Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Luan-an-Trinh-Thi-Thuy (Trang 145 - 148)

- Ngânhàng Phương Nam sáp nhập với Ngânhàng Sacombank NHTMCP phát triển Mekong sáp nhập vào Maritime Bank

4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Chất lượng đ ội ngũ nhân sự ngành ngân hàng giữ vai trò quyết đ ịnh đ ối với quá trình hội nhập của hệ thống ngân hàng. NHNN cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đào t ạo cán bộ, công chức, viên chức theo qui hoạch cụ thể cho toàn hệ thống. Xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý cho đội ngũ nhân sự đầy đ ủ về số lượng, đ ảm bảo chất lượng theo yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý ngân hàng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Xác định rõ nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Ngân hàng là đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp và chuyên gia cao cấp. Tập trung kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt từ cấp phòng tại NHNN và các chi nhánh ở địa phương, cán bộ lãnh đ ạo của các NHTMNN; đào t ạo đ ội ngũ chuyên gia đ ể có đư ợc lực lượng chuyên gia đầu ngành đối với những công việc quan trọng như: hoạch định và điều hành chính sách, thanh tra giám sát, thanh toán, công nghệ ngân hàng, phân tích đánh giá rủi ro...

Để xây dựng và phát triển được đội ngũ này cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

+ Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng, từ đó có chính sách sử dụng, đánh giá và cơ chế đãi ngộ một cách xứng đáng;

Xây dựng chiến lược thu hút nhân tài, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cả trong ngắn hạn và dài hạn. Việc đào tạo cần tránh làm tràn lan, cần đi vào chuyên môn sâu từng lĩnh vực để đào tạo được những chuyên gia giỏi mang tầm khu vực và quốc tế;

Tiếp tục chú trọng và làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, xây dựng, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia, có năng lực giỏi, phẩm chất đạo đức tốt. Có thể nói đây là một trong những nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa có tầm chiến lược nhằm tạo ra lực lượng làm đầu tàu quan trọng trong đội ngũ nhân sự, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành ngân hàng trong quá trình hội nhập.

Trước mắt cần tập trung đào t ạo, huấn luyện các kỹ năng cần thiết đ ể tạo nguồn nhân lực có khả năng triển khai nhiệm vụ chiến lược trong từng lĩnh vực hoạt động của NHNN:

+ Đối với nhân lực thực hiện hoạch định và điều hành chính sách, cầntrang bị kiến thức, kỹ năng về điều hành CSTT lạm phát mục tiêu bao gồm: xây dựng và hoàn thiện bộ lãi suất chỉ đạo đi ều hành CSTT; xây dựng chương trình tài chính trong khuôn khổ lập trình tài chính và áp dụng phục vụ cho hoạch định chính sách; xây dựng cơ chế tác động CSTT; xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản làm cơ sở điều hành chính sách; kỹ năng phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô và dự báo lạm phát thông qua các chương trình đào t ạo chuyên sâu, đào t ạo tại chỗ kết hợp với học tập và nghiên cứu ở nước ngoài;

Đối với nhân sự thực hiện thanh tra, giám sát ngân hàng, cần trang bị kiến thức, kỹ năng thanh tra giám sát dựa trên cơ sở rủi ro theo các chuẩn mực, kỹ thuật thanh tra, giám sát tiên tiến trên thế giới, trong đó có Basel II và Basel III; kỹ năng lập các báo cáo phân tích tài chính, kế toán, thanh tra tại chỗ, báo cáo phân tích giám sát từ xa, thông qua các chương trình đào tạo cán bộ thanh tranh giám sát ngân hàng trung và dài hạn, chương trình tập huấn nghiệp vụ, chương trình trao đổi kỹ năng và kinh nghiệm, chương trình luân chuyển cán bộ lãnh đ ạo giữa các đơn v ị trong Cơ

quan TTGSNH cũng như giữa cơ quan này và các chi nhánh NHNN, kết hợp giữa nguồn lực trong nước và hỗ trợ kỹ thuật nước ngoài.

Đối với nhân sự thực hiện quản lý nhà nước về thanh toán và khối nghiệp vụ, cần trang bị kiến thức, kỹ năng về giám sát và vận hành các hệ thống thanh toán, quản lý và ứng dụng các hệ thống công nghệ thông tin. Duy trì và phát triển nhanh nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin.

- Nâng cao nhận thức và tăng cường kiến thức, kỹ năng về quản trị ngân hàng, quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế thông qua đào tạo:

Xây dựng chương trình đào t ạo cán bộ lãnh đ ạo, quản lý NHTM; áp dụng yêu cầu tối thiểu đối với các cán bộ quản lý về trình độ đào tạo phù hợp với từng loại hình, quy mô và phạm vi hoạt động của NHTM;

Xây dựng Chương trình đào t ạo cán bộ kiểm soát, kiểm toán nội bộ của NHTM; áp dụng yêu cầu tối thiểu về trình độ đào tạo đối với cán bộ làm công tác kiểm soát, kiểm toán NHTM;

- Hướng dẫn thực hiện quy hoạch đào t ạo phát triển đ ội ngũ nhân lực chất lượng cao cho các mảng hoạt động chính của NHTM, tập trung nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản trị ngân hàng, quản trị rủi ro,...

- Cụ thể hóa và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của NHNN một cách đồng bộ, toàn diện với những nội dung chủ yếu như:

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chức danh cho các vị trí việc làm và tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức, viên chức NHNN. Tổ chức đào tạo đội ngũ làm việc trong bộ máy theo tiêu chuẩn chức danh đã ban hành. Tuyển chọn, sắp xếp, bố trí sử dụng người đủ tiêu chuẩn theo chức danh, chứng chỉ nghề nghiệp phù hợp với vị trí công việc;

Có cơ chế đãi ngộ hợp lý, tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi để phát huy tốt năng lực của cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành.

Thực hiện đổi mới công tác quản lý đào tạo phát triển để nâng cao năng lực thực hiện công việc của đ ội ngũ nhân sự trong ngành; thực hiện tốt công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và định hướng phát triển cho từng tổ

chức ngân hàng; xây dựng tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn nghề nghiệp phù hợp với tính chất công việc ngân hàng, đ ảm bảo tương đương v ới tiêu chuẩn các nước tiên tiến trong khu vực;

Gắn việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức NHNN với chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong ngành theo hướng thiết kế các chương trình đào tạo trên cơ sở yêu cầu cụ thể của từng đơn v ị thuộc NHNN hay của hệ thống ngân hàng; xây dựng mới và nâng cấp thực hiện các khung chương trình đào tạo; xây dựng quy trình đào tạo chuẩn mực từ sự phân tích nhu cầu đến đánh giá chất lượng đào tạo gắn với trách nhiệm người đ ứng đ ầu đơn v ị trực tiếp sử dụng lao đ ộng nhằm đ ảm bảo đ ạt đư ợc mục tiêu các khóa đào t ạo. Thực hiện từng bước việc đi ều chỉnh chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo định hướng của quy trình chuẩn gồm: thay đổi về phương pháp tổ chức đào tạo, giảng dạy, đánh giá chất lượng đào tạo,... Có cơ chế

khuyến khích các đơn v ị trực tiếp sử dụng lao đ ộng (như Vụ/Cục, Chi nhánh NHNN,...) tham gia sâu vào quá trình đào t ạo nhân lực cho đ ơn vị mình (từ khâu phân tích nhu cầu, thiết kế chương trình,... đ ến khâu đánh giá ch ất lượng sau khi được đào tạo, bồi dưỡng).

Phân định rõ chức năng của một số cơ sở đào tạo thuộc NHNN trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành. Trong đó, các cơ sở đào tạo tương đương đại học cần đư ợc xác đ ịnh rõ chức năng đào t ạo cơ bản, nền tảng về kiến thức chuyên môn ngân hàng; Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng cần được xác định rõ chức năng đào t ạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngân hàng phục vụ yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của NHNN và toàn ngành Ngân hàng. Việc phân định rõ ràng chức năng của các cơ sở đào tạo sẽ hạn chế tình trạng trùng lặp trong đào tạo và giúp áp dụng có hiệu quả các chương trình đào tạo cho từng đối tượng theo chức danh và vị trí việc làm.

Một phần của tài liệu Luan-an-Trinh-Thi-Thuy (Trang 145 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w