- Ngânhàng Phương Nam sáp nhập với Ngânhàng Sacombank NHTMCP phát triển Mekong sáp nhập vào Maritime Bank
4.1.1. Bối cảnh chung
Việt Nam đang bư ớc vào giai đo ạn phát triển mới với thế và lực mạnh hơn nhiều, đã thoát kh ỏi tình trạng nước kém phát triển đ ể chuyển sang nhóm nước có thu nhập trung bình. Kết quả này đã tạo đà và lực cho các chủ thể trong nền kinh tế mở rộng qui mô và nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Tuy nhiên trên thực tế, nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều khó khăn thách thức như: chất lượng tăng trưởng không cao, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, nhất là các cân đối vĩ mô chưa đảm bảo vững chắc. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào những yếu tố gia tăng về chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Thể chế KTTT, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển.
Kinh tế thế giới bước vào kỷ nguyên mới với nhiều xu thế biến đ ổi nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục mở rộng cả về quy mô, trình độ trên nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế tri thức đang trên đà phát triển. Quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu đang trở thành hiện tượng phổ biến. Sự điều chỉnh chính sách vĩ mô của nhà nước, nhất là những nước lớn đã có tác đ ộng dây chuyền đến hầu khắp các quốc gia. Quá trình toàn cầu hoá trong bối cảnh hiện nay là toàn cầu hoá ở cấp độ quốc tế hoá kinh tế đã và đang phát triển trên qui mô toàn cầu, được diễn ra một cách khách quan theo hai quá trình song song là tự do hoá kinh tế và hội nhập quốc tế. Theo đó, các quốc gia hoặc chủ động hoặc bị động phải nhận thức và thiết lập các thể chế, qui chế trong quan hệ kinh tế quốc tế để cùng tuân theo những cam kết mang tính toàn cầu đa dạng đó. Một số thiết chế quản trị toàn cầu nổi bật đã hình thành và đang đóng vai trò phi biên giới rất rõ rệt trong lĩnh vực kinh tế - xã hội quốc tế như: Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế
giới (WTO), Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức lao động quốc tế (ILO),... Cái đích cuối cùng mà toàn cầu hoá sẽ vận động tới chính là tạo nên một nền kinh tế toàn cầu thống nhất không còn biên giới quốc gia về kinh tế.
Việt Nam hiện đã và đang tham gia nhiều tổ chức kinh tế, diễn đàn quốc tế quan trọng như: thành viên WTO, ASEAN, ASEAN+3, ASEM, APEC,... các hiệp định thương mại song phương với các đối tác kinh tế quan trọng như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đặc biệt, Việt N am vừa đàm phán thành công để trở thành thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam phát triển. Song song với việc vươn ra thị trường quốc tế, Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường trong nước, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Toàn cầu hoá đ ối với ngành Ngân hàng sẽ đem lại những thời cơ và những thách thức biểu hiện qua các cam kết đa phương mà m ọi quốc gia phải tuân thủ. Đ ể đứng vững trong bối cảnh toàn cầu hoá, đòi h ỏi hệ thống Ngân hàng Việt Nam nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và đóng một vai trò nhất định trong khu vực và trên thị trường tài chính quốc tế.
Đứng trước bối cảnh này, ngành ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội đối với việc tiếp cận thành tựu mới về công nghệ, kỹ năng quản trị ngân hàng để phát triển nhanh và rút ngắn khoảng cách so với trình độ tiên tiến của hệ thống ngân hàng các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh những cơ hội, ngành ngân hàng cũng gặp không ít thách thức trong quá trình xây dựng và phát triển. Khi thị trường tài chính trong nước mở cửa, số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý tham gia vào thị trường nội địa ngày càng tăng làm xuất hiện ngày càng nhiều rủi ro, nhất là đối với hệ thống NHTM. Trong khi thực tế, các NHTMNN chưa thực sự đảm nhận được vai trò chủ đạo trong hoạt động chuyên ngành; vốn trong các NHTMCP có quy mô nhỏ, khó có thể cạnh tranh và trụ vững về tài chính trong dài hạn; các định chế tài chính phi ngân hàng phát triển ở mức hạn chế, thiếu các định chế tài chính vi mô; năng lực quản trị nói chung và kỹ năng quản trị rủi ro nói riêng chưa được phát triển đầy đủ để giải quyết một cách hiệu quả các rủi ro về thị trường
và hoạt động. Chế độ báo cáo tài chính của các TCTD nội địa và công khai các báo cáo tài chính đó vẫn còn thấp hơn một khoảng xa so với các chuẩn mực quốc tế.