Quyền hạn và trách nhiệm của Cơquan BHXH

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện Bảo Hiểm Xã Hội tại Công Ty TNHH TMDV Huế Cổ (Trang 26 - 32)

1.2.3.3.1. Quyền hạn của Cơ quan BHXH

Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật. Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội không đúng quy định.

Khiếu nại về bảo hiểm xã hội.

Kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội và trả các chế độ bảo hiểm xã hội.

Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.

Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Các quyền khác theo quy định của pháp luật

1.2.3.3.2. Trách nhiệm của Cơ quan BHXH

Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn. Cấp sổ bảo hiểm xã hội đến từng người lao động.

Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội.

Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội.

Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2Điều 41 của Luật này.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Định kỳ sáu tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội. Hằng năm, báo cáo Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về tình hình quản lý và sửdụng quỹ bảo hiểm xã hội.

Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.

Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 1.2.4 Quỹ BHXH

1.2.4.1 Khái niệm về quỹ BHXH

Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước. Quỹ nàyđược dùng để chi trả trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH và chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp, các nghành.

Có thể hiểu quỹ BHXH là tập hợp đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH: NLĐ, NSDLĐ, Nhà nước bù thiếu nhằm mục đích chi trả cho các chế độ BHXH và đảm bảo cho hoạt động của hệ thống BHXH.

Nhà nước,được Nhà nước bảo hộ và bù thiếu. Quỹ này được quản lý theo cơ chế cân bằng thu chi do đó quỹ BHXH không đơn thuần ở trạng thái tĩnh mà luôn có sự biến động theo chiều hướng tăng lên hoặc thâm hụt.” ( trích giáo trình bài giảng BHXH – Trường đại học Lao dộng xã hội). Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyết những rủi ro của tất cả những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, do rủi ro được dàn trải cho số đông người tham gia. Đồng thời quỹ này cũng góp phần giảm chi ngân sách cho Nhà nước; khi có biến cố xã hội xảy ra như thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, quỹ BHXH cũng là một khoản không nhỏ giúp Nhà nước thay cho cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, …

1.2.4.2. Nguồn hình thành quỹ

BHXH là phạm trù kinh tế- xã hội tổng hợp, mặc dù tính xã hội được thể hiện nổi trội hơn. Theo các nhà kinh tế cho rằng, kinh tế là nền tảng của BHXH vì chỉ khi NLĐ có thu nhập đạt đến một mức độ nào đó thì việc tham gia BHXH mới thiết thực và có hiệu quả. Cũng theo các nhà kinh tế, BHXH chỉ có thể phát triển được theo đúng nghĩa trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá tức là người tham gia BHXH phải có trách nhiệm đóng góp BHXH để bảo hiểm cho mình từ tiền lương/thu nhập cá nhân, người sử dụng lao động cũng phải đóng góp BHXH cho người lao động mà mình thuê mướn từ quỹ lương của doanh nghiệp/ đơn vị đồng thời Nhà nước cũng có phần trách nhiệm bảo hộ quỹ BHXH như đóng góp thêm khi quỹ BHXH bị thâm hụt. Như vậy:

Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau:

+ Người sử dụng lao động: sự đóng góp này không những thểhiện trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ đồng thời còn thể hiện lợi ích của NSDLĐ bởi đóng góp một phần BHXH cho NLĐ, NSDLĐ sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với NLĐ của mìnhđồng thời cũng giảm bớt được những tranh chấp. Thông thường phần đóng góp này được xác định dựa trên quỹ lương của đơn vị, doanh nghiệp.

+ Người lao động: hệ thống BHXH ở các nước trên thế giới chủ yếu vẫn thực hiện trên nguyên tắc có đóng có hưởng vì vậy người tham gia phải đóng góp cho quỹ mới được hưởng BHXH. Người lao động tham gia đóng góp cho mìnhđể bảo hiểm

cho chính bản thân mình. Thông qua hoạt động này người lao động đã dàn trải rủi ro theo thời gian, khoản đóng góp vào quỹ BHXH chính là khoản để dành dụm, tiết kiệm cho về sau bằng cách là hưởng lương hưu hoặc được hưởng trợ cấp khi gặp rủi ro xảy ra. Khoản trợ cấp này được xác định một cách khoa học và có cơ sở theo nguyên nhân. + Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm: Quỹ BHXH được nhà nước bảo hộ và đóng góp khi quỹ bị thâm hụt không đủ khả năng để chi trả cho các chế độ xã hội. Nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động xã hội diễn ra được đều đặn, ổn định. Nguồn thu từ sự hỗ trợ Ngân sách Nhà nước đôi khi là khá lớn, sự hỗ trợ này là rất cần thiết và quan trọng. Có thể nói hoạt động của chính sách BHXH mà không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì chẳng khác nào đứa trẻ mới tập đi.

+ Các nguồn khác: như sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, lãi dođầu tư phần quỹ nhàn rỗi, khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng BHXH... Đây là phần thu nhập tăng thêm đô bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH được cơ quan BHXH đưa vào hoạt động sinh lời. Việc đầu tư quỹ nhàn rỗi này cũng cần phải đảm bảo khả năng thanh khoản khi cần thiết, an toàn và mang tính xã hội.

Quỹ BHXH gồm các quỹ thành phần sau: - Quỹ ốm đau và thai sản.

- Quỹ TNLĐ– BNN. - Quỹ hưu trí và tử tuất.

Ở nước ta quy định mức đóng và phương thức đóng của NLĐ và NSDLĐ như sau: ( theo luật BHXH hiện hành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)

- NLĐ:

Hằng tháng, người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1Điều 2 của Luật này đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.

Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức

đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động quy định tại điểm e khoản 1Điều 2 của Luật này do Chính phủ quy định.

- NSDLĐ:

Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1Điều 2 của Luật này như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.

Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động quy định tại điểm đ khoản 1Điều 2 của Luật này như sau:

a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.

Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.

1.2.4.3 Mục đích sử dụng quỹ BHXH

Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho 2 mục đích sau:

- Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất của BHXH nhằm đảm bảo ổn định, duy trì cuộc sống cho NLĐ đồng thời góp phần ổn định sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp

để trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ khi mà đối tượng tham gia gặp rủi ro và các chế độ được BHXH trợ cấp là 9 chế độ BHXH đã nêu trong côngước 102 tháng 6/1952 tại Giơnevơ.

Trong thực tế việc chi trả cho các chế độ BHXH diễn ra thường xuyên trên phạm vi rộng, hầu hết các nước trên thế giới đều có những khoản chi thường xuyên là chi lương hưu và trợ cấp tuất.

- Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH: Ngoài việc trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH, quỹ BHXH cònđược sử dụng để chi cho các khoản chi phí quản lý như: tiền lương cho cán bộ làm việc trong hệ thống BHXH, khấu hao tài sản cố định, văn phòng phẩm và một số khoản chi khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện Bảo Hiểm Xã Hội tại Công Ty TNHH TMDV Huế Cổ (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w