Ảnh hưởng của loại phân bón đến giai đoạn phát triển nụ, ra hoa của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội (Trang 110 - 113)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

3.2.4. Ảnh hưởng của loại phân bón đến giai đoạn phát triển nụ, ra hoa của

Theo Huỳnh Kim Định và cs. (2020) đã kết luận, lân là nguồn năng lượng cần thiết cho hình thành nụ hoa, thúc đẩy nụ phát triển làm tăng chất lượng hoa

và cũng giúp cây tăng khả năng chống chịu. Đây cũng là cơ sở cho đề tài lựa chọn các loại phân bón có hàm lượng lân khác nhau, để xác định loại phân bón phù hợp nhất cho mai vàng Yên Tử ở giai đoạn ra nụ và ra hoa.

Bảng 3.25. Ảnh hưởng của loại phân bón đến số lượng, chất lượng nụ và tỷ lệ ra hoa của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019

CTTN Số nụ/cây (nụ) Chiều dài nụ (cm) Đường kính nụ (cm) Tỷ lệ hoa nở (%) CT1 91,0 1,20 0,76 88,0 CT2 94,3 1,27 0,90 92,5 CT3 91,9 1,23 0,79 89,1 CT4 92,0 1,23 0,80 89,2 CV% 9,0 8,8 LSD0,05 2,0 2,5

Ghi chú: CT1: Không bón phân (Đối chứng)

CT2: NPK:10-60-10+TE CT3: DAP: 18%N - 46% P2O5 CT4: NPK:9-25-17 +TE

Thời gian thí nghiệm từ tháng 9 – 12/2018.

Số liệu ở bảng 3.25 cho thấy, số nụ/cây dao động từ 91,7 - 94,3 nụ, CT2 (NPK:10-60-10+TE) cho số nụ/cây cao nhất 94,3 nụ, tiếp đến CT3 (DAP 18% N - 46% P2O5) 91,9 nụ, CT4 (NPK:9-25-17 +TE) là 92,0 nụ và công thức đối chứng là thấp nhất 90,0 nụ/cây. Các công thức thí nghiệm cũng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% về số nụ/cây của CT2 so với các công thức khác.

Các loại phân bón ở công thức thí nghiệm đã có tác động khác nhau đến chiều dài nụ, đường kính nụ. Chỉ tiêu này thấp nhất ở CT1 (không bón phân) 1,20 cm, tiếp đến CT3 (DAP 18%N - 46% P2O5) và CT4 (NPK:9-25-17 + TE) đều là 1,23 cm, còn dài nhất là CT2 (NPK:10-60-10+TE) 1,27 cm. Hàm lượng lân cao đã kích thích tăng chiều dài nụ hoa.

Về đường kính nụ, CT2 (NPK:10-60-10+TE) đạt cao nhất 0,9 cm, thấp nhất CT1 (Đối chứng) 0,76 cm. Còn CT3 (DAP: 18% N - 46% P2O5) 0,79 cm và CT4 (NPK:9-25-17 +TE) là 0,8 cm.

Tỷ lệ hoa nở phụ thuộc nhiều vào quá trình tích lũy dinh dưỡng cũng như các biện pháp chăm sóc, bón phân. Kết quả cho thấy CT1 (Đối chứng) cho tỷ lệ hoa nở thấp nhất 88,0%, cao nhất CT2 (10-60-10+TE) 92,5%, còn lại CT3 (DAP: 18%N - 46% P2O5) 89,1% và CT4 (NPK:9-25-17 +TE) đều đạt 89,2%.

Chất lượng hoa cũng là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng lớn đến giá trị kinh tế của cây mai. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử được trình bày ở bảng 3.26.

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của loại phân bón đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019

CTTN Chiều dài cánh hoa (cm) Chiều rộng cánh hoa (cm) Đường kính hoa (cm) Độ bền chậu hoa (ngày) CT1(Đ/c) 1,92 1,12 3,67 16,8 CT2 1,98 1,18 3,77 20,5 CT3 1,94 1,13 3,70 17,4 CT4 1,95 1,15 3,73 17,5 CV% 9,0 8,9 LSD0,05 0,09 2,7

Ghi chú: CT1: Không bón phân (Đối chứng)

CT2: NPK:10-60-10+TE CT3: DAP: 18%N - 46% P2O5 CT4: NPK:9-25-17 +TE

Thời gian thí nghiệm từ tháng 9 – 12/2018.

Số liệu nghiên cứu cho thấy chiều dài và chiều rộng cánh hoa tăng theo tỷ lệ thuận. Cao nhất CT2 (NPK:10-60-10+TE) cho chiều dài cánh hoa 1,98 cm

và chiều rộng cánh 1,18 cm, thấp nhất CT1 (Đối chứng) lần lượt là 1,92 cm và 1,12 cm. CT3 (DAP:18% N - 46% P2O5) và CT4 (NPK:9-25-17+TE) có chiều dài cánh từ 1,94 - 1,95 cm và chiều rộng cánh từ 1,13 -1,15 cm.

Về đường kính hoa sự sai khác có ý nghĩa ở mức 95% giữa CT2 (NPK:10-60-10+TE) và CT1(Đối chứng), lớn nhất là CT2(NPK:10-60- 10+TE) đạt 3,77 cm, tiếp đến CT3(DAP:18% N - 46% P2O5) và CT4(9-25- 17+TE) lần lượt là 3,70 cm và 3,73 cm, CT1(đối chứng không bón phân) thấp nhất 3,67 cm.

Tương tự độ bền chậu hoa ở CT2 (NPK:10-60-10+TE) là cao nhất 20,5 ngày, thấp nhất CT1 (đối chứng) 16,8 ngày, còn lại CT3 là 17,4 ngày và CT4 là 17,5 ngày. Thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa mức độ tin cậy 95% về độ bền chậu hoa của CT2 (NPK:10-60-10+TE) so với các công thức thí nghiệm khác.

Như vậy, trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực (giai đoạn phát triển nụ và ra hoa của mai vàng Yên Tử), sử dụng phân NPK:10-60-10+TE với liều lượng 20g/chậu/tháng là thích hợp nhất cho cây mai vàng Yên Tử trồng tại Hà Nội.

3.2.5. Ảnh hưởng của Paclobutrazol đến sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa của mai vàng Yên Tử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)