Ảnh hưởng của Paclobutrazol đến sinh trưởng, ra hoa và chất lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội (Trang 113 - 118)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

3.2.5.Ảnh hưởng của Paclobutrazol đến sinh trưởng, ra hoa và chất lượng

Theo Trần Văn Hâu và cs. (2018) tùy theo nồng độ xử lý mà các chất điều hòa sinh trưởng là chất kích thích hay ức chế quá trình sinh trưởng, phát triển của thực vật. Ngày nay có nhiều chất vô cơ tổng hợp được dùng trong nông nghiệp để làm chậm sự sinh trưởng của thực vật, trong đó có Paclobutrazol được sử dụng để làm ức chế sự tăng trưởng trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và có tác dụng cho cả cây ăn quả, cũng như cho hoa và cây cảnh.

Do vậy đề tài đã sử dụng Paclobutrazol với các nồng độ khác nhau, nhằm xác định được nồng độ thích hợp để cho quá trình phân hóa mầm hoa của cây mai vàng Yên Tử diễn ra nhanh hơn và tập trung hơn, thuận lợi hơn cho việc xử lý cho cây mai vàng Yên Tử ra hoa vào đúng địp tết Nguyên đán.

3.2.5.1. Ảnh hưởng của nồng độ Paclobutrazol (PBZ) đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và số nụ của cây mai vàng Yên Tử

Các kết quả nghiên cứu này được trình bày ở bảng 3.27.

Về đường kính thân cho thấy: CT2 (nồng độ 800 ppm) cho đường kính thân đạt cao nhất 5,40 cm, CT4 (đối chứng không phun) 4,43 cm, CT1 (nồng độ 400 ppm) 4,47 cm và CT3 (nồng độ 1.200 ppm) 4,46 cm. Sự sai khác giữa CT2 (nồng độ 800 ppm) và CT4 (đối chứng) là có ý nghĩa ở mức thống kê 95%.

Bảng 3.27. Ảnh hưởng của nồng độ Paclobutrazol (PBZ) đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và số nụ của cây mai vàng Yên Tử.

tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019

CTTN Đường kính thân (cm) Chiều cao cây (cm) Số nụ/cây (nụ)

CT1 4,47 118,0 91,9 CT2 5,40 119.7 94,0 CT3 4,47 117,9 91,7 CT4(Đ/c) 4,43 117,7 88,2 CV% 10,2 11 10,4 LSD0,05 0,84 2,0 5,2 Ghi chú: CT 1: phun PBZ ở nồng độ 400 ppm CT 2: phun PBZ ở nồng độ 800 ppm CT 3: phun PBZ ở nồng độ 1.200 ppm CT 4: Đối chứng - không phun

Ngày phun: 15/06/2018 và 17/06/2018

Khi xử lý Paclobutrazol nồng độ 800 ppm, CT2 cho chiều cao lớn nhất 119,7 cm, thấp nhất là CT4 (đối chứng) 117,7 cm, CT1 (nồng độ 400 ppm) 118,0 cm và CT3 (nồng độ 1.200 ppm) 117,9 cm.

Về số nụ/ cây số liệu ở bảng 3.27 cũng cho thấy, CT2 (nồng độ 800 ppm) đã cho kết quả tốt nhất với 94,0 nụ, thấp nhất là CT4 (đối chứng không phun) 88,2 nụ, còn lại CT1 (nồng độ 400 ppm) cho 91,9 nụ và CT3 (nồng độ 1.200 ppm) là 91,7 nụ. Sự sai khác giữa CT2 và CT4 có ý nghĩa thống kê 95 %.

Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Hà Thị Kim Vàng (2009) về sinh trưởng và phát triển của cây mai Giảo sau khi phun Paclobutrazol ở nồng độ từ 400 – 800 ppm, đã kích thích sự hình thành mầm hoa và làm tăng số nụ trên cây.

3.2.5.2. Ảnh hưởng của nồng độ Paclobutrazol đến khả năng ra hoa và tỷ lệ hoa nở của mai vàng Yên Tử

Mục đích cuối cùng là phải điều khiển cho mai vàng Yên Tử ra hoa vào đúng thời điểm mong muốn để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ xử lý Paclobutrazol đến khả năng ra hoa và tỷ lệ hoa nở của mai vàng Yên Tử được trình bày ở bảng 3.28.

Theo dõi thời gian ra nụ 10 % ở các công thức xử lý và không xử lý Paclobutrazol cho thấy có sự chênh lệch nhau. Trong đó, CT4 (đối chứng) không xử lý Paclobutrazol xuất hiện nụ 10% chậm nhất là 68 ngày. Tiếp đến các công thức xử lý đều có thời gian này ngắn hơn như CT3 (nồng độ 1.200 ppm) là 62 ngày; CT1 (nồng độ 400 ppm) 60 ngày và CT2 (nồng độ 800 ppm) cho thời gian từ phun đến ra nụ 10% sớm nhất trong các công thức thí nghiệm là 55 ngày.

Thời gian từ phun đến khi nụ đạt cực đại 90% cho thấy, việc phun Paclobutrazol đã có tác dụng hình thành và phát triển nụ hoa nhanh hơn so với công thức không được phun, sớm nhất là CT2 (nồng độ 800 ppm) 223 ngày, tiếp đến CT1 (nồng độ 400 ppm) 226 ngày, còn CT3 (nồng độ 1200 ppm) 229 ngày và muộn nhất là CT4 (đối chứng) 235 ngày.

Thời gian từ khi nụ đạt cực đại 90 % đến khi hoa nở 10 %, giữa các công thức thí nghiệm dao động từ 11 - 15 ngày, thời gian này cũng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ bên ngoài, nếu nhiệt độ cao sẽ rút ngắn giai đoạn chuyển từ nụ sang nở hoa và ngược lại. Miền Bắc thời tiết vào tháng 12 và tháng 1 dương lịch thường rất lạnh, nhiệt độ thấp do vậy quá trình phát triển của nụ diễn ra chậm, nếu nhiệt độ thấp 10 0C mai thường nở hoa sau tết, nên việc xuất hiện nụ sớm là rất cần thiết.

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của nồng độ Paclobutrazol đến khả năng ra hoa của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019

Chỉ tiêu Công thức

Thời gian từ phun đến... (ngày)

Ngày ra hoa 10% Thời gian ra hoa 10% so với tết NĐ (ngày) Ra nụ (10%) Ra nụ đạt cực đại (90%) Ra hoa (10%) (ngày) CT1 60 226 237 11/2/2019 -7 CT2 55 223 232 6/2/2019 -2 CT3 62 229 241 15/2/2019 -11 CT4 (Đ/c) 68 235 250 24/0/2019 -20 CV% 9,5 10,5 LSD0,05 12 17 Ghi chú: CT 1: phun PBZ ở nồng độ 400 ppm CT 2: phun PBZ ở nồng độ 800 ppm CT 3: phun PBZ ở nồng độ 1.200 ppm CT 4: Đối chứng - không phun

Ngày phun: 15/06/2018 và 17/06/2018

Ở chỉ tiêu ra hoa 10%, CT4 (đối chứng) dài nhất là 250 ngày và sau tết Nguyên đán 24 ngày, ngắn nhất CT2 (nồng độ 800 ppm) là 232 ngày, sau tết Nguyên đán 2 ngày, CT1 (nồng độ 400 ppm) là 237 ngày, sau tết 7 ngày, và CT3 (nồng độ 1.200 ppm) là 241 ngày sau tết 11 ngày.

Như vậy CT2 xử lý Paclobutrazol với nồng độ 800 ppm là phù hợp nhất đã cho hoa nở sau tết 2 ngày, kết quả có ý nghĩa thống kê ở mức 95% so với đối chứng. Kết quả này cũng làm cơ sở cho đề tài thực hiện các nghiên cứu tiếp để cây mai vàng Yên Tử có thể ra hoa vào đúng dịp tết Nguyên đán

3.5.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ Paclobutrazol đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử

Trong điều kiện Hà Nội, để cho cây mai nở hoa đẹp trong dịp tết cần phải tác động các biện pháp kỹ thuật để cây phân hóa mầm hoa và ra hoa đúng thời

điểm, nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng hoa tốt. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Paclobutrazol đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử được trình bày ở bảng 3.29.

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của nồng độ Paclobutrazol đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, năm 2018 - 2019

Chỉ tiêu Công thức Màu sắc cánh hoa Mùi thơm Chiều dài cánh hoa (cm) Chiều rộng cánh hoa (cm) Đường kính hoa (cm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CT1 Vàng chanh Thơm dịu 1,91 1,10 3,68

CT2 Vàng chanh Thơm dịu 1,93 1,12 3,70

CT3 Vàng chanh Thơm dịu 1,90 1,09 3,67

CT4(Đ/c) Vàng chanh Thơm dịu 1,89 1,08 3,63

CV% 9,6 9,2

LSD0,05 0,03 0,02

Ghi chú: CT1: phun PBZ ở nồng độ 400 ppm CT2: phun PBZ ở nồng độ 800 ppm CT3: phun PBZ ở nồng độ 1.200 ppm CT4: Đối chứng - Không phun

Ngày phun: 15/06/2018 và 17/06/2018

Số liệu ở bảng 3.29 cho thấy về màu sắc hoa và hương thơm không thay đổi giữa các công thức phun Paclobutrazol với công thức đối chứng không phun, Paclobutrazol không làm thay đổi các đặc điểm về mùi thơm cũng như màu sắc của hoa mai vàng Yên Tử.

Chiều dài cánh hoa có sự thay đổi, dao động từ 1,89 - 1,93 cm, lớn nhất là CT2 (nồng độ 800 ppm) 1,93 cm, tiếp đến CT3 (nồng độ 1.200 ppm) 1,90 cm, CT1 (nồng độ 400 ppm) 1,91 cm và thấp nhất là CT4 (đối chứng) 1,89 cm. CT2 (nồng độ 800 ppm) có ý nghĩa thống kê ở mức 95% so với đối chứng (không phun).

Chiều rộng cánh hoa cũng dao động từ 1,00 - 1,12 cm, thấp nhất là CT4 (đối chứng) 1,09cm, lớn nhất CT2 (nồng độ 800 ppm) 1,12 cm, sau đến CT3 (nồng độ 1.200 ppm) 1,09 cm và CT1 (nồng độ 400 ppm) 1,10 cm. Sự sai khác giữa CT2 (nồng độ 800 ppm) với CT1 (nồng độ 400 ppm), CT3 (nồng độ 1.200 ppm) và CT4 (Đối chứng) có ý nghĩa thống kê ở mức 95 %.

Đường kính hoa cho thấy đạt cao nhất ở CT2 (nồng độ 800 ppm) 3,7 cm thứ đến CT1 (nồng độ 400 ppm) 3,68 cm, CT3 (nồng độ 1.200 ppm) 3,67 cm và thấp nhất CT4 là 3,63 cm.

Từ kết quả trên cho thấy CT2 phun Paclobutrazol nồng độ 800 ppm đã cho các chỉ tiêu về chất lượng hoa đều cao hơn so với CT1 (nồng độ 400 ppm), CT3 (nồng độ 1.200 ppm) và CT4 (Đối chứng). Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu về phun Paclobutrazol ở trên cây mai Giảo tại Cần Thơ đã cho chất lượng hoa cao hơn so với đối chứng không phun của Hà Thị Kim Vàng (2009).

3.2.6. Ảnh hưởng của nồng độ Thiourea đến sự rụng lá và chất lượng hoa của cây mai vàng Yên Tử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội (Trang 113 - 118)