Các HTTT quản lý sản xuất cung cấp thông tin cần thiết để lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều hành và quản lý sản xuất. Hệ thống này kiểm soát gần như toàn bộ các giai đoạn của quá trình chuẩn bị các điều kiện để tổ chức sản xuất và quá trình biến đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm. Với HTTT quản lý sản xuất tốt, người quản lý có thể quyết định cách thức tổ chức sản xuất và phương pháp sản xuất tối ưu nhất, nơi dùng làm kho dự trữ hợp lý nhất và giải pháp vận chuyển hàng tốt nhất,… Từ đó, tổ chức sẽ có được sản phẩm với chất lượng và chi phí hợp lý nhất.
a, Các chức năng cơ bản của HTTT sản xuất
Các HTTT sản xuất kinh doanh cung cấp công cụ cho tất cả các nhà quản lý để cải tiến năng suất và đem lại những lợi thế cạnh tranh cho tổ chức doanh nghiệp và gồm các chức năng cơ bản như sau::
- Trợ giúp cho quá trình quản lý hàng dự trữ.
- Kiểm tra chất lượng các yếu tố đầu vào/đầu ra của quá trình sản xuất.
- Dự trữ và giao/nhận hàng dự trữ.
- Hoạch định và theo dõi năng lực sản xuất. - Thiết kế các sản phẩm và dịch vụ.
- Hoạch định các điều kiện sản xuất. - Phân chia nguồn nhân lực.
- Kiểm tra kế hoạch sản xuất
- Tìm kiếm các công nghệ sử dụng trong sản xuất - Thiết kế sản phẩm và công nghệ
b, Sơ đồ luồng dữ liệu vào/ra của HTTT sản xuất
Mục tiêu lớn nhất của HTTT sản xuất là cung cấp những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng cao nhất với chi phí thấp nhất có thể. HTTT sản xuất kiểm soát gần như toàn bộ các giai đoạn của quá trình biển đổi nguyên vật liệu thành thành phẩm. Ngoài một số nguồn thông tin từ bên ngoài, đầu vào của HTTT sản xuất chủ yếu là các thông tin nội bộ, đó là các thông tin từ kế hoạch chiến lược và các chính sách kinh doanh, thông tin từ
98 các hệ thống xử lý giao dịch như thông tin tồn kho, thông tin nhân sự, thông tin đơn hàng. Hình 3.4 mô tả sơ đồ tổng quan của HTTT sản xuất kinh doanh.
Hình 3.4: Mô hình HTTT sản xuất kinh doanh
HTTT sản xuất kinh doanh nhận những thông tin có tính định hướng từ kế hoạch chiến lược của tổ chức. Trong kế hoạch này, các mục tiêu về chất lượng, sản phẩm và dịch vụ cũng như các ràng buộc khác được xác định rõ ràng. Thông tin về khả năng mở rộng hay thu hẹp cơ sở sản xuất, kế hoạch nâng cao năng lực sản xuất, những giới hạn về nguồn nhân lực hoặc sự thay đổi trong chiến lược dữ trữ hàng đều là những thông tin đầu vào quan trọng mà HTTT sản xuất có thể có được từ kế hoạch chiến lược của tổ chức.
HTTT sản xuất kinh doanh cũng sử dụng các thông tin đa dạng khác từ những hệ thống xử lý giao dịch nghiệp vụ để thực hiện chức năng cung cấp thông tin hỗ trợ quá trình ra quyết định sản xuất. Cụ thể, dữ liệu từ hệ thống nhận và kiểm tra hàng hoá, nguyên vật liệu có thể được HTTT sản xuất dùng để lên báo cáo theo dõi số lượng, chất lượng cũng như sự đúng hạn của hàng được giao và như vậy các nhà quản lý sản xuất sẽ có cơ sở để kiêm soát các nhà cung cấp nguyên vật liệu của tổ chức.
Các thông tin đầu ra của HTTT quản lý sản xuất bao gồm các báo cáo như báo cáo kế hoạch nguyên vật liệu, báo cáo kiểm tra chất lượng sản phẩm, lịch sản xuất, mẫu sản phẩm,…; các quyết định chiến lược về sản xuất (phương án xây dựng nhà máy sản xuất, lựa chọn địa điểm sản xuất, công nghệ sản xuất…).