cổ phần tại các đ ịnh chế tài chính Trung Quốc của các đ ịnh chế tài chính nước ngoài, Quy định các tiêu chuẩn về quy mô tài sản, mức vốn và khả năng sinh lời cũng như giới hạn tối đa được mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Trung Quốc cũng tăng cường công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro. Uỷ ban Giám sát Ngân hàng đã tăng cường năng lực giám sát và phân tích từ xa, cải thiện việc lập kế hoạch và thanh tra tại chỗ. Nhờ đó, chất lượng thanh tra được tăng cường đáng kể, góp phần lành mạnh các NHNNg tại Trung Quốc.

- Các nguyên tắc cơ bản và Chiến lược trong giai đoạn mới

Để xây dựng chiến lược mở cửa trong thời kỳ mới, ngành Ngân hàng Trung Quốc đã tuân thủ 4 nguyên tắc sau: (i) Đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế trong khuôn khổ tối ưu hoá; (ii) Có khả năng thúc đẩy cải cách ngân hàng, cạnh tranh thị trường công bằng, hai bên cùng có lợi và nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Trung Quốc; (iii) Tuân thủ các cam kết WTO và tiếp tục mở cửa khu vực ngân hàng nội địa; (iv) Quá trình mở cửa phải có quy định về thận trọng đi kèm đ ể có thể duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng và đảm bảo an ninh tài chính.

- Các chính sách chủ yếu Trung Quốc:

+ Tuân thủ các cam kết WTO và tiếp tục mở cửa hơn nữa với bên ngoài. Để khuyến khích các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài triển khai kinh doanh, Trung Quốc có chính sách ưu đãi trong việc thành lập cơ sở mới và tiếp cận thị trường. Đưa ra chính sách định hướng thành lập tại địa phương để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài có thể tự lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp tại Trung Quốc theo chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Các pháp nhân thành lập tại địa phương của các NHNNg được

phép cung cấp tất cả các dịch vụ bằng ngoại tệ và nội tệ, được hưởng quy chế đối xử như các ngân hàng Trung Quốc.

Về giám sát phòng ngừa rủi ro: Trung Quốc cũng nhận thức được rằng trong quá trình mở cửa sẽ phát sinh nhiều rủi ro khác nhau. Do vậy, việc nâng cao năng lực thanh tra, sử dụng nhiều hơn nữa các phương pháp thanh tra hệ thống, đa d ạng và đặc thù để đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng là rất cần thiết. Quá trình mở cửa lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc đi kèm v ới thanh tra phòng ngừa nghiêm ngặt theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Nguyên tắc thanh tra ngân hàng cơ bản là “thực hành thanh tra tổng hợp, quản lý rủi ro, tăng cường kiểm soát nội bộ và nâng cao tính minh bạch” trong khi trọng tâm của công tác thanh tra là giám sát các loại hình rủi ro chủ yếu của các NHTM và các rủi ro hệ thống ngân hàng. Mục đích của phương pháp tiếp cận này là củng cố hệ thống quản lý rủi ro và kiểm soát của các NHTM, yêu cầu có một mức độ minh bạch cao hơn để có thể áp dụng kỷ luật thị trường đối với các ngân hàng.

Thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thanh tra ngân hàng hiệu quả do Uỷ ban Basel về thanh tra ngân hàng đ ề ra đ ể tăng cường tính hiệu quả và minh bạch của công tác thanh tra. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Mục tiêu của quá trình mở cửa lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc là nâng cao khả năng cạnh tranh, xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh,phát triển bền vững, huy động được cả các nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển kinh tế.

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

NHTW Nhật Bản được gọi là Bank of Japan (BOJ) được thành lập năm 1882, là một công ty cổ phần mà vốn nhà nước ban đầu chỉ là 55 triệu Yên. Tuy nhiên,hoạt động của BOJ phục vụ cho Nhà nước và thực tế các cổ đông tư nhân không có quyền đưa ý kiến về chính sách của BOJ.

BOJ là ngân hàng có mức đ ộ độc lập tương đ ối trong hoạt đ ộng. Ngoài văn phòng chính ở Tokyo, BOJ còn có 31 chi nhánh ở khắp các địa phương và những trụ sở đại diện ở NewYork, Paris, London, FrankFurt, Hong Kong,...Hoạt động của BOJ

có sự kết hợp chặt chẽ với Chính phủ Nhật trong việc hướng tới các mục tiêu của nền kinh tế, thực hiện chính sách điều tiết một cách hiệu quả.

Để ra các quyết định liên quan đến thực thi CSTT, luật cho phép BOJ thiết lập một Hội đồng chính sách với 9 thành viên bao gồm Thống đốc, hai Phó thống đốc, và sáu thành viên khác (không nhất thiết là người của NHTW và đi ểm quan trọng nhất ở đây là không cho phép đại diện của chính phủ trong hội đồng này). Các thành viên trong hội đồng sẽ bầu ra một người làm chủ tịch. Hội đồng họp khi được chủ tịch triệu tập và ra quyết định theo phương thức bỏ phiếu. Chủ tịch có trách nhiệm thông qua quyết định này để triển khai thực hiện.Với hội đồng này, kết hợp với mục tiêu được ấn định, BOJ không bị chi phối và đi lệch hướng trong quyết định thực thi CSTT.

Về vấn đề tài chính: BOJ vẫn chịu rất nhiều sự chi phối của Chính phủ (quy định về việc hỗ trợ thâm hụt ngắn hạn thông qua các khoản vay không thế chấp). Tuy nhiên, BOJ đư ợc cho cơ chế tài chính riêng trong việc thiết lập chế độ tiền lương nhằm thu hút nhân sự giỏi.

Về nhân sự: Vị trí Thống đốc được đề xuất bởi Thủ tướng và phải được Quốc hội thông qua. Các thành viên trong Hội đồng Chính sách do Thủ tướng bổ nhiệm và phục vụ với thời hạn năm năm. Thủ tướng không có quyền sa thải Thống đốc và các thành viên hội đồng do bất đồng quan đi ểm về CSTT, ngoại trừ các trường hợp vi phạm pháp luật khác. Nội dung này đư ợc thể hiện như một cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc duy trì tính đ ộc lập của BOJ quy đ ịnh tại đi ều 25 của Luật BOJ.

Các nội dung thảo luận chính và các quyết định về CSTT của Hội đồng Chính sách phải được công khai cho công chúng biết. Ngoài ra, việc báo cáo định kỳ cho Bộ Tài chính, Quốc hội và trách nhiệm giải trình về điều hành CSTT cũng được quy định rất rõ ràng, chặt chẽ trong Luật BOJ.

2.3.1.3. Tổ chức và hoạt động của Cục Dự trữ Liên bangHoa Kỳ

Hệ thống dự trữ liên bang Hoa Kỳ, được thành lập ngày 23/12/1913 theo Luật Dự trữ Liên bang do Tổng thống Woodrow Wilson ký. Vào năm 1908 ở Hoa Kỳ,

Đạo luật Aldrich – Vreeland đư ợc Quốc hội thông qua đã xác đ ịnh rõ sự cần thiết phải quy định hệ thống ngân hàng độc lập với Chính phủ. Đến năm 1913, Đạo luật về Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ khẳng định Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) có vị trí độc lập với Chính phủ, trực thuộc Quốc hội và độc lập trong việc quyết định cung ứng tiền tệ và thực hiện CSTTQG. Theo đ ạo luật này, cơ quan lãnh đ ạo cao nhất của FED là Hội đồng Thống đốc, người điều hành là Chủ tịch. Hội đồng gồm có thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, với sự tham vấn và đồng thuận của Thượng viện, mọi quyết định đều được thông qua một cách dân chủ, biểu quyết theo đa s ố. Không một nghị sỹ nào trong Quốc hội được là thành viên của Hội đồng Thống đốc của Hệ thống Dự trữ liên bang hoặc là cán bộ hay là Giám đốc của Ngân hàng Dự trữ liên bang. Hội đồng Thống đốc hoạt động theo quy chế độc lập, là cơ quan chịu trách nhiệm trước Quốc hội Mỹ, có nhiệm vụ điều hòa tiền tệ, tín dụng trong quá trình phát triển của nền kinh tế Mỹ với mục đích đảm bảo sự ổn định giá trị đồng USD và sự tăng trưởng kinh tế; có thẩm quyền quy định mức chiết khấu, mức dự trữ tối thiểu, điều hòa chính sách thị trường mở, quyết định quy chế hoạt động của các ngân hàng dự trữ liên bang và các ngân hàng thành viên hệ thống dự trữ liên bang, giám sát hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ.

Mọi quyết định của Fed đưa ra không cần phải thông qua Tổng thống hay bất kỳ một quan chức Chính phủ nào, mà chỉ phải báo cáo với Quốc hội. Theo mô hình này, NHTW Mỹ có vị trí đ ộc lập rất cao với Chính phủ. Tuy nhiên, Tổng thống là người có quyền đề cử Thống đốc NHTW để Thượng viện bổ nhiệm. Các thành viên Ban thống đốc có nhiệm kỳ 14 năm và không được tái bổ nhiệm. Các thành viên này được đề cử sao cho cứ 2 năm là có một người hết nhiệm kỳ. Qui định này đã làm giảm thiểu tới mức tối đa sự cấu kết các thành viên với nhau và giúp cho Ban Thống đốc có cả những kinh nghiệm của thành viên cũ cùng với sự nhạy bén của thành viên mới. Chủ tịch Ban thống đ ốc nhiệm kỳ 4 năm và đư ợc tái đ ề cử. Ban Thống đ ốc không được quá 4 người ở cùng một Đảng chính trị. Quyết định của Ban về CSTT phải được ít nhất 5 phiếu thuận.

Ngoài Ban Thống đốc - cơ quan tối cao của Hệ thống dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - Ủy ban thị trường tự do là cơ quan quyết đ ịnh chính sách đi ều tiết cung ứng tiền. Chủ tịch của Ban thống đốc luôn là Chủ tịch của Hội đồng này. 12 Ngân hàng dự trữ Liên bang được phân bố trên khắp lãnh thổ với 25 chi nhánh. Các ngân hàng dự trữ Liên bang có nhiệm vụ: Thanh toán Séc; Phát hành tiền; Thu hồi tiền bị rách nát hư hỏng trong lưu thông; Thực hiện cho vay chiết khấu; Làm trung gian liên hệ giữa giới kinh doanh với Fed; Thanh tra các ngân hàng; Thu thập các dữ liệu về các điều kiện kinh doanh của địa phương. Tổ chức đầu não của FED gồm 15 Vụ và các cơ quan ngang Vụ. Các quyết định về chính sách và biện pháp cung ứng tiền, chính sách lãi suất, tỷ giá,... ở Hoa Kỳ được quyết định từ Ban Thống đốc.

Tính độc lập rất cao của Fed cũng gắn liền với mức độ minh bạch và giải trình ngày càng cao. Về tính minh bạch, bên cạnh hệ thống thông tin chính sách trên trang Web của mình, Quốc hội còn yêu cầu Fed phải công bố tốc độ tăng trưởng các số đo cung tiền, đồng thời giải thích tính tương thích của những mục tiêu này với các mục tiêu kinh tế của chính phủ.

Bên cạnh yêu cầu về tính minh bạch thì Fed còn chịu trách nhiệm giải trình trước Quốc hội. Cơ chế quan trọng nhất đ ể thực thi trách nhiệm giải trình này là thông qua các phiên điều trần định kỳ và bất thường tại các ủy ban có liên quan của Quốc hội. Ví dụ, trong năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính ở Mỹ, thống đốc Ben Bernanke đã phải tham dự tới 11 phiên điều trần trước các ủy ban khác nhau của thượng viện và hạ viện. Không chỉ thống đốcBen Bernanke mà một số quan chức của Fed cũng phải thực hiện rất nhiều phiên điều trần trước các ủy ban của Quốc hội Mỹ.

Tính đ ộc lập của Fed đư ợc xây dựng và bảo vệ nhờ vào niềm tin của thị trường đối với Fed. Vì vậy mỗi lời phát biểu của Fed đều có tác động to lớn tới kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính không chỉ trong phạm vi nước Mỹ mà ảnh hưởng tới nền kinh tế của thế giới.

Hệ thống Dự trữ Liên bang Hội đồng thống đốc7 thành viên hội đồng do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê

chuẩn Bổ nhiệm 3 thống đốc cho mỗi FRB Ngân hàng dự trữ liên bang(FRBs) Mỗi FRB có9 thống đốc,cùng nhau bổ nhiệm chủ tịch và nhân viên của FRB

Bầu 6 thống Khoảng 4.800 đốc cho ngân hàng mỗi FRB thương mại thành viên và xã hội dân sự của vùng Lựa chọn Xem xét và quyết định

Quyết định (trong giới hạn)

Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC)7 thành viên Hội đồng thống đốc + chủ tịch FRB New York + 4 chủ tịch FRB (luân phiên) Chỉ đạo Hình thành

Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) 7 thành viên

Hội đồng thống đốc + chủ tịch FRB New York + 4 chủ tịch FRB (luân phiên) Các công cụ chính sách

Dự trữ bắt Nghiệp vụ thị Lãi suất

buộc trường mở chiết khấu

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Fed

Nguồn: Mishkin, The Economics of Money, Banking, and Financial Markets, 7thedition, 2004 2.3.1.4. Tổ chức và hoạt động của ngân hàng Trung ương Cộng hòa Liên bang

Đức

Hệ thống ngân hàng liên bang Đức được chia làm ba đơn vị hành chính: Hội đồng NHTW Đức, Ban Giám đốc và Ban lãnh đạo các NHTW bang.

Ngân hàng liên bang Đức có chín NHTW bang phụ trách các bang và các địa phương trong cả nước. Tổng giám đ ốc NHTW bang là thành viên của Hội đ ồng NHTW. Các NHTW bang thực hiện giao dịch nhiệm vụ với bang cũng như với các cơ quan công cộng trong bang và thao tác nghiệp vụ với các TCTD thuộc phạm vi ngân hàng quản lý. Trực thuộc NHTW bang còn có các chi nhánh và chi điếm (trực thuộc chi nhánh).

Các chi nhánh là tổ chức chuyển các quyết định điều tiết của Hội đồng NHTW Đức thành những thao tác nghiệp vụ cần thiết để định hướng, vận hành CSTT.

NHTW Đức có vị trí pháp lý độc lập với Chính phủ. Theo Luật NHTW Cộng hòa Liên bang Đ ức năm 1957, “Ngân hàng liên bang Đ ức hoạt đ ộng đ ộc lập và không bị lệ thuộc vào các Chỉ thị của Chính phủ Liên bang…”. Mặc dù Chủ tịch, Phó Chủ tịch, hai ủy viên của Hội đồng NHTW được đề cử bởi Chính phủ liên bang và Tổng thống bổ nhiệm, 4 ủy viên khác được đề cử bởi Thượng viện đại diện cho Liên bang, có thỏa thuận với Chính phủ liên bang. Ngoài ra, trong phạm vi có thể mà không làm tổn hại đến nhiệm vụ của mình như là một phần của Hệ thống các NHTW châu Âu, Ngân hàng Liên bang Đức có trách nhiệm hỗ trợ chính sách kinh tế chung của Chính phủ Liên bang. Kể từ khi Hiệp ước Maastricht năm 1992 – Hiệp ước về thành lập Liên minh châu Âu của các quốc gia trong Cộng đồng châu Âu được ban hành thì mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền cho tất cả các NHTW thuộc Liên minh châu Âu đã đư ợc công khai. Hiệp ư ớc này cũng đòi h ỏi các quốc gia trong Cộng đồng châu Âu phải đảm bảo tính độc lập cho NHTW với đầy đủ quyền lực trong việc hoạch định và điều hành CSTTQG.

2.3.2.Bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Luan-an-Trinh-Thi-Thuy (Trang 66 - 76)