Tình hình sâu bệnh hại của các giống mai nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội (Trang 85 - 89)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

3.1.4.Tình hình sâu bệnh hại của các giống mai nghiên cứu

Cũng như các loại cây trồng khác, sâu bệnh hại hoa, cây cảnh là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, màu sắc, hương thơm của hoa và độ bền trang trí. Sâu bệnh làm giảm giá trị kinh tế, giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị hàng hóa của các loại hoa cây cảnh trên thị trường (Trần văn Mão, Nguyễn Thế Nhã, 2004).

Đối với cây mai, sâu bệnh là mối nguy cơ gây hại lớn nhất, có những loại sâu bệnh gây hại theo từng thời gian trong năm làm cây sinh trưởng phát triển chậm, lá cong queo, hoa nhỏ, dễ rụng, màu sắc nhạt...

Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy các bệnh thường gặp và gây hại trên các giống mai là: đốm lá, gỉ sắt, nấm hồng, thường gây hại từ tháng 5 đến tháng

10 hàng năm.

Bệnh đốm lá (Cercospora sojina) lúcđầu tiên chỉ là chấm nhỏ li ti, sau đó lan nhanh thành đốm. Các nhánh non bị bệnh làm lá rụng, đọt cháy khô, cây chậm phát triển.

Bệnh gỉ sắt (Uromyces appendiculatus) chủ yếu trên lá, đôi khi cả trên cành non. Vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng cam, xung quanh có viền nhạt màu, cành bệnh bị teo tóp lại, chồi phát triển kém và có thể héo khô.

Bệnh nấm hồng (Macrophoma mangiferae) chủ yếu ở cành và thân cây, xuất hiện những sợi tơ màu đỏ hồng li ti, làm mạch nhựa bị khô và nghẽn mạch, khiến cành và thân giòn, dễ gãy.

Bệnh đốm lá Bệnh gỉ sắt Bệnh nấm hồng

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh gỉ sắt và đốm lá ở các giống mai gây hại không đáng kể, từ nhẹ (cấp 1) đến trung bình (cấp 3), việc phun phòng định kỳ sẽ khống chế được bệnh.

Bệnh nấm phấn hồng gây hại ở thân, cành rất nguy hiểm, một số giống bị nặng (cấp 5) như MV4 (Mai Sẻ), MV6 (Mai Giảo) và MV9 (Mai Kem). Ở mức nhẹ (cấp 3) là MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế).

Đánh giá tình hình sâu hại của các giống mai nghiên cứu cho thấy nhện đỏ, bọ trĩ, rệp sáp là 3 đối tượng thường gây hại trên cây hoa mai từ nhẹ đến trung bình và thường gây hại vào mùa hè có thời tiết nóng ẩm (từ tháng 4 đến tháng 9).

Nhện đỏ (Tetranychus sp.) ăn biểu bì và chích hút dịch lá khi lá ở giai đoạn bánh tẻ trở đi, tạo ra những đốm lá trắng vàng ở mặt trên lá. Khi bị hại nặng bộ lá cằn lại, khô cứng làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển bình thường của cây mai.

Bọ trĩ (Thrip palmi) hút dinh dưỡng ở lá non, đọt non bị hại thường sần sùi, cứng và giòn, hai mép lá và chóp lá cong lên, khi nặng lá bị vàng và dễ rụng, cây phát triển kém.

Rệp sáp (Planococcus citri) là môi giới truyền bệnh virus, rệp hút nhựa làm ngọn xoăn lại, lá vàng, cây sinh trưởng kém, kèm theo kiến và nấm bồ hóng đen và rệp còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây (Nguyễn Văn Dân và cs., 2018). Số liệu ở bảng 3.14 cũng cho thấy bọ trĩ và nhện đỏ gây hại ở mức độ nhẹ đến trung bình (cấp 1 - 2) nên không gây hại lớn cho các giống mai.

Rệp sáp gây hại lớn hơn từ nhẹ đến nặng (cấp 1 - 3), một số giống bị nặng như MV4 (Mai Sẻ), MV6 (Mai Giảo), MV8 (Mai Quắn) ở mức gây hại này cần phun thuốc phòng trừ định kỳ để không lây lan làm hại cây. Trong đó có MV1 (Mai vàng Yên Tử) và MV10 (Mai Trâu) có mức độ hại nhẹ nhất (cấp 1) ở cả bọ trĩ, nhện đỏ và rệp sáp.

Bọ trĩ hại lá Nhện đỏ hại lá Rệp sáp hại lá Hình 3.6. Một số sâu hại trên mai

Đánh giá về mức độ và thành phần sâu bệnh gây hại cho thấy, giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt ít bị nhiễm sâu bệnh hại là MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV5 (Mai vàng năm cánh tròn), thứ đến là MV3 (Mai Cam), MV7 (Mai Vĩnh Hảo) và nặng nhất là MV6 (Mai Giảo), MV9 (Mai Kem).

Biện pháp tốt nhất là phòng trừ sớm không để sâu bệnh hại xâm nhập và lan truyền. Chăm sóc, tỉa bỏ lá khô, cành nhánh rậm rạp và loại trừ sâu bệnh hại trong thời kỳ đầu khi chúng mới phát sinh (Nguyễn Thị Kim Lý, 2009).

76

Bảng 3.14. Mức độ sâu, bệnh hại trên các giống mai tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016 - 2017

Ký hiệu Tên giống

Chủng loại gây hại

Bệnh đốm lá (Cercospora sojina) Bệnh gỉ sắt (Uromyces appendiculatus) Bệnh nấm hồng (Macrophoma mangiferae) Bọ trĩ (Thrip palmi) Nhện đỏ (Tetranychus sp) Rệp sáp (Planococcus citri) MV1 Mai vàng Yên Tử 1 1 3 1 1 1 MV2 Mai Huế 3 1 3 1 2 1 MV3 Mai Cam 3 1 3 1 2 1 MV4 Mai Sẻ 1 3 7 1 2 3 MV5 Mai vàng năm cánh tròn 1 3 3 2 1 1 MV6 Mai Giảo 3 3 7 1 1 3 MV7 Mai Vĩnh Hảo 3 1 3 1 1 2 MV8 Mai Quắn 1 3 3 1 2 3 MV9 Mai Kem 3 3 7 2 1 1 MV10 Mai Trâu 3 3 5 1 1 1

-Đối với sâu hại: (Cấp 1-3) Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác)

Cấp 2: Trung bình (phân bố <1/3 cây) Cấp 3: Nặng (phân bố >1/3 cây)

-Đối với bệnh hại: (Cấp 1-9) Cấp 1: < 1% diện tích bị hại Cấp 3: từ 1-5% diện tích bị hại Cấp 5: > 5 - 25% diện tích bị hại Cấp 7: > 25 - 50% diện tích bị hại Cấp 9: > 50% diện tích bị hại

Từ các kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của 10 giống mai, cho thấy tất cả các giống đều thích nghi, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt và ra hoa tại Hà Nội. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của các giống mai trong nghiên cứu là trồng trong điều kiện tự nhiên ở Hà Nội đều ra hoa vào sau tết.

Đánh giá về các đặc điểm hình thái (thân, lá, hoa) cũng như khả năng sinh trưởng và ra hoa đã tuyển chọn được giống MV1 (Mai vàng Yên Tử) có tính thích ứng cao, ít bị sâu bệnh hại, hoa đẹp và nhiều hoa đáp ứng được yêu cầu thị trường. Tuy nhiên, để cây mai vàng Yên Tử ra hoa vào dịp tết Nguyên đán, làm tăng giá trị kinh tế của giống cũng như mở rộng quy mô sản xuất, cần phải tác động các biện pháp kỹ thuật vào từng giai đoạn sinh trưởng phát triển đặc biệt là thời điểm phân hóa mầm hoa để cây có thể ra hoa vào thời điểm mong muốn, đây là cơ sở khoa học để đề tài chọn giống MV1 (Mai vàng Yên Tử) làm đối tượng để đưa vào nghiên cứu cho các nội dung tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội (Trang 85 - 89)