LỚP MỘT
I. Mục tiêu
- Giúp giáo viên biết để chủ động hướng dẫn phụ huynh chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng cho trẻ vào lớp Một về nội dung và cách thức phối hợp.
- Giúp giáo viên nắm được những yêu cầu cơ bản và các nội dung quan trọng để hướng dẫn phụ huynh chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp Một: Chuẩn bị về thể chất; phát triển nhận thức; phát triển tình cảm, kĩ năng - quan hệ xã hội; phát triển ngôn ngữ, việc học đọc, học viết và giao tiếp.
- Giúp phụ huynh nhận thức, hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp Một và vai trò của phụ huynh trong việc chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1 cũng như nội dung, cách thức phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một.
- Xây dựng mối quan hệ tích cực, thống nhất giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên và phụ huynh, từ đó nâng cao vai trò trách nhiệm và sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chuẩn bị cho trẻ những điều kiện và các kỹ năng cần thiết để trẻ sẵn sàng đi học lớp Một.
- Xây dựng mối quan hệ tích cực, thống nhất giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên và phụ huynh, từ đó nâng cao vai trò trách nhiệm và sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chuẩn bị cho trẻ những điều kiện và các kỹ năng cần thiết để trẻ sẵn sàng đi học lớp Một. toán...);
- Đảm bảo tính toàn diện: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội, thẩm mĩ và một số năng lực, tính cách chuyên biệt để chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một; đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, kết quả mong đợi trong Chương trình Giáo dục mầm non;
- Các nội dung, hoạt động, cách thức hướng dẫn phụ huynh cần phù hợp với điều kiện gia đình, với trẻ trong thời gian ở nhà.
III. Nội dung hướng dẫn phụ huynh chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp một: 1. Rèn cho trẻ thói quen và một số kĩ năng cần thiết 1. Rèn cho trẻ thói quen và một số kĩ năng cần thiết
Thông qua các hoạt động hàng ngày, phụ huynh dành thời gian để rèn cho trẻ các kỹ năng trong cuộc sống.
1.1. Thói quen và kỹ năng khi ăn uống:
Hướng dẫn Phụ huynh thường xuyên rèn và hình thành cho trẻ có thói quen văn minh, chủ động, tự lập trong ăn uống để thích nghi với môi trường ở Tiểu học khi không có sự hỗ trợ nhiều của cô giáo như:
- Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn; tự xúc ăn, ăn xong tự cất bát thìa, súc miệng; không nói chuyện, không đi lại hay đùa nghịch trong khi ăn; tạo cho trẻ thói quen ngồi ăn vào vị trí quy định cùng gia đình;
- Rèn cho trẻ thói quen ăn uống gọn gàng, sạch sẽ, biết nhặt thức ăn rơi vãi, biết tự lau miệng, vệ sinh sạch sẽ sau khi trẻ ăn, uống xong;