Ảnh hưởng của nồng độ Thiourea đến sự rụng lá và chất lượng hoa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội (Trang 118 - 122)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

3.2.6.Ảnh hưởng của nồng độ Thiourea đến sự rụng lá và chất lượng hoa

3.2.6.1. Ảnh hưởng của nồng độ Thiourea đến khả năng rụng lá của cây mai vàng Yên Tử

Khi cây mai rụng lá dinh dưỡng trong cây sẽ tập trung nuôi dưỡng nụ hoa, làm cho nụ hoa nhanh phát triển và có thể nở vào đúng dịp tết, vì vậy hàng năm gần vào dịp tết, các hộ hay các nhà vườn trồng mai đều phải thuê nhân công vặt bỏ lá mai, nên mất nhiều công sức và thời gian, hơn nữa quá trình vặt, tuốt lá nếu không cẩn thận sẽ làm tổn thương đến mầm nụ thậm chí làm rụng nụ ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng hoa mai (Lê Thị Thanh Thủy (2007). Để thay thế phương pháp tuốt lá thủ công và giảm chi phí công lao động, việc phun Thiourea ở các nồng độ khác nhau đã được đề tài thực hiện.

Việc phun Thiorea vào thời điểm trước tết Nguyên đán 50 ngày với nồng độ khác nhau đã cho thời gian rụng lá khác nhau từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của nụ. Cây mai sau khi rụng lá, dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi nụ.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nồng độ Thiourea đến khả năng rụng lá của mai vàng Yên Tử được trình bày ở bảng 3.30.

Sau khi xử lý Thiourea cho thấy số lá rụng đạt 50 % ở CT4 (nồng độ 2.0 %) là sớm nhất 4,7 ngày, tiếp đến CT3 (nồng độ 1,75 %) 5,2 ngày, còn CT2 (nồng độ 1,5 %) 6,7 ngày và chậm nhất là CT1 (nồng độ 1,0 %) 8,3 ngày, đã cho thấy nồng độ Thiorea ảnh hưởng rất rõ đến thời gian rụng lá trên cây mai.

Bảng 3.30. Ảnh hưởng của nồng độ Thiourea đến khả năng rụng lá của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019

Chỉ tiêu Công thức

Sau xử lý

Thiourea…. ngày Đặc điểm hình thái chồi nụ sau phun

Tỷ lệ cháy nụ (%) 50% lá rụng 100% lá rụng

CT1 8,3 14,2 Nụ căng tròn, có màu nâu tự nhiên 0 CT2 6,7 10,2 Nụ căng tròn, có màu nâu tự nhiên 0 CT3 5,2 8,1 Nụ xẹp nhẹ, đầu nụ xém nhẹ 25

CT4 4,7 7,8 Nụ bị xẹp, đầu nụ xém đen 50

CV% 9,3

LSD0,05 2,0

Ghi chú: CT 1: Phun Thiourea ở nồng độ 1,0% CT 2: Phun Thiourea ở nồng độ 1,5% CT 3: Phun Thiourea ở nồng độ 1,75% CT 4: Phun Thiourea ở nồng độ 2.0 % Ngày bắt đầu phun: 16/12/2018

Về số lá rụng 100 %, chậm nhất là CT1 (nồng độ 1,0%) với thời gian 14,2 ngày, ở nồng độ này thời gian rụng lá chậm, nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng nụ, cho nụ căng tròn và có màu nâu tự nhiên. Tiếp đến CT2 (nồng độ 1,5%) thời gian rụng lá 100% là 10,2 ngày, nhanh hơn CT1 là 4 ngày và không làm ảnh hưởng đến chất lượng nụ, nụ căng tròn có màu nâu tự nhiên và không bị cháy nụ.

Số lá rụng 100 % ở CT3 (nồng độ 1,75 %) với thời gian 8,1 ngày, nhanh hơn CT2 là 2,1 ngày và CT1 là 6,1 ngày nhưng ở nồng độ này đã ảnh hưởng đến chất lượng nụ, nụ có hiện tượng xẹp nhẹ, đầu nụ bị cháy xém dẫn đến tỷ lệ cháy nụ là 25 %. Ở CT4 (nồng độ 2.0 %) với thời gian 7,8 ngày lá đã rụng 100 %, nhưng đã làm cho nụ bị xẹp, đầu nụ cháy xém và cho tỷ lệ nụ cháy nụ cao 50 %. Sự sai khác giữa CT2 (nồng độ 1,5 %) với các công thức thí nghiệm khác có ý nghĩa thống kê ở mức 95 %. Ở CT3 và CT4, tỷ lệ nụ bị cháy từ 25-50 % đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nở hoa sau này, cánh hoa sẽ dị dạng, không đều, nụ bị teo và không nở hoa được, làm giảm giá trị thương phẩm của cây mai.

Như vậy, việc phun Thiorea ở nồng độ 1,50 % là phù hợp nhất cho cây mai vàng Yên Tử cho thời gian rụng lá cũng như chất lượng nụ đạt tốt nhất.

3.2.6.2. Ảnh hưởng của nồng độ Thiourea đến khả năng ra hoa và tỷ lệ hoa nở của mai vàng Yên Tử trồng tại Gia Lâm, Hà Nội

Nụ mai xuất hiện vào khoảng từ tháng 7 - 9 tùy thuộc và các yếu tố ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc. Mục đích phun Thiorea là để thay thế vặt lá thủ công và tìm ra nồng độ tốt nhất để nụ mai không bị ảnh hưởng và có thể hoa nở vào dịp tết, tuy nhiên quá trình rụng lá cũng sẽ ảnh hưởng đến thời điểm ra hoa của mai vàng Yên Tử, nên nồng độ Thiorea khác nhau cũng ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của cây, kết quả nghiên cứu này được trình bày ở bảng 3.31.

Thời gian từ phun Thiorea đến khi ra nụ đạt cực đại 90 %. Kết quả ở bảng 3.33 cho thấy ở CT1 (nồng độ 1,0 %) là 45 ngày, CT2 (nồng độ 1,5 %) là 41,0 ngày, CT3 (nồng độ 1,75 %) là 35 ngày và CT4 (nồng độ 2.0 %) là 31 ngày.

Thời gian mai vàng Yên Tử ra hoa 10 %, cho thấy các công thức đều chênh lệch nhau, ra sớm nhất là CT4 (nồng độ 2.0 %) 43 ngày (ra hoa 10 % là 27/1/2019), tiếp đến CT3 (nồng độ 1,75 %) 44 ngày (28/1/2019), CT2 (nồng độ 1,5 %) 50 ngày (4/2/2019) và dài nhất là CT1 (nồng độ 1,0 %) 56 ngày (10/2/2019).

Bảng 3.31. Ảnh hưởng của nồng độ Thiourea đến khả năng ra hoa và tỷ lệ hoa nở của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 – 2019

Chỉ tiêu Công thức

Thời gian từ phun

đến... (ngày) Tỷ lệ ra hoa (%) Thời gian ra hoa 10% Thời điểm ra hoa 10% so với Tết Nguyên Đán (ngày) Nụ đạt cực đại (90%) Ra hoa (10%) CT1 45 56 93,3 10/02 -6 CT2 41 50 95,0 04/02 +1 CT3 35 44 76,0 28/01 -24 CT4 31 43 55,4 27/01 -23 CV% 11,2 LSD0,05 6,5

Ghi chú: CT 1: Phun Thiourea ở nồng độ 1,0% CT 2: Phun Thiourea ở nồng độ 1,5% CT 3: Phun Thiourea ở nồng độ 1,75% CT 4: Phun Thiourea ở nồng độ 2.0 % - Ra hoa sau tết + Ra hoa trước tết Ngày phun: 16/12/2018

Như vậy nồng độ khác nhau đã ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian ra hoa trước và sau tết Nguyên đán. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quang Vinh (2012) trên cây mai Giảo tại Cần Thơ về xử lý phun Thiorea đã làm rụng lá mai và có thể điều khiển hoa ra vào thời điểm mong muốn.

Số liệu ở bảng 3.31 cũng cho thấy nồng độ Thiorea ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nở hoa, CT2 (nồng độ 1,5 %) cho tỷ lệ nở hoa cao nhất đạt 95 %, tiếp đến CT1 (nồng độ 1,0 %) đạt 93,3 %, hai công thức này tỷ lệ nở hoa cao là do có nồng độ Thiorea phù hợp, đảm bảo cho nụ phát triển bình thường nên hoa nở trên 90 %.

Còn ở CT3 (nồng độ 1,75 %) cho tỷ lệ nở hoa chỉ đạt 76 % và CT4 (nồng độ 2.0 %) thấp nhất 55,4 %, cả 2 công thức đều cho tỷ lệ nở hoa dưới 80 %.

Nguyên nhân có thể là do nồng độ Thiorea cao, dẫn đến nụ bị cháy xém, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nở hoa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy phun Thiourea nồng độ 1,5 % đã ảnh hưởng tích cực đến quá trình làm rụng lá và cho tỷ lệ hoa nở cao và hoa ra vào đúng tết Nguyên đán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội (Trang 118 - 122)