3 quý tiếp theo năm
64 đó, nhóm nghiên cứu có được cơ sở thực tiễn để đưa ra đề xuất nhằm cải thiện và nâng
đó, nhóm nghiên cứu có được cơ sở thực tiễn để đưa ra đề xuất nhằm cải thiện và nâng cao mức độ nhận biết của khách hàng về sản phẩm, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận của khách hàng và tận dụng ưu thế là sản phẩm tiên phong để tiếp tục mở rộng và chinh phục thị trường
Phạm pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, các công cụ so sánh, mô tả, tổng hợp và điều tra khảo sát.
Đối tượng tham gia khảo sát
Nhóm nghiên cứu nhắm đến đối tượng là những bạn trẻ trong độ tuổi từ 18-30, nhóm khách hàng mục tiêu mà sản phẩm hướng tới; và đều là những người quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ răng miệng, đang học tập và sinh sống trên địa bàn Hà Nội
3.5.3.2 Nội dung và kết quả khảo sát
Mô tả dữ liệu
Trong khảo sát, nhóm nghiên cứu gửi bảng hỏi dưới dạng đường dẫn đến bảng khảo sát online, số lượng bảng trả lời thu về là 72, 71/72 phiếu trả lời hợp lệ
Trong 71 phiếu hợp lệ, tỷ lệ nam và nữ tham gia khảo sát là 26,4% và 73,6%, trong đó 88,9% có thu nhập dưới 10 triệu đồng/ tháng và 8,3% thu nhập 10-20 triệu, mức thu nhập 20-40 và trên 40 triệu đều là 1,4%.
Tỷ lệ biết đến phương pháp sử dụng khay niềng răng trong suốt đầu tiên khi được hỏi về các phương pháp niềng răng thẩm mỹ là 15,3%, cao thứ hai sau 69,4% của phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại. Mắc cài sứ/pha lê và niềng răng mặt trong lần lượt có tỷ lệ là 12,5% và 2,8%. Có thể thấy, tuy là phương pháp ra nhập ngành muộn nhất, mức độ nhận biết về khay trong suốt là khá cao, chỉ sau niềng răng mắc cài kim loại, phương pháp ra đời đầu tiên và tạo ra hiệu ứng thị giác về màu sắc rõ ràng nhất khi khách hàng sử dụng.