Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội (Trang 54 - 60)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

2.3.2.Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật

- Cây 5 năm tuổi, là cây gieo hạt, chiều cao 95 - 100 cm, đường kính thân 3 - 3,5 cm được trồng chậu nhựa có kích thước 40 x 50 cm, mỗi chậu trồng một cây.

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của mai vàng Yên Tử

Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Đất phù sa (đối chứng)

CT2: Đất phù sa + vỏ trấu (tỷ lệ 7:3)

CT3: Đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1)

CT4: Đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng (tỷ lệ 6:2:1:1)

Các công thức được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK 20-20-15+TE với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10 %; phun Paclobutrazol nồng độ 400 ppm 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; phun thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần. Xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 24 0C ± 1 0C. Phun GA3nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.

Thời điểm thí nghiệm: tháng 02/2018

- Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa mai vàng Yên Tử

Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Không cắt tỉa (đối chứng)

CT2: Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng. CT3: Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng.

CT4: Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1. Thời điểm thí nghiệm: tháng 03/2018

Các công thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1); tưới phân NPK 20-20-15 + TE với liều lượng 20 chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10 %; phun Paclobutrazol nồng độ 400 ppm 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; phun thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần. Xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 24 0C ± 1 0C. Phun GA3

nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.

Phương pháp cắt tỉa: Dùng kéo cắt cành chuyên dụng, sạch, không rỉ sét, lưỡi cong, có tay cầm, có lò so trợ lực. Dùng kéo cắt bỏ các cành lá già che lấp các cành lá non, những cành bị sâu bệnh và những cành không có khả năng cho hoa.

- Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến giai đoạn phát triển thân, lá của mai vàng Yên Tử.

Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Không bón phân (đối chứng)

CT2: NPK 30 -10-10+TE CT3: NPK 20-20-15+TE CT4: NPK 16-12-8+TE

Các công thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; phun Paclobutrazol nồng độ 400 ppm 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; phun thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần. Xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 240C ± 10C. Phun GA3nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên. Thời gian thí nghiệm tháng 3/2018 - 8/2018, là giai đoạn cây sinh trưởng phát triển thân, lá, chồi, phân hóa mầm hoa và ra nụ 10 %.

- Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2

Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến giai đoạn phát triển nụ và ra hoa của mai vàng Yên Tử.

Thí nghiệm được tiến hành với 4 công thức: CT1: Không bón phân (đối chứng)

CT2: DAP (18 % N - 46 % P2O5) CT3: NPK 10-60-10 + TE

CT4: NPK 9-25-17 + TE

Các công thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK 20-20-15+TE với liều lượng 20 chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10 %; phun Paclobutrazol nồng độ 400 ppm 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày; phun thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần. Xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 240C ± 10C. Phun GA3

nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.

Thời gian thí nghiệm tháng 9/2018 - 12/2018, là giai đoạn cây ra nụ từ 10 % - 50 %.

- Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2

Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của Paclobutrazol (PBZ) đến sinh trưởng và ra hoa của mai vàng Yên Tử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT 1: phun PBZ nồng độ 400 ppm CT 2: phun PBZ nồng độ 800 ppm CT 3: phun PBZ nồng độ 1.200 ppm CT 4: phun nước lã (đối chứng)

Các công thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK 20-20-15+TE với liều lượng 20 chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10 %; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; phun thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần; xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 24 0C ± 1 0C. Phun GA3nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.

- Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2

Ngày phun: 15/06/2018 và 17/06/2018.

Cách phun: Phun ướt cả hai mặt lá mai với lượng dung dịch bằng nhau, phun 2 lần vào lúc chiều mát, mỗi lần cách nhau 2 ngày.

Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của Thiourea đến sự rụng lá và chất lượng hoa của mai vàng Yên Tử

Thí nghiệm gồm 4 công thức:

CT 1: Phun Thiourea ở nồng độ 1,0% CT 2: Phun Thiourea ở nồng độ 1,5%

CT 3: Phun Thiourea ở nồng độ 1,75% CT 4: Phun Thiourea ở nồng độ 2,0 %

Các công thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK 20-20-15 + TE với liều lượng 20 chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10 %; phun Paclobutrazol nồng độ 400 ppm 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 24 0C ± 1 0C. Phun GA3nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.

Cách phun: Phun ướt cả hai mặt lá mai với lượng dung dịch bằng nhau, phun vào chiều mát (thời điểm phun 16/12/2018) ( trước tết 50 ngày).

- Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2

Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian ra hoa và chất lượng hoa của mai vàng Yên Tử vào dịp tết Nguyên Đán.

Thí nghiệm gồm 4 công thức:

CT1: Để tự nhiên, không kích nhiệt CT2: Nhiệt độ 24 0C ± 1 0C

CT3: Nhiệt độ 28 0C ± 1 0C CT4: Nhiệt độ 32 0C ± 1 0C

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp tuần tự, không nhắc lại trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK 20-20-15+TE với liều lượng 20 chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10%; phun Paclobutrazol nồng độ 400 ppm 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; phun thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần; phun GA3

nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.

Thí nghiệm được bố trí số lượng 15 cây/công thức. Mật độ trồng 1 cây/chậu/2 m2, kích thước chậu 40 x 50 cm (chậu làm bằng nhựa plastic màu nâu).

Nhà xử lý tăng nhiệt trên mái và xung quanh được lợp và quây kín bằng nilon, máy lạnh 2 chiều tự động, sản xuất tại Trung Quốc, để tăng hoặc giảm nhiệt trong thời gian xử lý.

Trong giai đoạn nhà tăng nhiệt, nhiệt độ được đặt ở các mức: 24 0C ± 1

0C, 28 0C ± 1 0C, 32 0C ± 1 0C. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.

Ngày xử lý 25/12/2018 (trước tết 40 ngày).

Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 đến sự ra hoa tập trung và chất lượng hoa của mai vàng Yên Tử

Thí nghiệm với 4 công thức: CT 1: Phun GA3 nồng độ 20 ppm CT 2: Phun GA3 nồng độ 40 ppm CT 3: Phun GA3 nồng độ 60 ppm CT 4: Phun nước lã (đối chứng)

Các công thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK 20-20-15+TE với liều lượng 20 chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10%; phun Paclobutrazol nồng độ 400 ppm 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; phun thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần; xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 24 0C ± 1 0C. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên. - Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2

Ngày phun: 27/01/2019 và 29/01/2019.

Cách phun: Phun ướt toàn bộ nụ, trước tết 8 ngày, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 ngày vào buổi chiều.

2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật tổng hợp đến sinh trưởng và phát triển của mai vàng Yên Tử khi áp dụng trên địa bàn Hà Nội

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội (Trang 54 - 60)