Những thuận lợi và cơ hội phát triển

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ THÀNH - LUẬN VĂN (Trang 69 - 77)

6. Bố cục luận văn và vấn đề cần giải quyết

3.1.1 Những thuận lợi và cơ hội phát triển

Để bảo tồn và phát triển làng nghề nón lá Ba Giang, hiện nay có khá nhiều thuận lợi. Đầu tiên phải kể đến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề.

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã khẳng định phát triển

nông nghiệp, nông thôn là sự lựa chọn bước đi đúng đắn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Cụ thể là: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, khôi phục và phát triển làng nghề [11, tr.29]. Bên cạnh đó, chính sách về Xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn cũng như tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của làng nghề: Quy hoạch phát triển nông thôn và phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm [23]. Nghề làm nón lá nằm trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới và được trích 4200 m2 đất của xã để phát triển nghề làm nón. Trong đó, 200m2 đất để xây dựng phòng giới thiệu sản phẩm và 800m2 đất dành cho việc xây dựng xưởng nghề.

Hệ thống chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn cũng ngày càng được hoàn thiện, đặc biệt là việc ban hành Nghị định 66/2006/NĐ- CP của Chính phủ ngày 07/07/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn. Trong đó, chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề bao gồm: Bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống; Phát triển làng nghề gắn với du lịch; Phát triển làng nghề mới. Cùng với đó là những quy định về kinh phí từ ngân sách hỗ trợ chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề; bao gồm cả việc Ủy ban nhân

dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, có cơ chế hỗ trợ các dự án bảo tồn, phát triển làng nghề trên địa bàn ngoài kinh phí hỗ trợ quy định. Đồng thời, nghị định cũng đưa ra những điều luật về mặt bằng sản xuất, đầu tư tín dụng, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ cũng như việc đào tạo đội ngũ nhân công lành nghề [23]. Ngoài ra, việc Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành lập ngày 20/05/2005 là một trong những bước ngoặt lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề. Hiệp hội ra đời với mục đích là: Tập hợp, đoàn kết các làng nghề, các tổ chức kinh tế, văn hoá, các nghệ nhân trong làng nghề, phố nghề, các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà văn hoá, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo để cùng với các cơ quan Nhà nước thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về khôi phục và phát triển làng nghề, góp sức bảo tồn, phát triển làng nghề Việt Nam; Thực hiện liên kết, hợp tác giữa các tổ chức kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nâng cao giá trị sản phẩm, giá trị văn hóa của các mặt hàng của làng nghề; hỗ trợ nhau trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm [30]. Theo đó, văn phòng đại diện của Hiệp hội làng nghề Việt Nam cũng đã được thành lập ở nhiều tỉnh thành trong cả nước như Quảng Nam, Nghệ An,... và tương lai chắc chắn sẽ có ở Hà Tĩnh.

Chủ động phối hợp trong công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng xây dựng thị tứ Ba Giang để thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, tạo cảnh quan môi trường bộ mặt nông thôn.

Tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh và Huyện đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng khu tiểu thủ công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp về đầu tư trên địa bàn. Có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế về tham gia sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để tăng thị trường dịch vụ thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho con em và tăng nguồn ngân

sách địa phương. Chú trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ.

Thêm vào đó, một trong những thuận lợi trong phát triển làng nghề nón lá Ba Giang là những tiêu chuẩn về vấn đề công nhận làng nghề truyền thống làng hoàn toàn có thể đạt được.

Thật vậy, theo quy định của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh là đơn vị có thẩm quyền xét duyệt và công nhận làng nghề truyền thống. Để một làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống thì làng nghề đó phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống [31]

Trong đó, tiêu chí công nhận nghề truyền thống và làng nghề như sau:

1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống

Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau: a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

2. Tiêu chí công nhận làng nghề

Làng nghề được công nhận phải đạt những tiêu chí sau:

a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;

b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

d) Đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường tại Điều 7, Chương II, Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn điểm a, b của tiêu chí công nhận làng nghề tại khoản 2 nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.

Theo những điều khoản của các tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống, nghề truyền thống và làng nghề kể trên thì mặc dù hiện nay, làng nón Ba Giang chưa đạt tiêu chí là làng nghề có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn và có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; nhưng xét thấy làng có nghề làm nón truyền thống hoàn toàn khả năng được công nhận là nghề thủ công truyền thống vì những lý do như sau: thứ nhất, nghề làm nón lá xuất hiện ở xã Phù Việt đã gần 100 năm nay; thứ hai, nón lá là trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam; và thứ ba, nơi đây gắn liền với tên tuổi của nhiều nghệ nhân làm nón nổi tiếng như bà Quang, bà Em, bà Luyến…. Vậy nên, có thể khẳng định rằng, làng nón Ba Giang hoàn toàn có thể được công nhận là một trong những làng nghề làm nón truyền thống của tỉnh Hà Tĩnh cũng như của đất nước Việt Nam chúng ta.

Song song với những chính sách phát triển làng nghề, Đảng và Nhà nước ta cũng đã đưa ra những định hướng, chính sách, dự án nhằm phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh – một trong những điều kiện cần để phát triển làng nón Ba Giang. Đó là dự án phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, trong đó chú trọng vào việc phát triển khu du lịch Thiên Cầm thành khu du lịch quốc gia với quy hoạch xây dựng sân golf với diện tích 203 ha – hiện đang là điểm đến du lịch hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư.

Ngoài ra, Hà Tĩnh được vay gần 10 triệu USD để phát triển hạ tầng du lịch. Ngày 25/11/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn

Văn Bình và ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã ký hiệp định vay vốn trị giá 50 triệu USD cho dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng”. Theo hiệp định được ký kết giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam, Hà Tĩnh sẽ được vay 10 triệu USD từ nguồn vốn dự án.

Bên cạnh đó, Hà Tĩnh còn là một trong những tỉnh nằm trên tuyến điểm du lịch “Con đường Di sản Miền Trung”, đồng thời cũng là một trong những cửa ngõ quan trọng của không gian du lịch “Hành lang Kinh tế Đông – Tây” sang Lào và Thái Lan. Tận dụng triệt để lợi thế này, ngày 5/12/2014, tại Khu du lịch sinh thái Hương Sơn, Tổng cục Du lịch Việt Nam và Sở Văn hóa Thế Thao và Du lịch Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Lễ khởi hành Caravna xúc tiến du lịch Việt Nam – Lào – Thái Lan – Myanmar. Chương trình do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Ngô Hoàng Chung dẫn đầu cùng sự tham gia của hơn 50 thành viên thuộc các tổ chức hoạt động du lịch khắp cả nước nhằm khảo sát, kết nối tour, tuyến du lịch đường bộ liên quốc gia giữa Việt Nam – Lào – Thái Lan – Myanmar.

Ngoài ra, các cấp các ngành Hà Tĩnh cũng chú trọng vào việc kết nối tuyến du lịch Hà Tĩnh – Nọng Khai – thủ đô Viêng Chăn. Cụ thể, lãnh đạo Sở Văn hóa Thế Thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hội Hữu nghị Việt Thái cùng một số doanh nghiệp đã tham dự hội nghị kết nối du lịch Hà Tĩnh – Nọng Khai – thủ đô Viêng Chăn tại tỉnh Nọng Khai (Thái Lan). Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về việc xúc tiến, tăng hiệu quả phát triển chiến lược du lịch trong các nước tiểu vùng sông Mê Kông; giới thiệu về văn hóa, thể thao và du lịch của từng địa phương; bàn các biện pháp tăng cường thông tin, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao giữa các tỉnh; mở các tuyến du lịch giữa Hà Tĩnh với các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan và thủ đô Viêng

Chăn. Qua đó, giới thiệu những tiềm năng kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh và kêu gọi các doanh nghiệp Thái Lan, Lào đầu tư vào Hà Tĩnh, mở tuyến du lịch Nọng Khai – Viêng Chăn.

Thêm vào đó, trạm dừng chân du lịch Hà Tĩnh cũng đã được khai trương. Trạm dừng chân du lịch Hà Tĩnh và Trung tâm hội nghị tiệc cưới Sài Gòn – Kim Liên được nâng cấp từ Khu du lịch sinh thái sông Nghèn, do Công ty cổ phần Bình Mỹ và Công ty du lich Sài Gòn – Kim Liên hợp tác đầu tư, nhằm mở điểm dừng chân phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế đến thăm quan, du lịch tại Hà Tĩnh.

Nhờ thực hiện Kế hoạch số 75 của UBND tỉnh về việc Thực hiện nhiệm vụ phát triển dịch vụ du lịch – thương mại năm 2014 – 2015 với việc tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyền, đầu tư phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch cùng những hoạt động kể trên mà lượng khách du lịch tới Hà Tĩnh năm 2014 tăng lên đáng kể. Theo thống kê của Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, tổng lượt khách du lịch toàn ngành đón và phục vụ trong năm 2014 đạt 1.300.259 lượt người (tăng 18,9% so với năm 2013), trong đó khách quốc tế là 16.250, khách nội địa 1.284.009 lượt người. Trong đó, lượng khách nước ngoài đến từ các nước ASEAN như Lào, Thái Lan… tăng mạnh.

Trong năm 2015, ngành du lịch Hà Tĩnh phấn đấu đón 1.489.861 lượt khách (tăng 14,6% so với năm 2014), trong đó có 22.927 lượt khách quốc tế (tăng 41%), 1.466.934 lượt khách nội địa (tăng 13%).

Một trong những lý do có thể tin tưởng làng nghề nón lá Ba Giang có khả năng phục hồi và phát triển vì khá nhiều làng nghề làm nón ở nước ta vẫn tồn tại, phát triển và khá nổi tiếng từ xưa đến nay như làng nón Chuông – Hà Nội, làng nón Phước Vĩnh – Huế. Vậy nên làng nón Ba Giang hoàn toàn có thể duy trì và phát triển thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ những làng nghề nón lá kể trên.

Ngoài ra, nón lá là trang phục truyền thống của Việt Nam nên nó sẽ không gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường nước ngoài như đồ gỗ, vải lụa, đồ rèn sắt, đồ gốm,… ngược lại, nó còn là nét độc đáo, tạo sự thích thú cho các nước bạn.

Đặc biệt, nón lá Ba Giang có sự gắn bó khá mật thiết với dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vừa được UNESCO công nhận tháng 11/2014. Ngày 14/5/2014, đoàn chuyên gia UNESCO, các học giả trong và ngoài nước đã đến thăm, tham dự sinh hoạt Ví, Giặm cộng đồng tại câu lạc bộ phường nón Phù Việt (Thạch Hà). Từ ngày 07/02/2014 (mồng 8 Tết) đến 10/02/2014 (11 Tết), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh đã tham gia các hoạt động: trình diễn (13 tiết mục gồm: Rối cạn, Múa hát Sắc bùa, Thập Ân phụ mẫu, Đối đáp Ví Phường Nón, Đối đáp Ví Phường Vải, Ô Lục soạn, Hò đố vui, Đối đáp dân ca lời cổ, Dân ca Dân tộc Chứt, Ca trù Cổ Đạm, Lẩy Kiều, Bói Kiều, Xẩm thuốc bắc); giới thiệu ẩm thực Hà Tĩnh, trình diễn nghề thủ công truyền thống (làm nón Ba Giang và dệt chiếu - Can Lộc),… tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam.

Bên cạnh đó, chính làng nón Ba Giang cũng có những lợi thế để tồn tại và phát triển như sau:

Thứ nhất là nguyên vật liệu rẻ, hầu hết chỉ cần mua ngay trong làng hay ở các xã lân cận. Ngoài những nguyên liệu chỉ phải mua với giá vài nghìn đồng thì có một vài nguyên liệu người dân có thể tự tìm ở ngay trong chính ngôi làng của mình. Đó là những vành tre, vành tro, mo cau, bẹ măng,…

Thứ hai, nghề làm nón lá quả thực là một nghề “nhàn rỗi”. Người dân có thể làm nón mọi lúc mọi nơi, bất cứ lúc nào rảnh ngoài vụ mùa hay ngoài những lúc làm việc nhà,… Hơn nữa, hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, máy móc hỗ trợ người nông dân nhiều trong công việc đồng áng nên thời gian nhàn rỗi của họ tăng lên. Vì vậy, nón lá quả thực là một công việc linh động, phù hợp cho người nông dân lúc nông nhàn.

Thứ ba, nghề nón phù hợp cho mọi lứa tuổi. Mặc dù rất khó để làm được một chiếc nón đẹp nhưng để làm được một chiếc nón bình thường thì có thể học người khác một vài lần là có thể làm được.

Thứ tư, phát triển nghề làm nón chính là giải quyết việc làm cho người ngoài độ tuổi lao động và những người khuyết tật trong xã hiện nay. Sở dĩ như vậy bởi nghề làm nón là một nghề khá nhẹ nhàng.

Thứ năm, nón lá cùng với áo dài là những trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam. Vì vậy, nón lá chắc chắn sẽ luôn luôn tồn tại nếu không phải bởi mục đích này sẽ là vì mục đích khác. Chẳng hạn như làm quà lưu niệm cho bạn bè quốc tế, là đạo cụ của những vở diễn sân khấu kịch hay sân khấu ca múa nhạc,…

Cuối cùng, hệ thống giao thông vận tải ở xã Phù Việt khá thuận lợi cho

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ THÀNH - LUẬN VĂN (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w