Thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ THÀNH - LUẬN VĂN (Trang 60 - 61)

6. Bố cục luận văn và vấn đề cần giải quyết

2.3.5Thị trường tiêu thụ

Ở thời điểm hiện tại, nón lá của làng nón Ba Giang làm ra được bán khá chạy, các nhà buôn lớn vào tận làng để thu mua nón trong những mùa cao điểm như mùa hè. Vào mùa đông, nhu cầu sử dụng ít đi nên mức độ tiêu thụ cũng giảm. Người mua buôn ít vào tận làng để nhập nón nên cứ làm được 5 cái, 10 cái hoặc bất cứ lúc nào cần tiền; người dân lại mang nón đi bán. Những chiếc nón sẽ được bán ở các chợ như chợ thành phố Hà Tĩnh, chợ Gát, chợ Mương,… hoặc là những mối quen ở các xã lân cận như Thạch Long, Thạch Liên, Thạch Kênh,…

Nón lá hiện nay không chỉ đơn thuần là phục vụ người dân làm nông nghiệp hay che mưa, che nắng khi đi chơi, đi họp hành; nó còn là công cụ đắc

lực bảo vệ sức khỏe cư dân làm lâm nghiệp hay những cư dân tại các khu đồn điền cao su, cà phê nắng nóng ở Đắc Lắc, Kon Tum,… Sở dĩ như thế bởì tính tiện lợi và giá thành rẻ phù hợp về mặt kinh tế cho các chủ đồn điền khi mua với số lượng lớn. Ở thời điểm hiện tại, một chiếc nón được bán ra với giá dao động từ 20.000 đến 100.000 đồng, trung bình là 60.000 đồng. Giá cả phụ thuộc vào chất lượng chiếc nón và hình thức thu mua là mua buôn hay mua lẻ. Ngoài ra, nón lá Ba Giang còn được làm theo đơn đặt hàng của các cá nhân, tập thể để làm quà biếu cho khách phương xa hay để phục vụ cho các hội diễn văn nghệ,… Một số còn được bán ở các điểm tham quan, du lịch như khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, khu mộ đại thi hào Nguyễn Du, chùa Hương tích,… Tuy nhiên, mức tiêu thụ ở các thị trường này chưa thật sự mang lại lợi nhuận cao cho người thợ thủ công.

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ THÀNH - LUẬN VĂN (Trang 60 - 61)