Chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ THÀNH - LUẬN VĂN (Trang 80 - 81)

6. Bố cục luận văn và vấn đề cần giải quyết

3.2.1Chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương

Nhà nước chưa có chính sách đãi ngộ tốt đối với các nghệ nhân nên không khuyến khích họ trong việc đầu tư tâm huyết vào sản phẩm, truyền nghề cũng như không tạo được hứng thú cho những người học nối nghiệp. Vậy nên cần có những chính sách khen thưởng và ưu đãi thích đáng từ nhà nước cho các nghệ nhân. Hàng năm hoặc vài năm một lần nên có lễ xét, công nhận và trao tặng danh hiệu cao quý cùng thưởng vật chất xứng đáng cho những nghệ nhân giỏi, những nhà kinh doanh có tài làm ra những sản phẩm chất lượng, bán được nhiều sản phẩm,...

Bên cạnh đó, để người dân có hứng thú với nghề nón, để những người trẻ tiếp nối nghề thì cần thiết phải xây dựng được tương lai cho nghề. Đấy là trách nhiệm của các cấp các ngành từ xã lên huyện rồi đến tỉnh Hà Tĩnh. Chính quyền địa phương cần có các chính sách, biện pháp cụ thể và thiết thực

hơn tới hoạt động sản xuất của làng nghề, đời sống của nghệ nhân cũng như thợ làm nghề và đặc biệt là đầu ra của sản phẩm. Bên cạnh đó phải không ngừng động viên tinh thần nghệ nhân, giáo dục, tuyên truyền cho người dân về giá trị làng nghề, giá trị sản phẩm nón lá để họ thấy được sự cấp thiết của việc giữ gìn một làng nghề thủ công lâu đời đang dần bị mai một và đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn. Vốn không phải vấn đề lớn đối với các làng nghề nón lá hiện nay nhưng nó cũng ít nhiều có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và sự quảng bá, lan tỏa sâu rộng của nón lá Ba Giang. Vì vậy cũng cần có nhiều hơn nữa các dự án hỗ trợ vốn, cũng như xây dựng các chiến lược cụ thể cho việc duy trì và phát triển làng nghề.

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ THÀNH - LUẬN VĂN (Trang 80 - 81)