Hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ THÀNH - LUẬN VĂN (Trang 57 - 59)

6. Bố cục luận văn và vấn đề cần giải quyết

2.3.1Hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm

Làng nón Ba Giang hiện nay có tất cả 4 thôn bao gồm Thống Nhất, Bùi Xá, Trung Tiến và Hòa Bình với tổng số 1.058 hộ [42], trong đó có khoảng 144 hộ còn làm nón chiếm 14%. 14% 86% Hộ sản xuất nón lá Hộ không sản xuất nón lá

Thôn Thống Nhất có 272 hộ gồm 3 đội. Trong đó, số hộ còn làm nón là 35 hộ chiếm 3,3%. Đây là thôn có số hộ đông xếp thứ hai xã và số hộ làm nón cũng được xem là nhiều thứ hai so với toàn bộ các thôn hiện nay vẫn còn làm nón trong làng. Riêng đội 3 có 60 hộ nhưng có đến 24 hộ đang tiếp tục nghề làm nón lá chiếm 2,2%.

Thôn Trung Tiến có số hộ chiếm nhiều nhất làng nón, gồm 315 hộ; được chia làm 4 đội. Tuy nhiên, hiện nay, toàn thôn chỉ còn khoảng 25 hộ còn làm nón chiếm 2,3%.

Thôn Bùi Xá gồm có 239 hộ, được chia làm 3 đội. Bùi Xá là thôn có số hộ chỉ xếp thứ 3 trên Hòa Bình so với tổng số 4 thôn của làng nón Ba Giang nhưng số hộ làm nón của thôn lại xếp vào loại cao nhất ở đây. Đó là khoảng 60 hộ chiếm 5,5%.

Thôn Hòa Bình có tất cả 232 hộ, được chia làm 4 đội. Trong đó, hiện chỉ còn khoảng 12 hộ còn lưu giữ nghề làm nón lá truyền thống mà cha ông để lại chiếm 1,1%.

Nhìn chung, hiện nay, nghề làm nón lá Ba Giang hầu hết được tổ chức sản xuất theo hộ gia đình hoặc cá nhân và không bị ràng buộc bởi bất cứ tổ chức nào. Chính họ là người đi thu mua, đi tìm kiếm nguyên vật liệu; chính họ là người làm, người sáng tạo nên sản phẩm; và cũng chính họ là người đi tìm đầu ra cho sản phẩm nón lá của mình. Bên cạnh đó, hình thức tổ sản xuất cũng tồn tại song song nhưng chưa nhiều trong làng nghề nón lá Ba Giang. Hình thức tổ chức này bắt đầu xuất hiện khi có dự án IMPP – Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo Hà Tĩnh (2007 – 2012). Chị Nguyễn Thị Cửu là người phụ trách tổ sản xuất này. Tổ gồm 30 thợ làm nón ở các thôn khác nhau. Họ cùng tập hợp lại để học nghề, làm nghề và cùng tiêu thụ sản phẩm làm ra. Bên cạnh các hoạt động làm nón, tổ sản xuất còn lập ra Quỹ nón là tiền được trích lợi nhuận sau việc bán nón mỗi tháng để thăm hỏi các thành viên trong tổ lúc ốm đau, bệnh tật hay khi sinh nở,… Nói chung, “vui buồn

đều có nón”. Việc làm này không chỉ làm tăng thêm tinh thần đoàn kết, bền chặt của những người dân với nhau mà còn làm gia tăng sự gắn kết trong tổ sản xuất nón lá Ba Giang. Tuy nhiên, hiện nay, để thuận tiện cho việc sinh hoạt, tổ sản xuất đã tách ra thành hai tổ nhỏ là tổ sản xuất thuộc thôn Trung Tiến và tổ sản xuất thuộc thôn Thống Nhất. Hai tổ sản xuất này hiện vẫn duy trì hoạt động nhưng không thường xuyên. Các thợ trong tổ chủ yếu làm nón tại nhà, sau đó, sẽ có một người đứng ra thu mua nón và bán. Hiện tại, trung bình một ngày người thợ thủ công làm được 1 chiếc nón đẹp và 2 chiếc nón vừa hoặc xấu – loại nón dùng để đội khi đi làm ruộng.

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ THÀNH - LUẬN VĂN (Trang 57 - 59)