chuẩn, bác sĩ sẽ gắn mắc cài của từng răng bằng dây thép hoặc thun. Khung kim loại có cấu tạo rất chắc chắn, chịu được tất cả các lực khi người dùng sinh hoạt hàng ngày.
Mắc cài kim loại có chi phí thấp , hiệu quả cao. Độ bền và lực xiết cao nên không lo bị gãy, vỡ trong quá trình niềng. Tuy nhiên, trong các loại niềng răng, mắc cài kim loại thiếu tính thẩm mỹ và gây khó chịu trong thời gian đầu đeo.
Mắc cài sứ
Được làm từ hợp kim gốm và một số hợp chất vô cơ. Mắc cài sứ sẽ kết hợp với dây cung môi và dây thun để tác động tăng lực kéo cho răng, giúp định hình lại răng.
Nhược điểm của mắc cài sứ là gây vướng víu cho người dùng. Đòi hỏi bác sĩ phải thao tác cẩn thận và chính xác. Do đặc tính về chất liệu nên mắc cài cũng dễ bị hư hỏng nếu người dùng không cẩn thận. Ngoài ra, thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn khoảng 6 tháng so với mắc cài kim loại.
Mắc cài tự khóa
Phần mắc cài sẽ có nắp trượt hoặc có cánh kim loại nhằm cố định phần dây, dây cung sẽ di chuyển linh hoạt trong phần rãnh mắc cài.Thời gian sử dụng mắc cài tự khóa lại ít hơn hẳn so với các loại niềng răng khác và không cần tới nha sĩ kiểm tra quá thường xuyên.
Tuy vậy, cần tìm đến các bác sĩ có tay nghề cao, chất lượng mắc cài thực sự được đảm bảo, chi phí cao hơn nhiều so với các loại niềng răng mắc cài truyền thống. Ngoài ra, độ dày của mắc cài vẫn sẽ gây ra sự khó chịu nhất định cho người dùng.
Mắc cài mặt lưỡi (Niềng răng cài mặt trong)
Niềng răng cài mặt lưỡi (hay còn gọi là niềng răng cài mặt trong) cũng là một phương pháp có hiệu quả thẩm mỹ cao trong các loại niềng răng. Đúng như tên gọi, người ngoài không thể nhìn thấy niềng răng. Phần mắc cài đã được chuyển hoàn toàn vào phía trong. Tuy nhiên, vì niềng ở mặt trong nên chắc chắn sẽ khó vệ sinh hơn khi