- Ngânhàng Phương Nam sáp nhập với Ngânhàng Sacombank NHTMCP phát triển Mekong sáp nhập vào Maritime Bank
4.2.2. Hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát ngânhàng
4.2.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy thanh tra, giám sát ngân hàng
Hoàn thiện cơ quan TTGSNH hiện nay theo hướng nâng cao tính độc lập, thống nhất về tổ chức, nhân sự, hoạt động nghiệp vụ và chỉ đạo điều hành công tác thanh tra, giám sát ngân hàng từ Trung ương tới địa phương dưới sự quản lý của Thống đốc NHNN. Th eo đó, Thanh tra NHNN chi nhánh sẽ độc lập với chi
nhánhNHNN và chỉ chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướ ng dẫn về công tác tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ của Cơ quan TTGSNH;
Tăng cường năng lực của hệ thống giám sát tài chính, trong đó tập trung cấu trúc lại hệ thống giám sát tài chính hiện nay, đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất cả ba lĩnh vực: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; tăng thẩm quyền và tính độc lập của cơ
quan giám sát; tăng cường phối hợp giữa cơ quan giám sát và cơ quan hoạch định chính sách, giữa giám sát cẩn trọng vi mô và giám sát cẩn trọng vĩ mô;
- Đảm bảo cho Cơ quan TTGSNH có đủ nguồn lực và vị trí tương đối độc lập để phát huy vai trò thanh tra, giám sát nhằm duy trì sự phát triển an toàn và lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
4.2.2.2. Đổi mới phương pháp thanh tra, giám sát ngân hàng
Muốn phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh tra ngân hàng,cần phải xây dựng qui trình và thực hiện phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro và kết hợp với thanh tra, giám sát tuân thủ theo các nguyên tắc của Uỷ ban Basel. Cụ thể là:
Xây dựng hệ thống giám sát từ xa có khả năng cảnh báo sớm rủi ro đối với các TCTD trong hoạt động ngân hàng:
+ Hệ thống giám sát an toàn vi mô theo phương pháp CAMELS nhằm giám sát rủi ro đối với từng NHTM riêng lẻ, bao gồm: Hệ thống xếp hạng, đánh giá các TCTD theo tiêu chuẩn CAMELS; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ giám sát an toàn vi
mô; hệ thống qui trình, công cụ, tiêu chuẩn, các kỹ năng phân tích tài chính và hoạt động; giám sát và cảnh báo các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng;
Hệ thống giám sát an toàn vĩ mô thực hiện giám sát các rủi ro, nguy cơ đối với hệ thống NHTM, bao gồm: Hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức đ ộ lành mạnh tài chính; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ phân tích và giám sát an toàn vĩ mô; hệ
thống phương pháp và qui trình phân tích, giám sát, đặc biệt là cảnh báo sự ổn định, an toàn tài chính vĩ mô; báo cáo ổn định tài chính hàng năm.
Kiểm soát khủng hoảng và các sự cố trong hoạt động ngân hàng bằng cách xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, bao gồm cả các chính sách, qui trình, thủ tục và giải pháp phát hiện, ngăn chặn và xử lý các rủi ro có tính hệ thống (khủng hoảng, mất khả năng thanh khoản và phá sản hàng loạt, rút tiền hàng loạt,...).
- Xây dựng phương hệ thống pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro. Phương pháp này chủ yếu tập trung vào xem xét, đánh giá các r ủi ro của NHTM, chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro NHTM và khả năng chống đỡ rủi ro của NHTM. Cụ thể:
Đánh giá hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM trên cơ sở quản trị rủi ro. Tiến trình đánh giá bao gồm: Nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát rủi ro thông qua việc xem xét một số yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng và hiệu quả quản trị rủi ro của NHTM như: Vai trò giám sát của HĐQT, vai trò của Ban điều hành, hệ thống đo lường, giám sát rủi ro và hệ thống thông tin quản lý, hệ
thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ.
Hoàn thiện về phương pháp thanh tra tại chỗ theo hướng kết hợp giữa thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa, đồng thời kết hợp giữa thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra trên cơ sở rủi ro. Cụ thể là việc đánh giá NHTM trên các mặt: Mức độ và xu hướng của rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và khả
năng tài chính của NHTM để chống đỡ rủi ro có thể xảy ra. Kết hợp giữa kiểm toán độc lập do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện với thanh tra tại chỗ do Cơ quan TTGSNH thực hiện.
Kết quả kiểm toán là một kênh thông tin quan trọng hỗ trợ cho công tác thanh tra, do vậy khai thác và sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ tại các NHTM và kết quả kiểm toán đ ộc lập của các công ty kiểm toán cần đư ợc coi trọng và quan tâm đúng mức. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan TTGSNH có thể thuê cơ quan kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán một số nội dung phục vụ cho mục đích thanh tra. Việc khai thác kết quả kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập của các thanh tra viên khi giám sát và thanh tra tại chỗ các NHTM phải được thể hiện đầy đủ, rõ ràng trong các báo cáo của thanh tra viên và cần được xem là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực, trình độ của thanh tra viên.