Tình hình nghiên cứu cây mai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội (Trang 37 - 47)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

1.5.2.Tình hình nghiên cứu cây mai ở Việt Nam

1.5.2.1. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của cây mai * Nghiên cứu sự hình thành mầm hoa

Theo nghiên cứu của Bùi Trang Việt (2000) cho thấy mầm hoa mai xuất hiện và hình thành từ chồi ngọn hoặc chồi nách qua 3 giai đoạn là giai đoạn phân hóa mầm hoa, giai đoạn hình thành mầm hoa và giai đoạn tăng trưởng nụ và nở hoa.

Phân hóa mầm hoa bắt đầu từ biến đổi mô phân sinh ngọn, nách lá, từ mô phân sinh dinh dưỡng chuyển thành mô phân sinh phân hóa mầm hoa. Các biểu hiện đầu tiên được biết khi phân tích tế bào học hay sinh hoá học, đặc biệt ở vùng đỉnh, phân hóa mầm hoa xảy ra đồng thời với sự biến đổi rất rõ của bộ máy dinh dưỡng, đặc biệt là sự kéo dài lóng thân do hoạt động mạnh của vùng dưới ngọn của mô phân sinh.

Sau khi phân hóa mầm hoa khoảng 2 - 3 ngày thì sẽ hình thành mầm hoa, tức hình thành cơ quan hoa (quan sát được dưới kính hiển vi): các tế bào ngoại vi phân hóa thành các bầu noãn và bao phấn, các tế bào sâu hơn bên trong hình thành cánh hoa. Sự hình thành mầm hoa diễn ra rất nhanh và phát triển thành nụ hoa (dễ nhìn thấy dưới kính lúp, qua lát cắt dọc).

Sau 75-80 ngày mầm hoa tăng trưởng, phát triển ra ngoài và hình thành nụ, khi đó nụ hoa tiếp tục tăng trưởng, phát triển thành hoa.

Xác định được các giai đoạn hình thành mầm hoa, có ý nghĩa quan trọng trong việc tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp để điều chỉnh cho hoa mai ra đúng dịp mong muốn.

* Kết quả nghiên cứu một số giống mai được trồng ở Việt Nam

- Mai Cúc

Mai Cúc là giống mai có hình thái hoa đặc biệt so với các giống mai khác. Cấu trúc hoa có rất nhiều cánh và xếp nhiều tầng như bông cúc. Cây thân gỗ như mai vàng nhưng sinh trưởng chậm hơn. Lá mai thon dài, cong tròn phần đầu lá, lá non màu nâu nhạt, lá già màu xanh.

Búp mai tròn, không thon dài như các hoa mai khác. Đặc biệt hoa có từ 120 - 150 cánh, xếp thành các tầng, tương tự cấu trúc của hoa cúc mâm xôi, nở tròn, màu vàng sặc sỡ. Cánh hoa nhỏ, mỏng, hoa nở liên tục đến khi rụng nụ và không có nhụy và tùy vào mức độ dinh dưỡng của hoa mà số lượng cánh sẽ thay đổi.

Hiện nay, giống mai này ở Thành phố Hồ Chí Minh số lượng còn ít do không thể nhân giống bằng hạt mà chỉ ghép cành với các gốc mai vàng miền Nam, và rất được ưa chuộng trên thị trường (Nguyễn Thị Nhã, 2017).

- Mai Cam

Mai Cam là cây thân gỗ nhỏ, dễ trồng, không kén đất, được dùng làm cây cảnh vào mỗi dịp tết. Cành nhỏ, màu nâu đen sẫm. Lá nhỏ, thon dài, gân lá lộ rõ. Nụ có màu xanh ánh cam. Hoa màu cam đậm, cánh mỏng dễ bị rủ dưới ánh sáng mạnh.

Hoa thường có 5 - 7 cánh, to tròn, nở đều, nhưng do quá trình trồng, cấy ghép phát sinh ra đột biến nên ngoài thị trường có những cây mai Cam từ 8 cánh đến 24 và 48 cánh, giống mai này có nhiều ở Cần Thơ (Lê Văn Hai, 2015).

- Mai Sẻ

Mai Sẻ là mai có 5 cánh nhỏ, nên gọi là mai Sẻ, đặc biệt cây mai này có hoa chùm và rất sai hoa, hoa nở rộ đầy cành, vàng tươi, óng ánh, trông rất đẹp. Thân, cành cây màu nâu xám, lá màu xanh thẫm, có răng cưa, cây sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu được sâu bệnh, có nhiều ở Bình Định. (Nguyễn Thị Nhã, 2018).

- Mai Huế

Trồng nhiều tại Huế, là cây mai 5 cánh có mùi thơm nhẹ, cây nhiều hoa, có màu vàng chanh, cánh dày, lâu tàn. Loại mai này có lộc và lá non màu xanh, thân và cành có màu nâu xám, cây sinh trưởng phát triển và chống chịu sâu bệnh tốt.

- Mai Giảo

Được trồng nhiều tại thành phố Hồ Chí Minh, phổ biến nhất là mai Giảo lá mỏng, đang được ưa chuộng nhất hiện nay, chiếm hơn 95% tổng số các giống mai ghép. Giống mai này sinh trưởng khỏe, ổn định, chống chịu sâu bệnh khá. Cành màu nâu, phân nhánh mạnh. Lá có màu xanh non; phiến lá to và mỏng, mép lá gợn sóng, hoa 5 cánh màu vàng, đường kính hoa lớn. Ngoài ra, giống đột biến của mai này là mai Giảo lá gai cũng được nhà vườn ươm trồng, có đặc điểm lá hơi cứng, màu xanh đậm, phiến lá to và dày, gân lá lộ rõ, phiến lá có răng cưa đều nhau (Lê Thị Nghiêm, 2016).

- Mai Quắn

Cây có nhiều ở Quảng Ngãi, cành màu nâu sáng, phân nhánh trung bình. Lá có màu xanh thẫm; phiến lá to, mép lá có răng cưa gọi là mai Quắn vì do lá và thân đều xoáy quắn lại rất độc đáo, hoa nở xoè to nhưng 5 cánh cong lên như lòng thuyền, ngoài đầu hơi đỏ, nhụy cái to rất dài. Giống mai này sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh khá (Lê Thị Nghiêm, 2016).

- Mai Kem

Loại mai màu vàng kem, thường có nhiều ở Bến Tre được các nghệ nhân ở Thủ Đức thu thập về. Hoa 5 cánh, phẳng, tròn. Cành mập, màu nâu sáng, mắt lá thưa, lá to. Nụ hoa khỏe, cuống dài, hoa khá to. Do mắt lá thưa, ít mầm sinh thực nên hoa ra ít. Cây thường được ghép với mai Vàng và mai Cam thành cây ghép 3 màu, có giá trị kinh tế cao hơn khi trồng không ghép (Thái Văn Thiện, 2010)

- Mai Trâu

Mai Trâu là giống mai vàng 5 cánh, có ưu điểm ra hoa với chùm lớn. Cánh hoa to, rộng, màu vàng rực, cánh thường bị dún, cấu trúc hoa thưa nên không đẹp mắt. Tuy nhiên, cũng có một số loại mai Trâu có cánh phẳng, cấu trúc hoa tròn, đẹp hơn nhưng không có nhiều. Số lượng hoa trên cành thưa, hoa có 7 - 8 cánh (Thái Văn Thiện, 2010). Cây mọc khắp nơi ở khu vực phía Nam, có nơi mọc thành rừng như Tây Ninh, nhưng nhược điểm hoa ít hơn các giống khác (Huỳnh Văn Thới, 2004).

- Mai Rừng

Loại mai đặc biệt được các nghệ nhân sưu tầm và làm cảnh do đặc điểm hình thái bên ngoài của thân. Thân của cây bò ra gặp đất mềm, tơi xốp thì phát triển mạnh, gặp đá thì thân mai ùn lại, phình to lên tạo ra những hình lạ mắt. Điểm độc đáo của mai Rừng là vừa vươn lên khỏi mặt đất thì búp hoa sẽ mọc đầy cành. Cây thân nhỏ, cành rất giòn. Hoa 5 cánh màu vàng nhạt, cuống hoa hơi dài và màu tím sậm.

Mai Rừng thường mọc thành từng đám rộng 300 - 400 m2 ở vùng núi cao khu vực Sơn Hải, Cà Ná, Vĩnh Hy, Bác Ái (Ninh Thuận) và Vĩnh Hảo (Bình Thuận) (Huỳnh Văn Thới, 2004).

- Mai vàng năm cánh tròn

Là cây mai vàng hoa 5 cánh to và tròn, cánh hoa xếp kín vào nhau tạo thành 1 vòng tròn rất đẹp, lá mai khi non có màu đỏ, khi trưởng thành có màu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xanh đậm, giống mai này sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh khá, được người chơi mai rất ưa chuộng (Nguyễn Thị Nhã, 2018).

- Mai Vĩnh Hảo

Là loài mai đặc trưng của xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Thân cứng, cây cao 2 - 4m, cành nhánh nhiều nhưng dễ gãy. Lá có kích thước nhỏ, hình bầu dục, trơn bóng và mép lá có răng cưa. Hoa có kích thước to, mọc thành chùm, màu vàng óng, cánh hoa thon dài, xếp phẳng thành 2 tầng, mỗi tầng 5 - 6 cánh, hương thơm dịu. Đặc biệt, mai Vĩnh Hảo rất lâu tàn, khi tàn vẫn giữ màu sắc. Hạt non màu xanh đậm, hạt già màu đen như các giống mai khác (Huỳnh Văn Thới, 2004).

- Mai vàng Yên Tử

Ở miền Bắc Việt Nam, mai vàng Yên Tử là cây thân gỗ, được mệnh dạnh là “Đại lão mai vàng Yên Tử” thuộc tỉnh Quảng Ninh, cây không chỉ có ý nghĩa về văn hóa mà còn có giá trị kinh tế cao.

Mai vàng Yên Tử là tiểu mộc hoặc đại mộc, vỏ thân xám trắng, cành non có bì khổng và có chồi búp. Lá có phiến bầu dục, dai, mọc chụm ở đầu cành, có cuống, gân phụ rất rõ gồm 8 - 9 gân, mép lá có răng cưa.

Hoa màu vàng chanh, cánh hoa dày, hình dẻ quạt, viền cánh hoa lượn sóng và xếp thưa, tách rời nhau; hương thơm nhẹ, thoang thoảng mùi của chè gừng cúng gia tiên đêm giao thừa, hoa mọc thành chùm, một cây có rất nhiều chùm hoa trên cây.

Hoa mọc từ nách lá, ban đầu là một hoa to, gọi là hoa cái, có vỏ lụa, vỏ trấu bọc lại bên ngoài. Khi vỏ lụa bung ra sẽ xuất hiện một chùm hoa nhỏ có từ một nụ đến nhiều nụ, tăng trưởng rất nhanh, do hoa thường nở vào sau tết nên việc xác định được thời điểm phân hóa mầm hoa có ý quan trọng trong việc điều khiển ra hoa vào dịp lễ tết. Mỗi hoa có 5 đài màu xanh và 5 cánh màu vàng, ở giữa là chùm nhụy mang phấn màu vàng sậm. Đài hoa xanh, sau chuyển sang màu đỏ. Khi đậu quả thì bầu noãn phình to lên và kết hạt. Hạt non màu xanh

sau chuyển sang màu tím đen rụng xuống đất mọc thành cây con (Đặng Văn Đông, 2016).

1.5.2.2. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và phát triển của cây mai.

- Nghiên cứu về giá thể:

Việc sử dụng các giá thể phù hợp cho cây trồng chậu nói chung và hoa mai nói riêng là rất cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển. Giá thể sử dụng cho mai có nhiều loại như đất phù sa, xơ dừa, trấu, mùn cưa, phân chuồng, phân vi sinh…Giá thể phù hợp phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nước, khoáng và oxy, đồng thời là môi trường thuận lợi cho các sinh vật và vi sinh vật đất phát triển làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, giữ nước và thoát nước tốt (Nguyễn Thị Kim Lý, 2009).

Cây trồng trong chậu, có thể tích nhỏ, nên giá thể trồng là rất quan trọng, nếu trồng giá thể nhẹ cây dễ bị lung lay ảnh hưởng đến rễ, nếu giá thể nặng, sẽ bí rễ làm cho cây hấp thụ dinh dưỡng kém (Đoàn Thị Anh Tú, Hoàng Xuân Lam, 2019).

Kết quả nghiên cứu của Việt Chương (2006) cho thấy, giá thể tốt nhất để trồng mai là 1/3 đất thịt trộn với 1/3 phân bò khô và 1/3 tro trấu, vỏ đậu, vỏ lạc hay xơ dừa. Phân được trộn và ủ lại, sau đó sử dụng để trồng và có thể trồng trong chậu tới 2-3 năm.

Trương Hoàng Giang (2012) đã kết luận, giá thể trồng mai trong chậu thích hợp là 1/2 đất + 1/2 xỉ than + 0,2 kg NPK cho cây mai sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh hại.

Năm 2015, Đặng Văn Đông và cs đã nghiên cứu các loại giá thể thích hợp cho cây mai 2 năm tuổi, đã xác định giá thể phù hợp nhất là 1/2 đất phù sa +1/4 vỏ trấu + 1/4 phân chuồng. Đây cũng là cơ sở khoa học để đề tài tiếp tục nghiên cứu các loại giá thể phù hợp cho cây mai 5 năm tuổi.

gồm 50% đất phù sa, 10% đất cát, 30% xơ dừa mục và 10% phân hữu cơ hoai mục, tất cả trộn đều, phơi nắng để diệt khuẩn.

- Các nghiên cứu về biện pháp cắt tỉa:

Cắt tỉa là biện pháp tác động cơ giới, được áp dụng phổ biến ở một số loại cây trồng làm cảnh và cây ăn quả như cho đào, quất, đỗ quyên, bưởi, ổi.... Sử dụng biện pháp cắt tỉa, cưa đốn là để kìm hãm ưu thế ngọn cho các chồi bên phát triển theo hướng có lợi, đảm bảo cân đối giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh thực của cây, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao chất lượng hoa, quản lý được kích cỡ cây (Lê Thị Mỹ Hà và Bùi Quang Đãng, 2018). Các chậu mai chơi tết xong đều được cắt tỉa, tạo tán để tiếp tục duy trì dáng, thế cây, tạo cho lộc non bật ra từ thân chính cho cành cấp 1 phát triển khỏe và nhiều lá, tốt cho quá trình quang hợp tích lũy dinh dưỡng nuôi cây.

Từ khi trồng đến khi cây mai ra hoa, hoạt động chủ yếu là tạo bộ rễ, hình thành thân chính và bộ khung cành lá. Tuy nhiên, nếu để cây tự phát triển thì các cành không đều nhau, cành khỏe, cành yếu, cành sâu bệnh. Cành yếu bị che khuất sẽ không có hoa, còn cành khỏe có quá nhiều hoa, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cây hoa. Kết quả nghiên cứu của Đặng Văn Đông (2016) cho thấy, mai vàng Yên Tử chủ yếu là dáng trực, cần cắt tỉa theo tầng 3, 5 hoặc 7 tầng tán theo hình tháp từ trên xuống dưới để cây mai đón được lượng ánh sáng nhiều nhất, tốt cho bộ lá quang hợp.

Khi thân chính càng cao, khoảng cách của các bộ phận trên và dưới mặt đất càng xa, việc vận chuyển nhựa luyện, nhựa nguyên phải qua khoảng cách lớn làm giảm chất lượng của quá trình trao đổi chất, cây chậm ra hoa và ra không đồng đều. Do vậy, muốn thân chính thấp, cành trong tán không quá dày, bộ phận ra hoa phải gần thân và cành chính cấp 1 cần phải tiến hành cắt tỉa, tạo hình thường xuyên cho cây (Chu Thúc Đạt và cs., 2019).

- Các nghiên cứu về phân bón:

bón đúng, bón đủ để cây mai cho năng suất, chất lượng cũng như khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh. Với cây mai, thời điểm sau tết khi hoa đã tàn được vận chuyển về vườn để thay giá thể, cắt tỉa chuẩn bị cho ra lộc mới, đây là lúc cần tăng cường bón phân để kích thích cho cây mai bật chồi. Đến giai đoạn cây ra nụ cần bón phân cân đối, trong đó tăng lân để kích thích phát triển nụ, nụ nhiều, duy trì tốt lượng nụ hữu hiệu để cây có giá trị thương phẩm cao và cho hoa nở nhiều vào đúng dịp mong muốn. Vì vậy, cần nghiên cứu xác định loại phân thích hợp trong từng giai đoạn giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao chất lượng hoa (Nguyễn Thị Kim Lý, 2009).

Hà Thị Kim Chiến (2014) xác định chế độ bón phân thích hợp cho mai vàng Yên Tử 1 năm tuổi là: 1 kg phân vi sinh + 0,1 kg N + 0,3 kg P2O5 + 0,2 kg KCl cho tỷ lệ sống cao 87,3 %, cây sinh trưởng tốt, chiều cao cây 65,8 cm, độ bền hoa 15 ngày.

Đăng Văn Đông (2015) đã kết luận phân bón thích hợp cho mai vàng Yên Tử 2 năm tuổi là 1,5 kg phân vi sinh + 0,2 kg đạm urê + 0,5 kg lân + 0,3 kg kaliclorua, cho cây sinh trưởng, phát triển tốt với đường kính thân 1,36 cm, chiều cao cây 74,8 cm và số lá/cành nhiều nhất 18,6 lá.

Nguyễn Thị Thanh Hiền (2016), khi bón bổ sung cho cây đào, cây mai 0,1 kg đạm urea/cây + phun dung dịch dinh dưỡng Atonik 18SL qua lá 7 ngày/ lần cho hiệu quả kinh tế cao, giá trị lợi nhuận tăng từ 4,94 - 5,55 lần.

- Các nghiên cứu về kỹ thuật điều khiển nở hoa:

Trong điều kiện tự nhiên nếu không tác động các biện pháp kỹ thuật cây mai thường nở hoa sau tết sẽ làm giảm giá trị kinh tế.

Theo Hà Thị Kim Chiến (2014), để điều chỉnh cho mai vàng Yên Tử nở hoa đúng vào dịp tết Nguyên đán, áp dụng biện pháp khoanh vỏ + tuốt lá + phun phân đầu trâu 502 vào đầu tháng 11 âm lịch sẽ cho tỷ lệ hoa nở cao đạt 90,2 %, hoa nở đúng 28/12 âm lịch.

Đặng Văn Đông (2015) cho thấy việc kết hợp biện pháp cơ học (khoanh vỏ + tuốt lá) với sử dụng Spay - N- Grow và xử lý nhiệt độ cao (quây nilong + thắp điện) cho kết quả tốt nhất: cây có 41 % ra nụ trước tết 30 ngày và có 68 % cây ra hoa trước tết Nguyên Đán 3 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực tế cho thấy vào những tháng âm lịch cuối năm, thời tiết miền Bắc thường lạnh, có những năm rét đậm rét hại kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến sự ra nụ và ra hoa của cây, nhất là những cây cảnh cho hoa vào dịp tết Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội (Trang 37 - 47)