xem/người nhận xét/người chỉnh sửa).
Phân quyền xem/nhận xét/chỉnh sửa cho các nhân sự tham gia
2.2.2. Hệ thống lưu trữ video trên YouTube
- CBQL lập kênh của Nhà trường trên Youtube để tải các video lên theo các Playlist (Playlist là danh sách phát video giúp phân loại video theo các hoạt động đồng thời giúp phụ huynh dễ dàng tìm và mở những video khác trong cùng danh mục).
- CBQL có thể nhận video hoàn thiện từ giáo viên và trực tiếp đăng tải lên Youtube thông qua tài khoản kênh Nhà trường, hoặc chia sẻ tài khoản này cho các giáo viên chủ động tải lên những video đã được duyệt. Nếu chia sẻ tài khoản, CBQL cần thống nhất với giáo viên cách đặt tên video, chọn ảnh đại diện phải thể hiện được nội dung chính của bài học. - CBQL/Giáo viên có thể tải những video đã hoàn thiện lên Youtube và để chế độ “Riêng tư” để lưu trữ sau đó chuyển sang chế độ “Công khai” hoặc “Không công khai”:
+ Công khai: ai cũng có thể xem và tìm kiếm trên Youtube. Chế độ này áp dụng nếu Nhà trường muốn chia sẻ video rộng rãi.
+ Không công khai: chỉ có thể xem bằng cách nhấn vào đường dẫn, không thể tìm kiếm. Chế độ này dành cho những video chia sẻ nội bộ.
Chọn chế độ hiển thị video trên YouTube
Lưu ý: Giáo viên không sử dụng nhạc, video có bản quyền.
(Những video chứa nhạc và video khác đã được đăng ký bản quyền sẽ không được Youtube duyệt khi tải lên nền tảng này).
Trước khi lựa chọn nhạc hay video có sẵn trên mạng để đưa vào video của mình, chúng ta cần kiểm tra vấn đề bản quyền để tránh trường hợp tải lên YouTube không được duyệt gây mất thời gian, công sức đã biên tập video.
- Gợi ý một số nguồn nhạc nền không bản quyền để giáo viên sử dụng:
+ Trang web hỗ trợ người đăng video trên Youtube: studio.youtube.com
+ Kênh Youtube: youtube.com/user/nocopyrightsounds
+ Trang web chia sẻ nhạc: bensound.com
+ Thư viện âm nhạc không bản quyền dành cho người sáng tác video Facebook: facebook.com/sound/collection.