Nguồn gốc hình thành

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ THÀNH - LUẬN VĂN (Trang 47 - 48)

6. Bố cục luận văn và vấn đề cần giải quyết

2.2.2Nguồn gốc hình thành

Làng nón Ba Giang đã hình thành từ rất lâu trong lịch sử. Có tài liệu viết rằng làng nón Ba Giang bắt đầu hình thành từ năm 1927 [12, tr. 444], từ khi Đảng Tân Việt cử người vào Quảng Bình và Huế để học các nghề thủ

công bao gồm nghề mộc, nghề làm chiếu, nghề đan lát,…. để cải thiện đời sống cho người dân. Trong đó có nghề làm nón. Tuy nhiên, đấy mới chỉ là giả thiết chứ chưa được khẳng định chắc chắn bởi các nhà nghiên cứu.

Thật vậy, nghề nón đã có từ rất lâu trong lịch sử của xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Lâu đến nỗi, người dân nơi đây không còn nhớ chính xác nó có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, từ đời cha mẹ, ông bà, các cụ,… đã có nghề rồi. Từ xưa mà thậm chí là đến tận ngày nay, người dân Phù Việt sống chủ yếu bằng nghề nông, trông vào hạt thóc. Tuy nhiên, trước cách mạng tháng 8 năm 1945, phần lớn đất đai nằm trong tay các gia đình giàu có và quyền lực. Vì vậy, dù mang danh là nông dân nhưng nhiều gia đình không có nổi một thước đất cày cấy làm ăn. Bên cạnh đó, nghề trồng lúa nước chỉ có 2 vụ/năm nên thời gian nhàn rỗi của người dân rất nhiều. Trước hoàn cảnh đó, một số đồng chí cách mạng cũng là người dân Phù Việt đã lặn lội đường xá xa xôi vào Quảng Bình và Huế để học nghề làm nón. Sau đó, họ mang nghề trở về, truyền dạy cho những người dân trong vùng để kiếm kế sinh nhai. Nghề nón từ đấy được lan dần, nhân rộng ra và trở thành ngành nghề phụ bên cạnh nghề nông nhưng mang lại thu nhập chính cho người dân nơi đây.

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ THÀNH - LUẬN VĂN (Trang 47 - 48)