- Ngânhàng Phương Nam sáp nhập với Ngânhàng Sacombank NHTMCP phát triển Mekong sáp nhập vào Maritime Bank
4.3.1. Kiến nghị với Đảng, Quốc hội, Chính phủ
Đổi mới quản lý nhà nước đối với các TCTD nói chung và NHTM nói riêng trong giai đo ạn hiện nay là yếu tố then chốt để đưa nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển nhanh, bền vững và chủ động hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Quá trình đó ch ắc chắc sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức, nhưng với quyết tâm chính trị cao, có sự lãnh đ ạo sát sao của Đ ảng, nhà nước trong việc tiếp tục xây dựng hệ thống ngân hàng tiên tiến, hiện đại, kiên trì thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nhất định sẽ thành công trong công cuộc đổi mới.
Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu sửa đ ổi Hiến pháp, Luật NHNN Việt Nam, Luật các TCTD và các văn bản qui phạm có liên quan đến lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng
theo hướng ngày càng phù hợp với yêu cầu của nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính phủ ưu tiên nguồn lực cho thực hiện CSTT nhằm tiếp tục tạo điều kiện cho hệ thống NHTM phát triển qui mô và trình độ ngang tầm khu vực. Cụ thể:
Tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN một cách đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của KTTT và hội nhập kinh tế sâu rộng
Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, trọng tâm là xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, các cơ chế chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đ ẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Chú trọng các cơ chế, chính sách về quyền sở hữu tài sản, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số, các quy định về phá sản, giải thể, cạnh tranh... Xây dựng cơ chế vận hành đồng bộ, thông suốt các thị trường hàng hóa, lao đ ộng, chứng khoán, bất đ ộng sản, khoa học công nghệ và các loại thị trường khác, bảo đảm phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Trong thiết kế và vận hành thể chế KTTT định hướng XHCN cần tiếp tục hoàn thiện đồng bộ 3 bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế có quan hệ hữu cơ: Hệ thống pháp luật, quy tắc, chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi và giao dịch kinh tế; (2) Các thể chế về chủ thể và các yếu tố, các loại thị trường trong nền kinh tế; (3) Cơ chế thực thi, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh và xử lý vi phạm trong nền kinh tế;
Tiếp tục đẩy mạnh quá trình sắp xếp cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, t ổng công ty nhà nước. Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, giảm và bán toàn bộ vốn nhà nước ở các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối theo nguyên tắc thị trường và lộ trình đã được phê duyệt. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích. Hoàn thiện thể chế định giá tài sản, kể cả đất đai, tài sản vô hình trong cổ phần hóa. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, công ích. Tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu sớm thành lập cơ quan chuyên trách ngang bộ làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN.
Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường; đẩy mạnh cơ cấu lại thị trường tài chính, nhất là tái cơ cấu thị trường chứng khoán, thị trường bảo
hiểm, hệ thống NHTM và xử lý nợ xấu của nền kinh tế (bao gồm nợ xấu của các NHTM, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp...).
Thực hiện các chính sách tín dụng, lãi suất, tỉ giá, các công cụ của Ngân hàng Nhà nước theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để thị trường bất động sản được vận hành thông suốt, phù hợp cung - cầu. Hoàn thiện thể chế về giá, phí, về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh.
Đổi mới chính sách đất đai để khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản, kết cấu hạ tầng trên đất. Xây dựng các thể chế hình thành thị trường sơ cấp, thứ cấp về đất đai, kể cả đất nông nghiệp thay thế cho cách thức giao đất, cho thuê đất, bảo đảm thị trường về đất đai hoạt động công khai, minh bạch và trật tự.
Hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng, quy hoạch và phân công, phân cấp quản lý giữa Trung ương và đ ịa phương. Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế vùng trên cơ sở lợi thế so sánh của từng địa phương, khắc phục không gian kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính. Tạo lập thể chế kinh tế đặc thù, đẩy mạnh cho các địa phương, vùng kinh tế trọng điểm thực sự trở thành đầu tàu, động lực lan tỏa vùng ngoại vi và cả nước. Hoàn thiện thể chế phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương, vừa bảo đảm tập trung thống nhất của nền kinh tế, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương. Đổi mới hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương.
Kiên trì và ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm phát nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Để thực hiện các mục tiêu này, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục duy trì tỷ giá hợp lý, quản lý tốt thị trường ngoại hối và thị trường vàng. Đặc biệt là phải tập trung quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản, không để xảy ra tiêu cực, đổ vỡ, nhất là tăng cường kiểm tra, kiểm soát an toàn dư nợ tín dụng cho vay đầu tư bất động sản của các ngân hàng; tăng cường quản lý, kiểm soát lãi suất minh bạch, ổn định và giảm dần lãi suất phù hợp với mức giảm lạm phát và tốc đ ộ tăng trưởng. Các bộ, ngành và các đ ịa phương kiên trì thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, tiết kiệm chi tiêu thường xuyên; tiếp tục rà soát, điều chuyển, cắt giảm vốn đầu tư công theo kế hoạch gắn với kiểm soát chặt chẽ đầu tư của DNNN;
Tiến hành đồng bộ các nội dung của tái cơ cấu nền kinh tế, đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ thực hiện thành công tái cơ cấu hệ thống tài chính, trọng tâm là hệ thống các NHTM và các tổ chức tài chính theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3 khóa XI.
Phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ tài chính
Hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với thị trường tài chính và dịch vụ tài chính: Hoàn thiện khung pháp lý điều tiết hệ thống thị trường tài chính và dịch vụ tài chính để tăng cường điều tiết vĩ mô của Nhà nước và thực hiện giám sát hiệu quả các hoạt động trên thị trường; thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các thị trường tài chính theo chiều sâu trên cơ sở đa dạng hóa các định chế tài chính, các hàng hóa trên thị trường tài chính. Nghiên cứu sửa đổi Luật chứng khoán. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật kinh doanh bảo hiểm; các cam kết quốc tế về dịch vụ bảo hiểm. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm theo yêu cầu của thị trường.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để phát triển đồng bộ thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, định mức tín nhiệm, tư vấn thẩm định giá, tư vấn thuế, đại lý hải quan. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật kiểm toán độc lập. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện các chính sách để thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cung cấp an toàn cho xã hội; đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng thanh toán điện tử.
Tiếp tục hoàn hiện cấu trúc của thị trường chứng khoán
Cơ cấu lại thị trường chứng khoán đảm bảo sự phát triển đồng bộ, cân đối giữa thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh. Xây dựng cơ chế kết nối giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn, thị trường bảo hiểm. Tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu công ty. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế niêm yết cổ phiếu, trái phiếu và huy đ ộng vốn qua thị trường chứng khoán. Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm trên thị trường tài chính. Tăng cung hàng hóa cho thị trường chứng khoán và cải thiện chất lượng nguồn cung thông qua việc đẩy mạnh phát hành mới và niêm yết mới, đa dạng hóa các công cụ tài chính để hoàn thiện cấu trúc thị trường.
Xây dựng và triển khai hoạt đ ộng công bố thông tin cho các công ty đại chúng theo chuẩn mực quốc tế; áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và hình thành cơ chế bảo vệ nhà đầu tư nhỏ.
Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính để thúc đẩy và đa dạng hóa sự tham gia của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trong nước, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường; kết nối Sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam với các Sở giao dịch chứng khoán trong khu vực ASEAN.
Tiếp tục tái cấu trúc thị trường bảo hiểm, mở rộng, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm bảo hiểm; Hướng dẫn tiêu chí đánh giá doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo việc tái cấu trúc các doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động, thường xuyên và kịp thời. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đ ảm bảo mức đ ộ an toàn vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp với quy mô hoạt đ ộng, cơ cấu đầu tư và khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật...
- Tiếp tục đổi mới chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ thỏa đáng đ ối với đội ngũ cán bộ có trình độ cao, chuyên môn sâu, tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy tối đa năng lực, sức sáng tạo của mình, cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước.
- Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ động hội nhập quốc tế, tham gia và khai thác có hiệu quả lợi ích kinh tế các hiệp định tự do hóa kinh tế song phương và đa phương, gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể. Hoàn thiện thể chế phòng ngừa và giảm thiểu tranh chấp quốc tế; sớm hoàn thiện tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật quốc tế.