Ảnh hưởng của phân bón đến giai đoạn sinh trưởng thân lá và hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội (Trang 108 - 110)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

3.2.3.Ảnh hưởng của phân bón đến giai đoạn sinh trưởng thân lá và hình

Phân bón là nguồn dinh dưỡng thiết yếu đối với cây hoa trồng chậu nói chung và cây mai vàng Yên Tử nói riêng nhưng cũng tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng phát triển mà có chế độ và các loại phân bón khác nhau. Trong đó, đạm, lân, kali là 3 nguyên tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng. Cây được cung cấp NPK đầy đủ, thân lá chồi phát triển tốt, năng suất chất lượng hoa cao hơn so với việc cây thiếu hụt một trong các nguyên tố trên.

Ngoài ra phân bón là yếu tố đầu tư rất được quan tâm và chiếm một tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất. Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều hay bón thế nào cũng đem lại hiệu quả, việc bón phân không hợp lý sẻ ảnh hưởng đến năng suất chất lượng cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xác định loại phân bón thích hợp trong từng giai đoạn sẽ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao chất lượng hoa là vấn đề cần phải nghiên cứu cụ thể cho từng loại cây. Bón đúng loại phân, đúng thời điểm là yếu tố quan trọng để cây mai sinh trưởng, phát triển và ra hoa đúng thời gian mong muốn.

Từ kết quả nghiên cứu về sự hình thành mầm hoa và sự phát triển của nụ hoa mai vàng Yên Tử đã cho thấy thời gian sinh trưởng thân, lá và hình thành mầm hoa khoảng 6 tháng tính từ khi cây mai được cắt tỉa. Sau đó mầm hoa phát triển ra ngoài gọi là nụ hoa, giai đoạn phát triển nụ kéo dài đến khi nở hoa. Đây là thời điểm chủ yếu sinh trưởng phát triển thân, lá và hình thành mầm

hoa (từ tháng 3 - tháng 8 hàng năm). Vì thế để cây ra hoa đẹp có chất lượng cao thì ngay ở giai đoạn này cần phân bón cho mai loại phân có tỷ lệ đạm cao để cây phát triển chồi lá và phân hóa mầm hoa được tập trung và nhanh nhất.

Đánh giá ảnh hưởng của các loại phân bón trong giai đoạn sinh trưởng thân, lá và hình thành mầm hoa của mai vàng Yên Tử được trình bày ở bảng 3.24.

Bảng 3.24. Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019

CTTN Đường kính thân (cm) Chiều cao cây(cm) Số lá / cành (lá) Số chồi lộc/cây (chồi) CT1 4,40 115,5 33,6 15,3 CT2 5,31 117,7 36,2 18,0 CT3 4,42 115,9 33,8 16,0 CT4 4,43 116,1 33,9 15,7 CV% 8,8 9,5 7,9 LSD0,05 0,9 2,0 2,63

Ghi chú: CT1: Không bón phân (Đối chứng)

CT2: NPK:30 -10-10+TE CT3: NPK:20-20-15+TE CT4: NPK:16-12-8+TE

Thời gian thí nghiệm: từ tháng 3 - tháng 8/2018

Việc sử dụng phân bón gốc có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng và phát triển của hoa cây cảnh. Các loại phân được chọn để nghiên cứu đều có tỷ lệ đạm cao rất cần cho giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và phân hóa mầm hoa. So với CT1 (Đối chứng) thì các công thức có bón phân đều vượt trội hơn hẳn, làm tăng chiều cao, đường kính cây, số lá và số chồi trên cây.

Trong số các loại phân sử dụng CT2 (NPK:30-10-10+TE) có ưu điểm hơn cả, thể hiện ở đường kính thân đạt cao nhất 5,31 cm, trong khi đó CT3 (NPK:20- 20-15+TE) là 4,42 cm, CT4 (NPK:16-12-8+TE) 4,43 cm và thấp nhất là CT1

(không bón phân) 4,40 cm. Sử dụng phân (NPK:30-10-10+TE) ở CT2 cho thấy đường kính thân phát triển vượt trội thể hiện sự sai khác có ý nghĩa mức độ tin cậy 95% so với đối chứng.

Chiều cao cây ở CT2 (NPK:30-10-10+TE) là 117,7 cm cũng cao hơn các công thức bón phân khác, CT3 (NPK:20-20-15+ TE) 115,9 cm, CT4 (NPK:16- 12-8+TE) 116,1 cm và thấp nhất là CT1 (không bón phân) 115,5 cm. Phân bón đã ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng chiều cao cây mai vàng Yên Tử.

Ở chỉ tiêu số lá/cành, thấp nhất là CT1 (không bón phân) 33,6 lá, đến CT3 (NPK:20-20-15+TE) 33,8 lá, CT4 (NPK:16-12-8+TE) 33,9 lá và cao nhất là CT2 (NPK:30-10-10+TE) 36,2 lá. Số lá nhiều, phát triển cân đối sẽ giúp cây quang hợp và tích lũy dinh dưỡng nuôi cây.

Trong giai đoạn cây sinh trưởng sinh dưỡng nếu số lượng chồi lộc/cây nhiều, khỏe sẽ đảm bảo số lượng và chất lượng hoa cho cây ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Ở CT2 (NPK:30-10-10+TE) cho số lượng chồi lộc cao nhất 18 chồi lộc/cây, còn CT1 (không bón phân) 15,3 chồi lộc, thể hiện sự sai khác có ý nghĩa mức độ tin cậy 95% giữa CT2 (NPK:30-10-10+TE) so với đối chứng CT1 (không bón phân). Còn lại CT3 (NPK:20-20-15+TE) 16 chồi lộc và CT4 (NPK:16-12-8+TE)15,7 chồi lộc, hai công thức này không có sự sai với các công thức khác.

Như vậy, trong giai đoạn sinh trưởng thân lá và hình thành mầm hoa, việc sử dụng phân bón (NPK:30-10-10+TE) với liều lượng 20g/chậu/cây bón 1 tháng 1 lần từ tháng 3(sau khi cắt tỉa lần 1) cho đến tháng 8 khi có nụ 10% là tốt nhất cho cây mai vàng Yên Tử với chiểu cao cây là 117,7cm, đường kính thân 5,31cm, cho 36,2 lá vả 18 chồi lộc/cây.

3.2.4. Ảnh hưởng của loại phân bón đến giai đoạn phát triển nụ, ra hoa của cây mai vàng Yên Tử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội (Trang 108 - 110)