Sử dụng công nghệ để tương tác

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU, HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN ĐỂ HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM MẦM NON TẠI GIA ĐÌNH (Trang 54 - 57)

D. HƯỚNG DẪN VIỆC LỰA CHỌN ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI, HỌC LIỆU CHO TRẺ MẦM NON

1. Sử dụng công nghệ để tương tác

1.1. Danh sách các ứng dụng công nghệ

Các công cụ tương tác được gợi ý theo từng mục đích sử dụng và phân tích chi tiết theo sơ đồ dưới đây:

1.1.1.Nhắn tin và trao đổi dữ liệu:

Công cụ Zalo Messenger Nhóm Facebook

Ưu điểm - Thao tác nhắn tin và đính kèm tài liệu nhanh, tiện lợi.

- Dung lượng tệp truyền tải lớn, tốc độ cao. - Có đầy đủ các công cụ tương tác nhóm như gọi video, hẹn lịch, ghim tin nhắn, tạo bình chọn…

- Thao tác nhắn tin và đính kèm tài liệu nhanh, tiện lợi.

- Tệp dữ liệu được hệ thống theo từng trẻ, dễ dàng phân loại và truy cập.

- Thông tin được lưu dưới dạng bài đăng có thể dễ dàng tìm kiếm, bình luận… sau thời gian dài.

Hạn chế - Tệp dữ liệu không được hệ thống.

- Video bị giới hạn độ phân giải ở 480p. - Không quét và lọc các

tệp truyền tải có nguy cơ virus (đuôi exe).

- Tệp dữ liệu không được hệ thống.

- Ảnh và video truyền tải bị giới hạn độ phân giải.

- Dung lượng tệp truyền tải bị hạn chế.

- Video không thể tải về.

- Thiếu các công cụ tương tác nhóm quan trọng như hẹn lịch, ghim tin nhắn…

- Ảnh và video truyền tải bị giới hạn độ phân giải.

- Thao tác phức tạp hơn. - Video không thể tải

về.

- Chỉ có thể giao tiếp qua bình luận, không thể nhắn tin nên phản hồi chậm.

Phân tích các công cụ nhắn tin và trao đổi dữ liệu

Với ưu điểm đa năng cho cả nhắn tin và truyền tải dữ liệu, Zalo thường được sử dụng với những nhóm lớp và giáo viên có nhu cầu trao đổi thông tin nhanh và liên tục, đề cao tính tiện dụng. Nhóm Facebook có tính hệ thống, thường được dùng cho nhóm lớp và giáo viên có nhu cầu lưu giữ hình ảnh/video trong thời gian dài để tìm kiếm và sử dụng lại cho các mục đích khác. Messenger ít được sử dụng chính, chủ yếu dùng thêm hỗ trợ chức năng nhắn tin cho Nhóm Facebook.

1.1.2.Tổ chức hội họp

Công cụ Google Meet Zoom

Ưu điểm - Có thể họp qua trình duyệt, không cần cài đặt.

- Tính bảo mật cao nhờ thuộc hệ thống Google, chưa từng có sự cố. - Có tính liên kết với hệ thống ứng

dụng Google.

- Có chức năng giơ tay phát biểu. - Có thể ghi lại video cuộc họp. - Có sẵn chức năng Bảng trắng.

Hạn chế - Cần trả phí để ghi lại video cuộc họp.

- Chức năng bảng trắng cần thông qua ứng dụng khác như Jamboard, Chrome Canvas…

- Cần trả phí để tổ chức họp quá 45 phút.

- Yêu cầu tải và cài đặt phần mềm Zoom.

- Tính bảo mật có nhiều lỗ hổng, đã có những sự cố xảy ra.

Lựa chọn sử dụng công cụ Google Meet hay Zoom sẽ phụ thuộc nhiều vào mục đích cuộc họp. Nếu cá nhân giáo viên muốn tổ chức một cuộc họp có thể dễ dàng ghi lại video, trải nghiệm những công cụ họp trực tuyến hoàn hảo với thời lượng không quá dài thì Zoom là phương án hợp lý. Với đối tượng doanh nghiệp hoặc nội bộ Nhà trường cần tổ chức những cuộc họp thời lượng linh hoạt, tính bảo mật cao và có thể tích hợp hệ thống ứng dụng Google thì Google Meet là phương án tối ưu.

1.1.3.Thống kê và báo cáo

Về nguyên lý thì các ứng dụng Google Docs, Google Sheets và Google Forms cùng thuộc hệ thống Google và phục vụ cho ba công việc hoàn toàn khác nhau. Giáo viên cần xác định hoàn cảnh và mục đích sử dụng trước khi lựa chọn:

- Google Docs: dùng để soạn và trình bày những tài liệu với phần lớn nội dung là văn bản như báo cáo cá nhân, kịch bản video, thông báo, giấy tờ hành chính… như báo cáo cá nhân, kịch bản video, thông báo, giấy tờ hành chính…

- Google Sheets: dùng để soạn những tài liệu dạng bảng tính như bản thống kê số liệu, thống kê chi phí, thống kê tiến độ thực hiện video của Tổ/nhóm giáo viên…

- Google Forms: dùng để thu thập câu trả lời của nhóm thành viên và hiển thị/thống kê lại kết quả, thường dùng để khảo sát thông tin trẻ và phụ huynh, khảo sát mức độ hài lòng về video, khảo sát nội bộ về tiến độ làm video của giáo viên…

1.1.4.Tổ chức trò chơi

Ưu nhược điểm của từng công cụ tổ chức trò chơi được phân tích chi tiết tại mục 1.5 của cẩm nang. Giáo viên có thể lựa chọn dựa theo chức năng và mục đích:

- Nếu cần tổ chức một trò chơi trắc nghiệm thật vui nhộn với giáo viên giữ vai trò điều phối, người tham gia có sẵn hai thiết bị di động (một để gọi video, một để chơi) thì Kahoot!

là một lựa chọn phù hợp.

- Nếu cần tổ chức một trò chơi trắc nghiệm theo dạng giao câu hỏi để người chơi tự thực hiện lần lượt, giáo viên rảnh tay hơn, chỉ cần thi thoảng kiểm tra tiến độ, thì Quizizz là lựa chọn hợp lý.

- Nếu cần tổ chức một trò chơi có tính sáng tạo, ngoài trắc nghiệm còn có nhiều hình thức chơi hấp dẫn thì Wordwall sẽ là lựa chọn tối ưu.

- Nếu cần tổ chức một trò chơi trong đó công cụ chỉ mang tính hiển thị, giáo viên là người điều khiển hoàn toàn, người chơi không cần thao tác với thiết bị mà chỉ cần trả lời trực tiếp với giáo viên, thì Baamboozle là phương án thích hợp.

- Nếu cần một công cụ hỗ trợ quản lý lớp có những hình ảnh dễ thương, có thể ghi danh và trao thưởng bằng những sticker ngộ nghĩnh, người tham gia có thể đăng bài và bình luận như một mạng xã hội thu nhỏ… thì giáo viên nên lựa chọn ClassDojo.

1.2. Hướng dẫn sử dụng các ứng dụng công nghệ 1.2.1.Công cụ nhắn tin và trao đổi dữ liệu:

Ngày nay, các ứng dụng tương tác và mạng xã hội đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống, điều này không ngoại lệ với giáo dục. Phụ huynh và giáo viên có thể kết nối trực tiếp và nhanh chóng qua nhiều ứng dụng Chat thông dụng như Zalo, Messenger, Facebook…, giúp phụ huynh dễ dàng nắm bắt tình hình học tập và sinh hoạt của trẻ hàng ngày, hàng giờ. Dưới dây là hướng dẫn cơ bản về 3 ứng dụng phổ biến và cách để giáo viên sử dụng tối ưu những chức năng kết nối của các ứng dụng này, tăng hiệu quả tương tác với phụ huynh.

1.2.1.1. Ứng dụng Zalo:

Logo ứng dụng

Tên ứng dụng: Zalo

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU, HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN ĐỂ HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM MẦM NON TẠI GIA ĐÌNH (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)