Ưu điểm: Giao diện đơn giản, giáo viên dễ dàng làm quen và tạo câu hỏi Giáo viên trực tiếp điều khiển kết quả trò chơi và hiển thị trên màn hình, trẻ trả lời bằng cách giao tiếp vớ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU, HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN ĐỂ HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM MẦM NON TẠI GIA ĐÌNH (Trang 78 - 79)

tiếp điều khiển kết quả trò chơi và hiển thị trên màn hình, trẻ trả lời bằng cách giao tiếp với giáo viên nên không cần thiết bị hỗ trợ hoặc kết nối phức tạp.

- Hạn chế: Chỉ có duy nhất 1 hình thức chơi, trẻ dễ nhàm chán khi chơi nhiều lần. 1.2.4.5. Ứng dụng ClassDojo:

ClassDojo là một “lớp học ảo” - nơi giáo viên có thể điểm danh học sinh, đưa ra các quy tắc trong lớp, khen thưởng trẻ. Chức năng và giao diện của ClassDojo tương tự một mạng xã hội như Zalo hay Facebook. Giáo viên có thể chia sẻ nội dung bài học, hình ảnh và video qua “Dòng thời gian” (Class story) của ứng dụng này. Ngoài ra, Classdojo cho phép giáo viên trao đổi trực tiếp về tình hình học tập của con với phụ huynh dưới dạng tin nhắn riêng.

- Ưu điểm: ClassDojo cung cấp nhiều giải pháp để giáo viên gây hứng thú cho trẻ như những nhân vật dễ thương, hình thức khen thưởng, tặng sticker, cộng trừ điểm, là một công những nhân vật dễ thương, hình thức khen thưởng, tặng sticker, cộng trừ điểm, là một công cụ mang tính tương tác cao. Giáo viên sẽ dễ dàng quản lý lớp học hơn khi số lượng trẻ đông. ClassDojo cũng cho phép giáo viên và phụ huynh theo dõi quá trình học tập của trẻ.

- Hạn chế: ClassDojo không có chức năng tổ chức trò chơi tương tác, chỉ giúp giao bài và theo dõi/trao đổi với phụ huynh tương tự nhóm Facebook và Zalo. theo dõi/trao đổi với phụ huynh tương tự nhóm Facebook và Zalo.

Những công cụ và ứng dụng tương tác qua Internet luôn tiêm ẩn nguy cơ mất an toàn thông tin với người sử dụng, đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ. Trong quá trình áp dụng công nghệ để tương tác, giáo viên cần lưu ý một số quy tắc an toàn-an ninh mạng quan trọng sau đây:

- Lời nói và cử chỉ của giáo viên luôn chuẩn mực, tuân thủ tác phong sư phạm trong quá trình tương tác.

- Giáo viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung hoạt động trước khi tương tác, đảm bảo nội dung chính xác và không còn sai sót nào trước khi tài liệu được gửi rộng rãi.

- Không gian tổ chức tương tác đảm bảo yên tĩnh, không lẫn nhưng tạp âm như tiếng ồn, tiếng nói của người khác… từ môi trường xung quanh. Giáo viên nên sử dụng công cụ thu có khả năng lọc âm như micro, tai nghe… để hội họp.

- Khung cảnh (Background) phía sau giáo viên đảm bảo sạch sẽ và ngăn nắp, không bị người khác làm phiền. Giáo viên nên thường xuyên sử dụng hình nền ảo trong ứng dụng hội họp để hạn chế tối đa rủi ro.

- Khi tổ chức hội họp và trò chơi tương tác, giáo viên luôn sử dụng mật khẩu để bảo mật, tránh các đối tượng xâm nhập có thể gây ảnh hướng xấu đến trẻ.

- Giáo viên tuyệt đối không sử dụng hình ảnh và thông tin cá nhân của phụ huynh và trẻ để khai báo trên các công cụ trực tuyến. Khi đăng ký và đăng nhập tài khoản trên các công cụ, giáo viên nên dùng thông tin giả định (tuổi, ngày tháng năm sinh) thay cho thông tin thật.

2. Hướng dẫn xây dựng video:

2.1. Xây dựng kế hoạch quay video:

Xây dựng kế hoạch quay video chi tiết với những yêu cầu cụ thể về nội dung, hình thức, thời lượng và thời gian thực hiện…giúp Cán bộ Quản lý (CBQL) dễ dàng quản lý tiến độ, kiểm soát chất lượng và thu thập sản phẩm video đúng thời hạn. Kế hoạch cụ thể cũng giúp giáo viên hiểu rõ nhiệm vụ và mục tiêu công việc cần thực hiện, dễ dàng kết nối với các đầu mối hỗ trợ để sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất.

2.1.1. Lập kế hoạch xây dựng nội dung video:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU, HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN ĐỂ HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM MẦM NON TẠI GIA ĐÌNH (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)