Chuẩn bị cho trẻ về kiến thức:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU, HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN ĐỂ HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM MẦM NON TẠI GIA ĐÌNH (Trang 42 - 43)

III. Nội dung hướng dẫn phụ huynh chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp một: 1 Rèn cho trẻ thói quen và một số kĩ năng cần thiết

5. Chuẩn bị cho trẻ về kiến thức:

Chuẩn bị về kiến thức cho trẻ giai đoạn lứa tuổi mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập. Vì vậy, trẻ cần phải có sự rèn luyện về các thao tác trí tuệ, có sự hiểu biết vể bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng về thời gian, không gian đồng thời có kỹ năng thực hiện hoạt động trí óc như biết so sánh, phân tích, tổng hợp….

5.1. Cho trẻ nhận biết một số kiến thức về toán sơ đẳng:

Phụ huynh dạy trẻ nhận biết, đếm thành thạo đến 10, biết so sánh, thêm bớt tạo nhóm có số lượng 10, phân chia, tách, gộp 10 đối tượng thành 2 nhóm và biết kết quả các nhóm; nhận biết các chữ số 1 - 10 và các số liền trước, liền sau, cung cấp cho trẻ biết … thông qua các đồ dùng, phương tiện… trong gia đình;

Ví dụ: Cho trẻ đếm số bát, thìa, ghế, số quả…. trong bữa ăn gia đình; biết chia kẹo cho mình và anh, chị, em, bố, mẹ… đếm số hoa trong bức tranh trên tường nhà, trong vườn…

Giúp trẻ nhận biết một số hình, khối (tròn, vuông, tam giác, chữ nhật, khối trụ…). Trong sinh hoạt hàng ngày, phụ huynh rèn cho trẻ khả năng định hướng trong không gian và thời gian; xác định vị trí trong không gian (trên - dưới, trước - sau, phải - trái) bản thân mình và đối tượng khác; xác định được thời gian (hôm nay - hôm qua - ngày mai; các thời điểm trong ngày: sáng - trưa - chiều tối; các thứ trong tuần; các ngày trong tháng; các tháng trong năm…); biết ước tính quá khứ, hiện tại và tương lai (biết được “bây giờ”, “lát nữa”, “hôm qua”, “hôm nay”, “ngày mai” “năm ngoái”, “năm nay” “sang năm”…).

Giúp cho trẻ một số kiến thức về đo lường (cao - thấp, dài - ngắn,… ).

*Ví dụ: Bố mẹ cao hơn trẻ, hoặc cạnh chiếc bàn dài hơn cạnh chiếc ghế…

Phụ huynh giúp cho trẻ nhận biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh như nắng, mưa, nóng, lạnh; các mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông)…;

Dạy trẻ biết các bộ phận của cơ thể người; tìm hiểu về động vật, thực vật, một số hiện tượng tự nhiên; khám phá về xã hội: tìm hiểu về bản thân, gia đình, họ hàng cộng đồng, thứ bậc trong gia đình, một số nghề phổ biến trong xã hội, các danh lam thắng cảnh và các ngày hội, ngày lễ trong năm…

5.3. Chuẩn bị cho trẻ về mặt tình cảm - xã hội:

Sự phát triển các mặt tình cảm - xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Chính việc phát triển tính tự tin, tự trọng, thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; khả năng tập trung, chấp hành những quy định chung và sự chỉ dẫn của người lớn (phù hợp với lứa tuổi của trẻ) là vô cùng thiết yếu giúp trẻ học tập tốt ở trường phổ thông sau này. Khi trẻ tự tin vào chính bản thân mình, trẻ sẽ học được cách chủ động độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ đến cùng. Vì vậy, hãy để trẻ tự làm và người lớn chúng ta là người khích lệ trẻ.

Phụ huynh giúp cho trẻ ý thức về bản thân như đặt các câu hỏi để kích thích trẻ biểu lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình thông qua tranh ảnh, hình vẽ, thơ, truyện; khuyến khích trẻ chơi phân vai với các bạn hàng xóm cùng lứa tuổi; hướng dẫn cho trẻ có thói quen tự phục vụ bản thân.

Thường xuyên nhắc nhở trẻ ý thức và thái độ cư xử phù hợp đối với người thân trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, chú, bác và những người xung quanh….. Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ, ứng xử với mọi người xung quanh lễ phép, kính trọng người lớn, đoàn kết thân ái với bạn bè, thông cảm thương xót những người bất hạnh, biết được vị trí của mình trong gia đình và trong xã hội (là con ai, cháu ai, em hay anh chị của ai, là học sinh lớp nào…) và cách ứng xử phù hợp với vai trò của mình.

Dạy con biết chơi hòa đồng với các bạn. Phụ huynh nên nhắc nhở con chơi hòa đồng với các bạn, chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với các bạn ngay từ khi còn nhỏ để con luôn được sống trong tập thể, không bị tách biệt.

Trẻ chơi hòa đồng cùng các bạn

Giáo dục hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, cộng đồng gần gũi như giáo dục trẻ biết quan tâm bảo vệ môi trường, nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh…

5.4. Phát triển thẩm mỹ cho trẻ:

Phụ huynh giáo dục cho trẻ biết cảm thụ cái đẹp thông qua trang phục, đồ dùng, phong cảnh thiên nhiên nơi mình đang sống hoặc những nơi mà trẻ được đến...;

Cho trẻ vẽ theo ý thích, tô màu mà chúng thích;

Cho trẻ cắm hoa, trang trí nhà cửa, phòng riêng của trẻ; Cho trẻ nghe, hát các bài hát phù hợp với lứa tuổi...

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU, HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN ĐỂ HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM MẦM NON TẠI GIA ĐÌNH (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)