Cách kiểm tra video có bản quyền hay không?

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU, HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN ĐỂ HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM MẦM NON TẠI GIA ĐÌNH (Trang 82 - 86)

+ Giáo viên có thể tải trước video lên tài khoản cá nhân của mình để kiểm tra trước khi gửi cho Nhà trường, sau đó xoá đi.

Bảng thông báo của Youtube khi video tải lên có vấn đề về bản quyền

Lưu ý: Ngoài Google Drive và Youtube, tuỳ theo điều kiện sẵn có, CBQL có thể lưu trữ video trực tuyến trên nhiều kênh khác nhau như Website của trường, Facebook fanpage, Dropbox…

2.2.3. So sánh giải pháp lưu trữ trên Google Drive và Youtube

Tiêu chí Google drive YouTube

Ưu điểm

- Liên kết trực tiếp với Gmail nên dễ dàng chia sẻ, phân quyền cho từng đối tượng từ quản lý, giáo viên và phụ huynh.

- Thao tác tải lên, tải xuống đơn giản, tốc độ tải cao.

- Không gặp trở ngại về bản quyền với video và nhạc.

- Có thể chia sẻ file nhiều người và hợp tác chỉnh sửa file cùng lúc.

- Lưu trữ video không giới hạn dung lượng, số lượng video và không mất phí.

- Ứng dụng xem video nổi tiếng và thông dụng với phụ huynh, dễ dàng truy cập và tìm kiếm.

- Video đăng tải có thể được phân theo 3 chế độ: Public (mọi người có thể tìm kiếm và xem), Unlisted (chỉ ai có URL mới được xem) và Private (không chia sẻ cho người khác xem, thường dành cho video nháp).

Hạn chế

- Dung lượng lưu trữ hạn chế ở 15GB.

- Hạn chế về bản quyền với hình ảnh và nhạc sử dụng trong video.

- Để tải video về máy cần dùng website hoặc phần mềm hỗ trợ.

Trên đây là một số phân tích, gợi ý về cách xây dựng kế hoạch thiết kế nội dung và kế hoạch quay video. CBQL tùy theo khả năng và tình hình thực tiễn của trường mình để xây dựng một kế hoạch phù hợp nhằm đạt được mục tiêu tạo dựng được kho dữ liệu video dạy học trực tuyến chất lượng, mang đến cho học sinh những bài học có giá trị giáo dục cao trong thời gian không thể đến trường. Ngoài ra, các trường cân nhắc đến việc sử dụng kho video này làm tư liệu đào tạo cho giáo viên mới hoặc làm tư liệu hỗ trợ hoạt động giáo dục trẻ.

2.3. Xây dựng kịch bản:

Xây dựng một kịch bản tốt giúp giáo viên hiểu rõ nội dung video, căn chỉnh lời thoại hợp lý, ước lượng chính xác các giáo cụ - thiết bị cần sử dụng và có hình dung cụ thể về từng cảnh quay trước khi bắt tay thực hiện. Điều này giúp quá trình quay diễn ra nhanh và mạch lạc hơn, tiết kiệm thời gian cho ê-kíp thực hiện. Cán bộ chuyên môn có thể dễ dàng hiểu và góp ý chỉnh sửa nội dung cho video dựa trên kịch bản mà không cần chờ sản phẩm quay hoàn thiện.

2.3.1. Các bước xây dựng kịch bản:

STT Bước Mô tả

1 Chọn nội dung -Giáo viên chọn các nôi dung phù hợp với từng lứa tuổi và chương trình mầm non.

2 Xác định mục đích, yêu cầu

-Giáo viên căn cứ vào và mục tiêu chương trình và kết quả mong đợi cần đạt được của từng lứa tuổi đưa ra để đưa vào các cho phù hợp với điều kiện của điều kiện kinh tế và văn hóa của gia đình.

3 Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị

-Giáo viên cần lên danh sách các đồ dùng, thiết bị cần thiết để chuẩn bị cho tài liệu hướng dẫn và việc quay video. Điều này giúp cho quá trình hướng dẫn được thực hiện tốt và hiệu quả nhất.

4 Lập kịch bản

-Giáo viên cần lên đưa kịch bản chi tiết cho từng phần, phân bố thời gian cho từng cảnh. Việc phân bố thời gian tùy thuộc vào ý đồ của người và nội dung của phân cảnh đó, đảm bảo kiểm soát thực hiện và mang lại hiệu quả tốt nhất.

2.3.1.1. Lựa chọn nội dung

Nội dung được lựa chọn là những hoạt động thường xảy ra trong cuộc sống sinh hoạt ở nhà và với mọi người trong gia đình, trong môi trường tự nhiên và cộng đồng xung quanh trẻ... phù hợp với từng lứa tuổi và chương trình Giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đối với việc xây dựng kịch bản giờ hoạt động trên lớp cần xác định yêu cầu như khi soạn giáo án.

- Đối với xây dựng kịch bản phụ huynh chơi với con tại nhà cần xác định mục đích đảm bảo phù hợp với điều kiện khi trẻ ở nhà, của trẻ sẽ đạt được như thế nào dưới sự hướng dẫn của phụ huynh.

+ Về kiến thức: Giáo viên đưa ra những yêu cầu về khả năng nhận thức, sự hiểu biết và cách thực hiện của trẻ trong các hoạt động.

+ Về kỹ năng: Giáo viên đưa ra các yêu cầu về thao tác, khả năng quan sát, độ khéo léo, nhanh nhẹn trong các hoạt động.

+ Về thái độ: Giáo viên đưa ra yêu cầu về độ tập trung, hào hứng và niềm yêu thích của trẻ đối hoạt động.

2.3.1.2. Lưạ chọn đồ dùng đồ chơi cho hoạt động, thiết bị và chuẩn bị không gian cho việc ghi hình

- Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động:

Lập danh sách gợi ý các đồ dùng cần thiết cho việc thực hiện hoạt động theo các nội dung đã chọn. Các đồ dùng dễ tìm, thân thuộc, có sẵn trong nhà hoặc dễ mua sắm để phụ huynh chuẩn bị đầy đủ cho hoạt động của trẻ. Các đồ dùng có thể là:

+ Đồ chơi quen thuộc của trẻ: thú bông, xếp hình, thẻ gỗ, bóng…

+ Đồ dùng trong nhà: gối, cốc, khay, đũa ăn…

+ Nguyên liệu tái chế: cốc giấy, đĩa giấy, lõi giấy WC, giấy bìa…

+ Nguyên liệu từ thiên nhiên: lá cây, sỏi, đá, vỏ sò…

+ Văn phòng phẩm thông dụng: bút màu, giấy, băng dính màu, dây trang trí…

Đồ dùng trong nhà

Nguyên liệu tái chế

Nguyên liệu từ thiên nhiên

- Chuẩn bị các thiết bị cần thiết cho quá trình quay tài liệu như dụng cụ ghi hình và thu âm, các ứng dụng cắt ghép video…

Dụng cụ ghi hình bài hướng dẫn phổ thông cho giáo viên

- Chuẩn bị không gian quay yên tĩnh, rộng rãi, có ánh sáng tốt, bối cảnh đẹp để tăng tính thẩm mỹ cho tài liệu hướng dẫn. Giáo viên có nhiều sự lựa chọn khung hình tùy thuộc vào các hoạt động:

+ Không gian lớp học:

Đảm bảo thuận tiện cho việc hoạt động của trẻ, tạo được cảm giác thân quen.

+ Không gian ngoài trời: Không gian phù hợp với các hoạt động cần không gian rộng, hay môi trường thiên nhiên như trải nghiệm, khám phá hay các hoạt động phát triển thể chất, các kỹ năng sống…

Không gian ngoài trời

+ Không gian tại nhà: Không gian tại nhà của trẻ có nhiều hạn chế như phòng không đủ rộng, xung quanh có nhiều đồ đạc, không đủ ánh sáng… có thể hướng dẫn phụ huynh dùng một bức tường, tấm vải lớn đơn sắc và mặc trang phục nổi bật so với màu nền phía sau, sau đó sử dụng công cụ hậu kỳ để tách người và đưa vào một nền ảo khác.

Không gian tại nhà Nguồn: STEAMeGARTEN

Sử dụng phông nền đơn sắc Nguồn: lamphim.vn

- Giáo viên cần hình dung và chia nhỏ bài hướng dẫn thành các cảnh quay với phương pháp bố trí cụ thể. Mỗi cảnh quay có những đồ dùng, cách sắp xếp và góc quay khác nhau. Điều này giúp giáo viên có sự chủ động khi tiến hành ghi hình, tiết kiệm thời gian cho nhóm quay.

Nguồn: edumedia.vn Nguồn: bptv.vn Giáo viên có thể luyện tập mô phỏng cảnh quay trước khi thực hiện

2.3.1.3. Lập kịch bản (dành cho thời lượng tối đa 10 phút):

Phân cảnh 1:

Giới thiệu trò chơi hoặc tên bài dạy (dành cho GV thực hiện):

Giáo viên sẽ giới thiệu nội dung trò chơi/tên bài dạy và mục tiêu trẻ cần đạt được dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của Phụ huynh.

Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi cho phụ huynh là những vấn đề mà phụ huynh đang quan tâm và băn khoăn có liên quan đến bài học hôm nay.

Phân cảnh 2:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU, HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN ĐỂ HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM MẦM NON TẠI GIA ĐÌNH (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)