Các giải pháp tạo điều kiện, hỗ trợ trong quản lý nhà nước đối với các ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Luan-an-Trinh-Thi-Thuy (Trang 165 - 168)

- Ngânhàng Phương Nam sáp nhập với Ngânhàng Sacombank NHTMCP phát triển Mekong sáp nhập vào Maritime Bank

4.2.6.Các giải pháp tạo điều kiện, hỗ trợ trong quản lý nhà nước đối với các ngân hàng thương mạ

4.2.6.1. Phát triển nhanh hạ tầng công nghệ hiện đạingành ngân hàng

Hiện đại hoá toàn diện, đồng bộ công nghệ ngân hàng của NHNN và các NHTM trên các mặt về nghiệp vụ, quản lý và phương tiện kỹ thuật. Tiếp cận nhanh, vận hành có hiệu quả và làm chủ được các ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến.

Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý của NHNN theo Dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng (FSMIMS) và triển khai đồng bộ các dự án bổ trợ liên quan;

- Trên cơ sở kết quả của Dự án FSMIMS, xây dựng và triển khai tiếp một số dự án để hỗ trợ, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin của NHNN đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành cho giai đoạn 2016-2020;

+ Đối với hoạt động thanh tra giám sát: Xây dựng hạ tầng công nghệ bao gồm hệ thống công nghệ phần cứng, phần mềm ứng dụng, đường truyền. Thành lập kho thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác thanh tra giám sát gồm: các thông tin vĩ mô, vi mô, kết nối với kho dữ liệu của các NHTM để thu thập thông tin; chia sẻ kết nối với kho dữ liệu của CIC, BHTG, cơ quan thanh tra giám sát của Bộ Tài chính và các kho dữ liệu khác; xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm và hệ thống giám sát an toàn vĩ mô;

Đối với lĩnh vực thanh toán: Nâng cấp, mở rộng hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia theo hướng hiện đại an toàn, hiệu quả ngang tầm trình độ phát triển của thế giới; xây dựng Trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ; kết nối hoạt động hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ với hệ thống thanh toán đi ện tử liên ngân hàng của NHNN đ ể thực hiện quyết toán trái phiếu Chính phủ tại NHNN; kết nối hệ thống thanh toán đi ện tử liên ngân hàng với hệ thống Kho bạc nhà nước và thực hiện việc thanh toán tập trung tài khoản Kho bạc Nhà nước tại NHNN;

Ứng dụng công nghệ vào các hoạt động nghiệp vụ khác của NHNN như: Cải tiến quy trình nghiệp vụ, nâng cao năng lực, tái cấu trúc tổ chức khối chính sách; quản trị năng lực nội bộ: quản trị nguồn nhân lực, kiểm toán nội bộ trên cơ sở rủi ro, văn phòng điện tử; xây dựng Trung tâm dữ liệu trung ương có tính mở cao của NHNN; đổi mới cơ cấu tổ chức, quy trình hóa toàn bộ hoạt động của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin ngành ngân hàng; hướng tới cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến.

4.2.6.2. Đẩy mạnh công tác thông tin, minh bạch hóa hoạt động ngân hàng

Chuẩn hóa công tác xây dựng, công bố các báo cáo tài chính và các thông tin liên quan khác của các TCTD, tăng cường áp dụng các chuẩn mực kế toán, báo cáo, thông tin theo thông lệ quốc tế;

Xây dựng Chiến lược truyền thông ngành ngân hàng đến năm 2025; thực hiện Đề án Chương trình đánh giá ổn định khu vực tài chính (FSAP); từng bước xây dựng và công bố Báo cáo lạm phát, Báo cáo ổn định tài chính và một số báo cáo định kỳ đánh giá về tiền tệ và hoạt động khác của hệ thống ngân hàng Việt Nam;

Phát triển hệ thống thông tin tín dụng và hoạt động xếp hạng tín nhiệm gồm: (i) Nâng cao năng lực của Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) và cho phép phát triển thêm tổ chức thông tin tín dụng thuộc các thành phần kinh tế khác theo luật pháp hiện hành nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng và mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng của các thành phần kinh tế nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình và cá nhân;

Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc thành lập tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với các TCTD;

Hình thành và duy trì có hiệu quả các kênh đối thoại, tham vấn chính sách giữa NHNN và các đối tác liên quan như: Tổ chức đối thoại thường xuyên giữa NHNN với đại diện của các NHTM để trao đổi thông tin về cơ chế, chính sách và tình hình thị trường; tăng cường vai trò của Hiệp hội ngân hàng trong việc tham vấn chính sách, tuyên truyền, quảng bá nhằm tạo đư ợc sự đồng thuận trong việc triển khai thực hiện những cơ chế, chính sách của NHNN; chủ động đối thoại, tham vấn với các đại diện của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các tổ chức hiệp hội ngành nghề và các đối tác liên quan khác.

4.2.6.3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của NHNN. Tăng cường quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa NHNN với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như: IMF, WB, ADB, mở rộng và duy trì sự hợp tác song phương với NHTW, các tổ chức, Chính phủ các nước, mở rộng tham gia các tổ chức và diễn đàn h ợp tác quốc tế và khu vực, đặc biệt là trong ASEAN;

Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực nước ngoài thông qua hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn chính sách và hỗ trợ đào tạo từ các đối tác để nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ ngành ngân hàng, thực hiện thành công các nhiệm vụ chiến lược.

4.2.6.4. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại phải đặt trong mối quan hệ với tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng

Tái cơ cấu hệ thống NHTM là một bộ phận không tách rời của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế đã khẳng định tái cơ cấu các TCTD là một trong ba trọng tâm cần thực hiện để hướng tới mục tiêu trong dài hạn là chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù h ợp đ ể đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đ ảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế trong nước, hàng nghìn doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng đang gặp không ít những thời cơ và thách thức, Chính phủ Việt

Nam đang thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế một cách mạnh mẽ nhằm đưa kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển trong đó từ chính “tim, phổi” của nền kinh tế là các hoạt động của hệ thống ngân hàng. Điều đó được thực hiện đồng bộ cả về mặt thời gian, nội dung, tiến độ, bao gồm: Tái cơ cấu đầu tư công; Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Việc phát triển và hoàn thiện mô hình của hệ thống ngân hàng phù hợp với yêu cầu mới của nền kinh tế, sẽ tạo cơ sở thực hiện tốt vai trò huy động và phân bổ nguồn lực theo tín hiệu thị trường và theo chỉ dẫn của các chính sách liên quan; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về vốn và thanh toán thông suốt của các hoạt động kinh tế; hướng nền kinh tế chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới, phát triển đi vào chiều sâu thay thế mô hình phát triển chủ yếu theo chiều rộng, hiệu quả thấp trong giai đoạn vừa qua.

Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cũng phụ thuộc nhiều vào kết quả tái cấu trúc các bộ phận, khu vực khác. Là huyết mạch của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng phải thường xuyên chịu tác động trực tiếp và gián tiếp từ các bộ phận khác trong nền kinh tế. Việc xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng nói riêng và lành mạnh hóa hoạt động của khu vực ngân hàng nói chung sẽ khó đạt được kết quả cao khi hoạt động từ các khu vực khác của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả; hoạt động đầu tư công còn dàn trải, lãng phí; sự phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế vẫn còn hạn chế, chưa tạo được chuyển biến cần thiết để có thể tăng sức thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luan-an-Trinh-Thi-Thuy (Trang 165 - 168)