Tổng quan về làng nghề làm nó nở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ THÀNH - LUẬN VĂN (Trang 35 - 44)

6. Bố cục luận văn và vấn đề cần giải quyết

1.2Tổng quan về làng nghề làm nó nở Việt Nam

Nón lá là một loại trang phục đội đầu của các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Thái Lan,… Tuy nhiên, xem nón lá là trang phục cổ truyền, đại diện cho văn hóa dân tộc thì chỉ có ở Việt Nam.

Về thời điểm ra đời, nhiều tài liệu cho rằng nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ thứ XIII, đời nhà Trần. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào

khoảng hơn 2500 – 3000 năm về trước. Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón được tết đan. Còn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện phải nhờ đến sự ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ con người chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên).

Trước đây, nón được phân loại theo đẳng cấp của người chủ sở hữu. Có loại nón dành cho ông già, nón cho trẻ em, có loại cho nhà giàu và nhà quan, có nón lại dành cho lính tráng, hay nón cho nhà sư,… Cho tới bây giờ, Việt Nam vẫn có đến hàng chục loại nón cổ truyền khác nhau, minh chứng cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc và đầy tính nghệ thuật. Dưới đây, tác giả chỉ xin chỉ ra một số loại nón tiêu biểu mà tác giả đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài này.

Nón quai thao [xem hình 18, phụ lục 2.3] – loại nón người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi tham gia lễ hội có xuất xứ từ Kinh Bắc, nón lợp bằng lá gồi hay lá cọ, có đường kính lớn thường được ví như cái bánh xe nhỏ. Giữa nón có một vành tròn gọi là khua, vừa đầu để giữ nón khỏi chòng chành, đồng thời phụ trợ cho 10 sợi dây thao ở hai vành ngoài của nón. Thao được đặt làm riêng tại làng Đơ Thao – Triều Khúc thuộc Hà Nội ngày nay và được bện bằng tơ, hai đầu buộc thành nhiều quai thao, đung đưa theo mỗi bước chân thiếu nữ.

Nón bài thơ ở Huế [xem hình 15, phụ lục 2.3] là thứ nón lá trắng và mỏng có dáng chóp nhọn, người thợ làm nón đất Huế luôn cẩn trọng lựa những tấm lá vừa độ – không non, không già – lợp một lớp mỏng, rồi chằm bằng những sợi cước nhỏ, trong suốt, ẩn đường khâu vào màu trắng thanh nhẹ của lá non. Chiếc nón Huế thật mỏng manh, khi soi ra ánh sáng lại thấp thoáng một vài bài thơ, hình trổ, hoa văn,… Vì thế mà nón mang cái tên rất thơ, rất Huế: nón bài thơ.

Nón ngựa hay nón Gò Găng [xem hình 17, Phụ lục 2.3] được sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường được dùng để đội đầu khi cưỡi ngựa. Nón Gò Găng được làm từ lá kè non. Lá không được phơi nắng mà phải ủ bằng mảnh gang bọc cát và vải hơ nóng, chằm bằng loại chỉ sợi dứa chắc chắn. Mặt trong nón thêu long ly, quy phượng… bằng chỉ ngũ sắc; mặt ngoài chóp nón được chụp lại bằng chóp bạc hoặc đồi mồi; quai nón làm bằng lụa bản rộng có tua.

Ngoài ra còn có các loại nón như: nón dấu là loại nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến, nón rơm là loại nón làm bằng cọng rơm ép cứng,

nón cời chỉ loại nón xé te tua ở viền, nón thúng là một loại nón lá tròn bầu giống cái thúng, nón khua là nón đội đầu dành cho người hầu của các quan lại thời phong kiến, nón chảo là loại nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nón cạp hay còn gọi là nón xuân lôi đại dành cho người có tang,… Mỗi chiếc nón có một linh hồn, một ý nghĩa riêng.

Tuy có nhiều chủng loại nhưng ngày nay phổ biến nhất vẫn là nón chóp nhọn hay thường được gọi với cái tên gần gũi hơn là nón lá. Theo hoạ sĩ Đặng Mậu Tựu – phó chủ tịch Hội Văn hóa nghệ thuật Thừa Thiên Huế cho biết: “Về mặt tạo hình, hình chóp tạo khối vững vàng trong không gian, nâng hiệu quả thẩm mỹ lên cao, nón có chiều sâu nên vừa che được nắng nhiều hơn, lại vừa tạo sự gọn gàng, duyên dáng”.

Hiện nay, ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam đều có những vùng làm nón nổi tiếng, các loại nón ở mỗi nơi đều mang sắc thái riêng của địa phương mình.

Với Huế thì chiếc nón đã trở thành biểu trưng cho vẻ đẹp, sự dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ nơi đây. Nghề nón ở Huế xuất hiện từ bao giờ?, ai là ông tổ của nghề này?,... những câu hỏi ấy ngay cả các bậc cao tuổi nhất trong nghề ở Huế hiện nay cũng đều không biết. Có ý kiến cho rằng, nón Huế có nguồn gốc từ thế kỷ XVII do cụ Đào Duy Từ nghĩ ra, về sau được nhà

truyền giáo Longlois phụ trợ cải tiến [18, tr. 405 – 406]. Dù thế nào đi nữa, có một điều có thể khẳng định là nghề nón ở Huế đã có từ lâu đời và đi vào cả ca dao, tục ngữ của xứ này.

“Ai ra xứ Huế mộng mơ Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”

Nghề nón ở Huế có ở khắp nơi với những làng nghề nổi tiếng như: làng Đồng Di – Tây Hồ – La Ỷ – Nam Phổ (huyện Phú Vang) – Phủ Cam – Đốc Sơ (thành phố Huế). Mỗi làng chuyên về một loại nón: làm nón 3 lớp thì có La Ỷ, Nam Phổ, Đốc Sơ; làm nón bài thơ nổi tiếng có Đồng Di – Tây Hồ – Phủ Cam.

Trong cấu tạo hình dáng và độ thanh mảnh thì nón Huế có những điểm khác biệt so với nón ở các vùng miền khác. Cho nên, dẫu đều là nón lá nhưng có những đặc điểm riêng của mình.

Nếu như nón bài thơ là “đặc sản” của xứ Huế thì nón Gò Găng lại là nét đặc trưng của Bình Định. Loại nón này còn được gọi là nón ngựa, được làm bằng vành tre cật, chuốt nhỏ như tăm, đan thành ba lớp mê sườn; bên ngoài phủ lớp lá kè non, chằm bằng những đường chỉ tàu trắng muốt và đều đặn. Trên đỉnh chóp được gắn chụp bạc hoặc đồi mồi có chạm trổ long – lân – qui – phụng. Quai nón được làm bằng lụa xanh hoặc đỏ, bản rộng và đều người ta chằm một chiếc nón ngựa phải mất cả tháng trời dày công nhọc sức. Vì vậy giá thành rất đắt, thời xưa nó chỉ dành cho những người cao sang quyền quí, những chức sắc quan lại của triều đình. Dần dần theo nhu cầu của giới bình dân, nón ngựa được cải biên thành ngựa đơn rồi nón buôn, nón chũm, rẻ hơn nhiều. Các loại này đều không có chụp bạc, nó được thay bằng những tua ngũ sắc ở chóp nón cho đẹp. Ở các vùng làm nón ngày trước, vào ngày cưới, nhà giàu rước dâu bằng kiệu, chàng rể thì đội nón đi ngựa; còn những nhà nghèo cũng cố sắm đôi nón ngựa cho cô dâu chú rể đội đi trong ngày cưới. Vậy nên có câu ca dao:

Cưới nàng đôi nón Gò Găng Xấp lãnh An Thái, một khăn trầu nguồn

Ngày nay các cô gái làm nón hầu như không còn giữ được phương pháp làm nón ngựa nữa. Họ quen với công đoạn nhanh, giản tiện và dễ tiêu thụ của chiếc nón trắng mảnh mai – một sản phẩm của quá trình cải cách lâu dài.

Nghề nón lá thuộc thị trấn Gò Găng, Nhơn Thành – An Nhơn. Nơi đây có một chợ nón lớn họp thường ngày từ 3 – 4 giờ sáng. Cứ hết một đợt làm được 25 – 30 chiếc thì bà con các vùng phụ cận lại mang nón đến bán và mua sắm vật liệu cho đợt sau. Mỗi tháng Gò Găng có thể cung cấp cho cả nước 50.000 chiếc nón. Gần đây nón Gò Găng còn được xuất khẩu sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Cam – pu – chia dưới dạng cải biên cho hợp với xứ người. Đời sống văn minh, phát triển nhưng nón lá Việt nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó. Ở bất cứ nơi đâu, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng mênh mông, dọc theo sông dài biển cả, chiếc nón lá vẫn ngàn đời không đổi thay.

Nón lá cũng có thể được coi là một “sản vật” của vùng đất Quảng Nam. Đối với người dân Quảng Nam, nếu nón không làm bằng lá thì hai chữ nón và mũ lại được dùng như nhau, chẳng hạn: nón rơm – mũ rơm, hay nón nỉ – mũ nỉ. Người dân quê Quảng Nam ngày trước thường dùng hai loại lá tơi và lá nón, tùy theo chất lá: lá non mềm và mỏng thì dùng làm nón; còn lá già, dày và có gân cứng thì dùng làm tơi, gọi là áo tơi, tức là loại áo đi mưa ngày trước.

Sau khi nan tre mềm được vót nhỏ, uốn tròn bắt vành và đặt ở trong khung (ở vùng quê Quảng Nam thường gọi là khuôn), người làm nón xếp hai, ba lớp lá đã được ủi sẵn lên khung. Lá mỏng lợp ra ngoài, lá dày lợp bên trong. Muốn nón đội chắc và bền, thì lợp toàn lá dày. Những chiếc nón lá người đi cày ở quê ngày trước thường đội là loại nón lợp lá dày này. Vành nón cũng phải chuốt mỏng hơn, để nón đội được nhẹ nhàng, trang nhã.

Giai đoạn cuối là chằm nón: dùng chỉ cước khâu lại các lớp lá vào vành. Đến vành cuối cùng là vành lớn nhất thì người chằm nón dùng một

vành tre to, kèm theo vành tre nhỏ, để kẹp lá vào giữa thật chắc, cho lá khỏi tuột ra và bị xơ rách. Việc may hay viền vành nón cuối cùng này, người làm nón gọi là nút vành hay nức vành. Phải may cẩn thận một mũi dài, hai mũi ngắn, thật đều, mà người trong nghề gọi là kiểu may một mẹ hai con; một cách gọi khá lạ tai, nhất là với các bạn trẻ ngày nay.

Ngoài ra, nghề làm nón lá còn xuất hiện ở làng Yên Lai, xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Không ai còn nhớ nghề làm nón ở đây có tự bao giờ, chỉ biết là vài mươi năm đầu của thế kỷ trước, ở đây, nghề làm nón đã rất phát triển. Nghề nón ở Yên Lai vốn được du nhập từ Hà Tĩnh. Nguồn gốc có thể do sự giao lưu qua lại, kết hôn giữa những người họ Ngô Xuân ở Yên Lai và người dân ở Hà Tĩnh nên nghề làm nón được đem về. Chợ Đình của làng Yên Lai từ lâu đã là chợ nón nổi tiếng, từ đây, nón được cung cấp cho cả tỉnh, cả vùng.

Do những bất lợi từ địa hình, hệ thống sông ngòi,... nên việc trồng lúa và hoa màu ở Nông Cống rất bấp bênh, nghề làm nón vì thế đã trở thành kế sinh nhai cho hàng ngàn con người ven sông. Nguyên liệu làm nón ở đây phần đa cũng giống các làng nghề khác. Trong đó, lá làm nón trước đây phải vào tận Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mới lấy được loại lá vừa trắng, vừa mỏng, vừa dai lại có thể xòe ra to bản. Ngày nay, loại lá làm nón này còn được kén chọn hơn, phải lấy ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ như Phú Yên, Khánh Hòa,… Tuy nhiên, có một bộ phận chuyên đảm trách công việc này.

Sản phẩm nón Yên Lai có hai loại, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Nón bóng được làm bằng loại lá trắng bóng, lót lớp mo nang mỏng – là bẹ măng tre, măng nứa – vành được chuốt cẩn thận, đường chỉ may nhặt, sợi cước nhỏ, trắng; cầm chiếc nón lên thấy mỏng manh, nhẹ, trắng, đẹp; các chị các cô chủ yếu dùng để làm duyên. Còn loại lá xô được may bằng móc đen, lá không bóng, lớp giữa được lót mo nang dày, đường may thưa, vành ít được chuốt. loại nón này nặng, chắc, bền, đội được cả lúc trời mưa lần trời nắng,

phù hợp với những người lao động chân tay, các cô thôn nữ quanh năm lo việc đồng áng.

Ngoài những làng nón kể trên, đến với làng Quảng Nạp – xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bà, các chị, hay cả các em nhỏ đang ngồi túm năm tụm ba giữa gian nhà ngồi khâu nón lá, tay thoăn thoắt nhưng miệng cười nói vui vẻ. Nghề đan nón lá của làng Quảng Nạp đã được lưu truyền từ bao đời – cũ mà mới, truyền thống mà hiện đại.

Hiện nay, thôn Quảng Nạp có 384 hộ gia đình làm nón lá chiếm gần 20% tổng số các hộ gia đình trong toàn xã. Làng nghề làm nón lá truyền thống phát triển, đời sống nhân dân trong làng Quảng Nạp được nâng cao, góp phần cải thiện mức sống của người dân nơi đây. Nhiều hộ gia đình làm nghề nón lá đã xây dựng được nhà cao tầng, đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, các công trình phúc lợi công cộng được xây dựng khang trang và hiện đại.

Bên cạnh đó còn có làng nón Chuông nằm ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) [xem hình 14, phụ lục 2.3]. Làng Chuông là một làng nghề được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến, với sản phẩm chính là nón. Ngôi làng này luôn tấp nập khách ra vào không chỉ để đặt hàng, mà còn để tham quan, tận mắt chứng kiến công việc làm nón. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiếc nón xuất hiện ở làng Chuông từ khi nào không ai biết. Từ xa xưa đã có câu: "Nón chuông, khua lụa, quai thao làng Đơ". Chiếc nón quai thao đã được các bà, các cô (tầng lớp trung lưu trở lên) ưa chuộng, chiếm vị trí quan trọng trong trang phục lễ hội của phụ nữ mà thời Nguyễn được sử dụng phổ biến nhất. Nguyên liệu chính để làm nón đó là lá cọ, những chiếc nón được chọn là búp trắng của cây cọ mua từ Phú Thọ, hay mua từ Hà Tĩnh, vòng nón bằng mây tre cũng phải mua từ những nơi khác...

Chiếc nón quai thao với vẻ đẹp độc đáo, quai nón màu hồng, được gắn thêm 2 chùm dây tua chỉ sợi tơ, nhuộm màu vàng đỏ, dành riêng cho thiếu nữ làng quê đi hội xuân, hội làng, hát chèo và hát quan họ... Nhiều người làng

Chuông rất giỏi làm nón quai thao, chiếc nón độc đáo đặc trưng văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Người làm nón quai thao phải tỷ mỉ, khéo tay và có nhiều kinh nghiệm vì phải thực hiện nhiều khâu như: chọn, xếp, khâu lá vào vòng nón, khâu mũ nón trong vòng nón, thêu chỉ màu trang trí vành nón. Để có một chiếc nón quai thao đẹp có khi người thợ phải làm đến cả ngày.

Xa xưa nón làng Chuông là cống vật tiến hoàng hậu, công chúa bởi vẻ đẹp rất riêng được làm nên bởi những bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân lành nghề. Ngày nay, nón làng Chuông có mặt khắp nơi, cả trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước. Nón quai thao không chỉ được nhiều đoàn nghệ thuật đặt mua, mà còn là một vật lưu niệm được du khách nước ngoài rất ưa thích. Nhiều du khách đến từ Đức, Pháp, Anh... thường mua nón Chuông như một món quà lưu niệm. Làm nón cũng là một cách làm kinh tế. Người dân làng Chuông từ người già đến em nhỏ đều biết làm nón. Nghề này đã giúp cho người dân tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống và góp phần xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp và gìn giữ một nghề truyền thống có giá trị.

Ngoài ra còn có nón Lai Châu của đồng bào Thái; nón Cao Bằng của đồng bào Tày sơn đỏ; nón Thanh Hoá có 16 – 20 vành; nón Ba Đồn (Quảng Bình) mỏng nhẹ và dáng thanh thoát; và các loại nón của nhiều tỉnh thành khác như Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương...

Ngày nay, với cuộc sống hiện đại, văn hoá phương Tây nhanh chóng tràn vào nước ta kéo theo rất nhiều nhà máy ra đời, sản xuất ra biết bao mẫu mũ nón, ô dù xinh đẹp và lộng lẫy. Tuy nhiên, trên khắp các nẻo đường từ nông thôn đến thành thị, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện, điều đó chứng tỏ sự trường tồn của nón lá cùng thời gian, cả về giá trị sử dụng lẫn nét đẹp văn hoá thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.

Tiểu kết chƣơng 1

Nội dung bao trùm Chương 1 là những vấn đề lý luận chung về làng nghề. Qua đó làm rõ khái niệm về làng nghề, nghề thủ công truyền thống và

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ THÀNH - LUẬN VĂN (Trang 35 - 44)