Tái cơ cấu hệ thống ngânhàng thương mạ

Một phần của tài liệu Luan-an-Trinh-Thi-Thuy (Trang 109 - 112)

Tỷ lệ nợ xấu 4.5 4

3.2.4.Tái cơ cấu hệ thống ngânhàng thương mạ

Trên cơ sở Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo Quyết đ ịnh 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ cuối năm 2011, NHNN đã công khai thông tin v ề nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách xuyên suốt của toàn ngành phải tập trung tái cơ cấu toàn diện lại hệ thống các NHTM, đồng thời thiết lập một trật tự kỷ cương trong quản lý và điều hành thị trường tài chính, tiền tệ.

3.2.4.1. Về xử lý nợ xấu

Theo Báo cáo FSA, hệ thống NHTM đang tích tụ một lượng nợ xấu được ước tính một cách thận trọng là 12% trên tổng số dư nợ tại thời đi ểm cuối năm 2012. Trong cùng giai đoạn đó, nhiều ngân hàng nhỏ có vấn đề về thanh khoản và khả năng thanh toán ở mức đ ộ nghiêm trọng hơn, dẫn đ ến việc NHNN Việt Nam phải can thiệp [40].

Bảng 3.10: Nợ quá hạn và nợ xấu toàn hệ thống (%)

2010Tỷ lệ Tỷ lệ nợ xấu/tổn g dư nợ NHTMNN 2,16 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 10,43 2011 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 2,95 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 13,36 30/6/2012 Tỷ lệ nợ Tỷ lệ nợ xấu/tổng quá dư nợ hạn/tổng dư nợ - - NHTMCP 1,66 Toànngành 2,12 3,53 2,30 6,43 - - 7,69 3,10 10,47 8,6 -

Nguồn: Uỷ ban GSTCQG

Ngày 23/4/2012, NHNN đã ban hành Quyết định số 780/2012/QĐ-NHNN cho phép các TCTD đư ợc cơ cấu lại nợ, ban hành chế tài xử lý nghiêm đ ối với TCTD không trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định và yêu cầu các TCTD tích cực sử dụng nguồn dự phòng rủi ro đ ể xử lý nợ xấu; Thông tư số 02/2013/TT-NHNN

quy định về tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg.

Bước sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cao, chạm mức 4,67% vào tháng 4/2013. Tuy nhiên, con số mà NHNN cập nhật tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng tính đ ến tháng 6/2013 chỉ còn ở mức 4,46%, giảm đáng k ể so với mức 4,65% tính đến cuối tháng 5/2013 (xem Hình 3.7). 4.80% 4.70% 4.67% 4.65% 4.60% 4.50% 4.46% 4.51% 4.46% 4.40% 4.30% 4.30% 4.20% 4.10% 4.08% 4.00% 3.90% 3.80% 3.70% 12/2012 01/2013 02/2013 03/2013 04/2013 05/2013 06/2013

Hình 3.7: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dự nợ tín dụng qua các tháng đầu năm 2013 (%)

Để xử lý nợ xấu một cách cách hiệu quả và an toàn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đ ề án xử lý nợ xấu và Đ ề án thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam tại Quyết định số 843/QĐ-TTG ngày 31/5/2013.

Theo đó, bên c ạnh việc chủ động triển khai quyết liệt các giải pháp trong ngành Ngân hàng như: Cơ cấu lại nợ, thu nợ, xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, tiết giảm chi phí, hạn chế tăng lương, thưởng, thù lao, chia cố tức, lợi nhuận để tập trung trích lập dự phòng rủi ro,... Đề án tổng thể xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD đưa ra 5 nhóm giải pháp đồng bộ để xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai như: Nhóm giải pháp đối với TCTD, nhóm giải pháp đối với khách hàng của TCTD, nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhóm giải pháp về thanh tra, giám sát và giải pháp thành lập VAMC với sự tham gia rộng rãi của hệ thống các TCTD, khách hàng vay vốn và các ngành, các cấp chính quyền

các địa phương. Nguyên tắc xử lý nợ xấu là huy động mọi nguồn lực trong xã hội và hạn chế sử dụng vốn ngân sách để xử lý nợ xấu.

Từ ngày 26/7/2013, VAMC đã chính thức đi vào hoạt động, góp phần tạo thêm một công cụ xử lý nợ xấu hiệu quả cho hệ thống ngân hàng. Sau 1 năm thực hiện, việc xử lý nợ qua VAMC cũng đã có những tiến triển nhất định. Theo thống kê, đến hết tháng 8/2014, VAMC đã mua đư ợc 59.511 tỷ đồng nợ xấu từ 35 TCTD; các NHTM tự xử lý thêm được 20.000 tỷ đồng so với 12/2013 VND, nâng tổng số nợ xấu được xử lý là khoảng 105.000 tỷ đồng [77]. Nhờ triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu của NHNN đồng thời các TCTD đã chủ động xử lý một khối lượng lớn nợ xấu bằng nguồn dự phòng nên tốc độ tăng của nợ xấu đã có xu hướng giảm dần. Đến cuối năm 2013, tổng nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD tương đương 3,61% t ổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế, giảm so với mức 4,08% của năm 2012. Tình hình này cũng phù hợp vớikết quả khảo sát của nghiên cứu sinh về đánh giáquản lý nợ xấu của NHNN hiện nay chỉ có 3% ý kiến đánh giá tốt, 40% đánh giá khá tốt và 57% đánh giá chưa tốt.

Tính đến tháng 10/2014, toàn ngành đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9/2012 (465 nghìn tỷ đồng), chủ yếu bằng cách thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ và tài sản bảo đảm, trong đó có bán nợ xấu cho VAMC. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 17% vào tháng 9/2012 xuống còn khoảng 5,4% (theo báo cáo của các TCTD khoảng 3,8%). Thực hiện mục tiêu của Chính phủ, NHNN phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống tín dụng nước ta về mức 3% trong năm 2015 [11].

Nhằm đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, ngày 5/3/2015, Thống đốc NHNN có văn bản số 1264/NHNN-TTGSNH chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đ ặc biệt năm 2015 của VAMC với tổng giá trị trái phiếu đặc biệt phát hành trong năm tối đa là 80.000 tỷ đồng. VAMC quyết định cụ thể thời hạn đối với từng trái phiếu đặc biệt phù hợp với từng khoản nợ xấu được mua và thỏa thuận mua bán, xử lý nợ xấu giữa VAMC và các TCTD. Sau khi mua nợ xấu của TCTD, VAMC sẽ phối hợp chặt

chẽ với TCTD bán nợ khẩn trương, triển khai các biện pháp cơ cấu lại nợ, hỗ trợ khách hàng vay và xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật.

Tham chiếu với kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp mà NHNN đang thực hiện để xử lý nợ xấu là tích cực. Ý kiến tham khảo những người được hỏi bằng phiếu khảo sát về giải pháp xử lý nợ xấu cần đư ợc ưu tiên, có 37% ý ki ến cho rằng cần nâng cao hiệu quả hoạt động mua, xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các khoản nợ của VAMC, 34% ý kiến cần thúc đẩy việc sáp nhập, hợp nhất các NHTM và 29% ý kiến cho rằng cần tích cực xử lý nợ xấu của các NHTM. (Xem Phụ lục 2).

3.2.4.2. Về sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng yếu kém

Việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các NHTM đã và đang di ễn ra khá mạnh mẽ, dẫn đến số lượng các ngân hàng đã giảm đi đáng kể. Trong số 9 NHTM cổ phần yếu kém được xác định từ năm 2012, NHNN đã phê duyệt phương án cơ cấu lại đối với 8 ngân hàng. Một số NHTM cổ phần yếu kém được xác định trong năm 2013 cũng đang được NHNN áp dụng các biện pháp giám sát chặt chẽ và chỉ đạo xây dựng phương án tái cơ cấu như: Ngân hàng Nam Việt (Navibank), sau khi tự cơ cấu lại đã đổi tên thành Ngân hàng Quốc dân (NCB); Tương tự Nam Việt, Ngân hàng Tiên Phong (TienPhongBank) và Đại Tín (TrustBank) cũng chọn cách tự tái cơ cấu thông qua việc tăng mạnh vốn điều lệ từ các cổ đông.

Bên cạnh đó, NHNN cũng mua l ại toàn bộ cổ phần của VNCB, OceanBank, GP.Bankvà chuyển đ ổi mô hình hoạt đ ộng của ba ngân hàng này thành Ngân hàng TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Trên thực tế, số lượng NHTMCP tiếp tục giảm thêm thông qua hoạt đ ộng sáp nhập, hợp nhất được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện. Sau khi sáp nhập, các ngân hàng đã và đang tích c ực triển khai các giải pháp cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị và khắc phục các sai phạm dưới sự giám sát của NHNN.

Bảng 3.11: Các ngân hàng sáp nhập, hợp nhất giai đoạn 2010 - 2015

Năm Các ngân hàng sáp nhập, hợp nhất

2011 Ngân hàng Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa(TinNghiaBank) và Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank)

Một phần của tài liệu Luan-an-Trinh-Thi-Thuy (Trang 109 - 112)