Hiện nay Việt Nam đã có năng lực thử nghiệm các sản phẩm LED theo tiêu chuẩn IES LM-79-80.

Một phần của tài liệu PIMS 5193 VIE LED ProDoc (Vietnamese FINAL 04052015) (Trang 32 - 33)

dưới sự giám sát của Bộ Công Thương sẽ cấp chứng nhận thử nghiệm về tuổi thọ được công bố của các sản phẩm LED bán ra thị trường Việt Nam.

Đầu ra 1.4: Các sản phẩm chiếu sáng LED được cấp nhãn mác và giấy chứng nhận chất lượng. Dự án cơ sở của EECO hướng tới việc cấp nhãn mác cho các sản phẩm chiếu sáng LED theo cơ chế “Sao năng lượng Việt Nam” trong khuôn khổ Hợp phần 3 của Chương trình VNEEP II sẽ được kích thích bởi sự trợ giúp của GEF cho các hoạt động gia tăng dưới đây:

o Xây dựng kế hoạch thực hiện việc cấp chứng nhận và nhãn mác đèn LED theo đó, ở mức độ tối thiểu, sẽ cung cấp các tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng tối thiểu cho từng sản phẩm LED. Như vậy, hoạt động này có thể bao gồm việc lập danh mục các sản phẩm chiếu sáng LED để cấp nhãn mác bắt buộc. Nó sẽ sử dụng các sản phẩm tri thức ESL từ Dự án BRESL do GEF tài trợ.

o Soạn thảo các thông tư được cập nhật về các sản phẩm chiếu sáng LED mới nhất phải đưa vào chế độ cấp chứng chỉ và cấp nhãn mác.

o Tập huấn các cán bộ hiện trường của Vụ Quản lý thị trường để thực hiện các cuộc thanh tra thị trường tại chỗ đối với các sản phẩm đã được cấp nhãn mác của các DN cung ứng đèn LED nhằm bảo đảm tính tuân thủ đối với các tiêu chuẩn mới.  Đầu ra 1.5: Các Bộ quy chuẩn xây dựng được cập nhật để bao cả việc sử dụng các sản

phẩm chiếu sáng LED. Để hỗ trợ nỗ lực trong khuôn khổ Hợp phần 3 của Chương trình VNEEP II nhằm tuân thủ Quy chuẩn “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả - EEBC” của Bộ Xây dựng, sẽ cần sự trợ giúp gia tăng của GEF trong việc quy định cụ thể việc sử dụng đèn LED sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn mới về đèn LED được xây dựng trong khuôn khổ Đầu ra 1.2 cũng như các quy định về chiếu sáng công cộng, bảo đảm việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả37. Việc Bộ Xây dựng biên soạn và ban hành một bộ quy chuẩn kỹ thuật TCVN về chiếu sáng sẽ bao gồm cả xác định các thông số kỹ thuật về việc các sản phẩm chiếu sáng sẽ được sử dụng như thế nào và ở đâu, mức độ tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng năng lượng và tuổi thọ. Ngoài ra, việc sử dụng đèn LED sẽ được thực hiện để hỗ trợ sự tuân thủ với EEBC được sửa đổi, thông qua mối quan hệ làm việc chặt chẽ với Dự án “Hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà cao tầng dân sinh và thương mại” do UNDP/GEF tài trợ.

Đầu ra 1.6: Chương trình phát triển năng lực được hoàn tất nhằm tăng cường năng lực của các đơn vị nghiên cứu & phát triển về các sản phẩm chiếu sáng LED. Các DN sản xuất LED Việt Nam đã dành những khoản đầu tư khiêm tốn vào các phương tiện nghiên cứu & phát triển của chính mình, được vận hành bởi các chuyên gia Việt Nam. Các hoạt động nghiên cứu & phát triển hiện tại của họ gồm thiết kế các thiết bị chiếu sáng LED mới để sử dụng trong nhà cũng như ngoài trời có thể đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia mới và có giá cả cạnh tranh. Là một phần của Dự án CCIT do UNDP tài trợ, các chương trình đào tạo về chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch giảm nhẹ biến đối khí hậu cho các DN công nghiệp và kiểm toán năng lượng đã được xây dựng. Những hoạt động cơ sở này sẽ được bổ sung và quy mô sẽ được mở rộng thông qua sự trợ giúp gia tăng của GEF cho các chuyên gia nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu sáng LED của Ralaco, Điện Quang và các công ty sản xuất đèn LED khác tham gia Dự án:

Một phần của tài liệu PIMS 5193 VIE LED ProDoc (Vietnamese FINAL 04052015) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)