Về trách nhiệm đóng bảo hiểm

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện Bảo Hiểm Xã Hội tại Công Ty TNHH TMDV Huế Cổ (Trang 34 - 36)

Khi tham gia BHXH bắt buộc ở doanh nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH cho bạn còn khi tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia phải tự mìnhđóng BHXH tại cơ quan BHXH.

1.2.5.3.1. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN: Bảng 1:Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN. (ĐVT: %) Tỷ lệ đóng BHXH BHYT BHTN Tổng DN phải đóng 18 3 1 22 Người lao động 8 1,5 1 10,5 Tổng cộng 26 4,5 2 32,5 (Nguồn: Phòng nhân sự) Trong đó:

Người lao động phải đóng: BHXH: 8% (Đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất) Doanh nghiệp phải đóng: BHXH: 18% (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).

Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Cụ thể:

Mức tiền lương tháng thấp nhấtđể tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.

Mức tiền lương đóng tối đa: Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở. (Mức lương cơ sở không phải là mức lương tối thiểu, mức lương cơ bản của DN… mà là mức lương cơ sở được quy định tại Nghị định 47/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện tại là 1.210.000đồng/tháng. Như vậy: Mức lương đóng BHXH tối đa 1.210.000 x 20 = 24.200.000 đồng/tháng.

Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa để tính mức đóng BHTN là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

Hiện tại, quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 3.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.320.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 2.900.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 2.580.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạtđộng trên địa bàn thuộc vùng IV.

Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.

Chú ý:

Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.

Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

1.2.5.3.3. Thời hạnđóng tiền BHXH, BHYT,BHTN Đóng hằng tháng

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người laođộng tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần

Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thìđóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

Đóng theo địa bàn

Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thìđăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.

Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện Bảo Hiểm Xã Hội tại Công Ty TNHH TMDV Huế Cổ (Trang 34 - 36)

w