Một số đặc điểm phát triển tâm lí của học sinh lớp 2 ,3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3 (Trang 36)

7. Bố cục của luận văn

1.4. Một số đặc điểm phát triển tâm lí của học sinh lớp 2 ,3

Theo tài liệu về tâm lí học giáo dục thì ở lứa tuổi 7, 8, não của trẻ em đã đạt trọng lượng 90% trọng lượng não người lớn. Cấu trúc của não bộ, thùy trán phát triển mạnh, tế bào não tiến triển về cấu tạo và có sự phân hóa rõ rệt về chức năng. Tuy nhiên, vỏ não chưa hoàn toàn đều khiển được phần dưới vỏ nên khả năng kiềm chế của lứa tuổi này còn yếu. Mặt khác, hưng phấn thường mạnh, do đó, ở độ tuổi này, các em rất hiếu động. Những đặc điểm về thể chất trên dẫn tới một số đặc điểm về sự phát triển của trí tuệ và nhân cách.

- Một số đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của học sinh lớp 2, 3 là:

+ Tri giác phát triển khá nhanh, đặc biệt là tri giác về những thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng. Tri giác không chủ định còn chiếm ưu thế. Ở độ tuổi này, các em dễ thích nghi với tín hiệu và phương pháp giảng dạy trực quan.

+ Sự chú ý không chủ định vẫn còn chiếm ưu thế, chú ý có chủ định chưa phát triển.

+ Trí tưởng tượng đã phát triển nhưng còn mang tính tản mạn, ít có tổ chức, đang hướng về gần với hiện thực hơn.

28

+ Hình thức tư duy chủ yếu của các em vẫn là tư duy trực quan, tư duy cụ thể, chuyển dần sang tư duy hình tượng và trừu tượng. Đặc điểm chủ yếu trong sự phát triển tư duy của lứa tuổi này là tư duy mang màu sắc cảm xúc.

- Một số đặc điểm của sự phát triển nhân cách của học sinh lớp 2, 3 là:

+ Ở độ tuổi này, đời sống tình cảm trở thành vấn đề cơ bản, nổi bật. Tình cảm là nhân lõi quan trọng trong đời sống tâm lí và nhân cách của các em. Học sinh lớp 2, 3 giàu cảm xúc, dễ xúc động trước tác động của thế giới. Các em thích đọc truyện, nhất là truyện khoa học, văn học có tính chất li kì. Tình cảm thẩm mĩ cũng phát triển nhanh chóng. Các em yêu mến cái đẹp trong thiên nhiên, ở con người, yêu thế giới có cây, động vật,... Tình cảm đạo đức của các em đang hình thành, phát triển. Các em kính trọng bố mẹ, thầy cô, bạn bè; và dần có những tình cảm rộng lớn hơn: tình yêu Tổ quốc, yêu lao động, tình thần tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc sâu sắc,...

+ Những phẩm chất về ý chí của các em đang hình thành và phát triển nhưng chưa ổn định. Tính độc lập phát triển chưa cao, các em thường phải dựa vào ý kiến của người lớn trong gia đình và thầy cô giáo. Năng lực tự chủ của học sinh lứa tuổi này đã hình thành nhưng còn yếu, tính tự phát còn bộc lộ rõ.

+ Về tính cách, các em rất hiếu động, hay bắt chước, biết biểu lộ thái độ, sự đánh giá đối với xã hội và người khác. Nhiều em đã thể hiện sự thật thà, dũng cảm. Nhưng nhìn chung, tính cách các em chưa ổn định, còn hiện tượng bướng bỉnh, khó bảo.

+ Các em đã có hứng thú với nhiều lĩnh vực (học tập, đọc sách, lao động, thể thao, vui chơi,...) nhưng ít bền vững. Các em cũng có nhiều ước mơ, nhưng mơ ước còn xa rời thực tế.

- Các đặc điểm về sự phát triển trí tuệ của học sinh lớp 2, 3 nêu trên chính là cơ sở để đánh giá mức độ hợp lí của tần số xuất hiện mỗi loại nghĩa cũng như phương tiện biểu đạt của nó. Cụ thể là sự xuất hiện ở mức độ nhiều ít của phương tiện và nội dung mỗi loại nghĩa trong các bài tập đọc có hay không phù hợp, nếu có thì phù hợp ở mức độ nào với tâm lí tiếp nhận của học sinh lớp 2, 3. (theo [12, tr. 69-72])

Các đặc điểm của sự phát triển nhân cách của học sinh lớp 2, 3 là cơ sở để luận văn đánh giá vai trò của các loại nghĩa. Tức mỗi loại nghĩa được biểu đạt có thể giúp gì cho sự phát triển nhân cách của học sinh lớp 2, 3 theo hướng tích cực.

29

1.5. Tiểu kết chƣơng 1

Ở chương 1, chúng tôi dành để trình bày một số cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Trước hết là một số khái niệm công cụ làm cơ sở cho việc nhận diện, phân tích các phương tiện biểu hiện của các loại nghĩa. Đó là các khái niệm liên quan đến ngữ âm (ngữ điệu, trọng âm); các khái niệm liên quan đến từ ngữ (khái niệm từ, phân loại từ về mặt cấu tạo, về mặt ngữ pháp; tổ hợp từ, cặp từ, cặp tổ hợp từ); các khái niệm liên quan đến câu (khái niệm câu, phân loại câu về mặt ngữ pháp). Bên cạnh đó là những tri thức cơ sở về nghĩa miêu tả (khái niệm, sự phân loại các kiểu sự tình theo Dik) và nghĩa tình thái chủ quan của câu (khái niệm, sự phân loại). Đặc biệt, các loại nghĩa tình thái chủ quan cùng từng sắc thái, tiểu sắc thái của nó được chúng tôi đề cập cụ thể về khái niệm, phương tiên biểu hiện để làm cơ sở cho việc nhận diện biểu hiện của những loại và sắc thái nghĩa này ở các bài tập đọc lớp 2, 3.

Bên cạnh các cơ sở lí thuyết trên, luận văn còn đề cập một số cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài. Luận văn đã đề cập tới các bài tập đọc ở lớp 2, 3 về số lượng, thể loại, chủ điểm của các bài. Đồng thời, nội dung và mục tiêu của việc dạy học tiếng Việt ở bậc tiểu học cũng được đề cập để làm cơ sở cho những đánh giá về vai trò của các loại nghĩa trong các bài tập đọc ở lớp 2, 3.

Một nội dung quan trọng nữa trong cơ sở thực tiễn của đề tài là một số đặc điểm phát triển tâm lí (sự phát triển trí tuệ, nhân cách) của học sinh lớp 2, 3. Bởi giải thích sự xuất hiện của các loại nghĩa là dựa vào đặc điểm trí tuệ, tâm lí tiếp nhận. Xét vai trò của các loại nghĩa ở chương 3 chính là xét mỗi loại nghĩa được biểu đạt có thể giúp gì cho sự phát triển nhân cách của học sinh lớp 2, 3 theo hướng tích cực.

30

Chƣơng 2

KHẢO SÁT NGHĨA MIÊU TẢ VÀ NGHĨA TÌNH THÁI CHỦ QUAN CỦA CÂU TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC LỚP 2, 3

2.1. Nhận xét chung

Để có cơ sở cho những nhận xét về sự xuất hiện của các thành phần nghĩa của câu trong các văn bản tập đọc giảng dạy ở lớp 2, 3 và có cơ sở cho việc phân tích, đánh giá vai trò của những thành phần nghĩa này, chúng tôi đã khảo sát sự xuất hiện của các thành phần nghĩa trong mỗi câu của các văn bản. Nghĩa miêu tả được chúng tôi xác định trên mỗi sự tình, nghĩa tình thái được xác định theo phương tiện biểu hiện. Kết quả khảo sát của chúng tôi được trình bày ở phụ lục.

Có thể tóm tắt kết quả khảo sát các thành phần nghĩa của câu trong các văn bản tập đọc giảng dạy ở lớp 2, 3 qua bảng sau:

Bảng 2.1: Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 xét về mặt số lƣợng

Nghĩa của câu

Số câu mang nghĩa trên tổng số câu

khảo sát

Số lần xuất hiện của nghĩa trên tổng

số câu khảo sát

Số lần xuất hiện của nghĩa trên tổng

số câu mang kiểu nghĩa đó Nghĩa miêu tả 2310/ 2387 (96,8%) 4895/2387 (205,1%) 4895/2310 (211,9%) Nghĩa tình thái chủ quan 921/ 2387 (38,6%) 1348/2387 (56,5%) 1348/921 (146,4%) Như vậy, nghĩa miêu tả có trong 2310 trên tổng số 2387 câu, chiếm đến 96,8%. Trong đó có một số câu chứa nhiều sự tình nên trong 2310 câu trên có 4895 sự tình tương ứng với 4895 lần xuất hiện của nghĩa miêu tả. Như vậy, trung bình mỗi câu có đến nhỉnh hơn 2 lần xuất hiện của nghĩa miêu tả. Nếu tính trên số câu mang nghĩa miêu tả thì tỉ lệ này là 211,9%. Nghĩa là mỗi câu chứa nghĩa miêu tả thì trung bình có hơn 2 lần xuất hiện của kiểu nghĩa này. Đây là thành phần nghĩa có tỉ lệ xuất hiện cao ở các câu trong các văn bản tập đọc giảng dạy ở lớp 2, 3. Chẳng hạn:

(1) Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi

bỏ dở. (Có công mài sắt có ngày nên kim, TV2, t1, tr.4)

Câu trên chứa 4 vị từ (cầm, đọc, bỏ dở, ngáp ngắn ngáp dài), tức biểu thị 4 sự tình, có 4 nghĩa miêu tả.

31

Nghĩa tình thái chủ quan (từ đây chúng tôi gọi tắt là nghĩa tình thái) xuất hiện trong 921 câu trên tổng số 2387 câu, chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều so với nghĩa miêu tả (38,6%). Số lần xuất hiện của nghĩa tình thái là 1348 lần, tính trên tổng số câu thì tỉ lệ là 56,5%; nghĩa là trung bình 2 câu có một lần xuất hiện của nghĩa tình thái. Còn tính số lần xuất hiện trên tổng số câu mang nghĩa tình thái thì tỉ lệ là 146,4%; nghĩa là cứ 2 câu có chứa nghĩa tình thái thì trung bình có 3 lần xuất hiện của kiểu nghĩa này. Chẳng hạn trong:

(2) Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

(Cậu bé và cây si già, TV2, t1, tr.96)

vừa chứa nghĩa tình thái cảm xúc với sắc thái tán thưởng, khen ngợi (mới đẹp làm sao) và có nghĩa tình thái thái độ sắc thái thân mật, trìu mến (cậu)

Như vậy, có một điều thú vị là chỉ có hơn 38% câu mang nghĩa tình thái. Nhưng nhiều câu trong số đó mang trên 1 nghĩa tình thái.

Có thể đối chiếu hai kiểu nghĩa này rõ hơn qua bảng sau:

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ xuất hiện nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3

Sơ đồ cho thấy, nghĩa miêu tả luôn chiếm tỉ lệ cao hơn nghĩa tình thái: khi tính số câu mang nghĩa trên tổng số câu, khi tính số lần xuất hiện trên tổng số câu và cả khi tính số lần xuất hiện trên tổng số câu mang nghĩa miêu tả. Số câu không xuất hiện nghĩa miêu tả chỉ là 3,2%. Trong khi số câu không xuất hiện nghĩa tình thái là 61,4%. Các tỉ lệ này cho thấy nội dung được chú trọng đề cập ở các văn bản tập đọc lớp 2 là các sự tình, là nghĩa miêu tả. 0 50 100 150 200 250 Tỉ lệ câu mang nghĩa trên tổng số câu

Tỉ lệ xuất hiện trên tổng số câu

Ti lệ xuất hiện trên tổng số câu mang

kiểu nghĩa đó

32

Tuy nhiên, nếu tỉ lệ số câu mang nghĩa tình thái trên tổng số câu chỉ bằng hơn 1/3 tỉ lệ đó ở nghĩa miêu tả; tỉ lệ số lần xuất hiện nghĩa tình thái trên tổng số câu chỉ bằng 1/4 tỉ lệ đó ở nghĩa miêu tả; thì tỉ lệ số lần xuất hiện nghĩa tình thái trên tổng số câu mang nghĩa tình thái lại không thấp hơn nhiều so với tỉ lệ đó ở nghĩa miêu tả. Nghĩa là các câu đã mang nghĩa tình thái thì đến 1 nửa có thể 2 lần xuất hiện nghĩa này. Như vậy, nghĩa tình thái xuất hiện không nhiều, nhưng khá tập trung trong 38,6% câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3. Đây chính là một đặc điểm phân bố của nghĩa tình thái.

2.2. Nghĩa miêu tả của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3

2.2.1. Khái quát về nghĩa miêu tả của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3

Hầu hết các sự tình trong các văn bản đều mang nghĩa miêu tả. Theo nhà ngôn ngữ học S. Dik (1978), xét theo các đặc trưng [+/- động ] và [+/- chủ ý ], nghĩa miêu tả được xác định theo bốn loại: hành động, quá trình, tư thế, trạng thái. Tên của mỗi loại này cũng dùng làm tên gọi của sự tình mang loại nghĩa đó. Tỉ lệ các loại nghĩa miêu tả này xuất hiện trong phạm vi khảo sát của chúng tôi thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2: Bốn loại nghĩa miêu tả của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 Đặc trƣng [+ Động ] [+ Chủ ý] [+ Động] [- Chủ ý] [- Động] [+ Chủ ý] [- Động] [- Chủ ý]

Loại sự tình Hành động Quá trình Tư thế Tính chất, quan hệ Số lượng sự tình/ tổng sự tình có nghĩa miêu tả 2654/4895 441/4895 241/4895 1559/4895 Tỉ lệ 54,2% 9,0% 4,9% 31,9%

Như vậy, trong các văn bản tập đọc giảng dạy ở lớp 2, 3 sự tình hành động chiếm tỉ lệ lớn nhất (54,2%), sau đó đến sự tình tính chất, quan hệ (31,9%). Sự tình quá trình (9,0%) và sự tình tư thế (4,9%) ít xuất hiện hơn. Có thể hình dung rõ hơn các tỉ lệ trên qua sơ đồ sau:

33

Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ xuất hiện bốn loại nghĩa miêu tả của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3

Sơ đồ cho thấy, sự tình hành động xuất hiện trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 với tỉ lệ áp đảo so với các loại nghĩa miêu tả khác. Có tỉ lệ đáng kể là sự tình tính chất, quan hệ. Sự tình quá trình chiếm tỉ lệ nhỏ, sự tình tư thế chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Sau đây, chúng tôi sẽ miêu tả cụ thể từng loại nghĩa và bước đầu lí giải về tỉ lệ chênh lệch trên.

2.2.2. Sự tình hành động của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3

Sự tình hành động là những sự tình mang tính (+ động), (+ chủ ý). Phương tiện biểu đạt chủ yếu của đặc trưng này trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 là các động từ chỉ hoạt động làm vị tố và danh từ, cụm danh từ, đại từ chỉ người hoặc bộ phận cơ thể người giữ vai nghĩa tác thể. Câu có bao nhiêu vị từ giữ vai trò vị tố (biểu thị hành động của chủ thể) thì có bấy nhiêu sự tình.

Ví dụ:

(3) Hoa lấy giấy bút, viết thư cho bố.

(Bé Hoa, TV2, t1, tr.121) (4) Một hôm, Cá Sấu mời khỉ đến chơi nhà.

(Quả tim khỉ, TV2, t2, tr.50) (5) Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam.

(Bóp nát quả cam, TV2, t2, tr.124)

(6) Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống giác ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

(Hai Bà Trưng, TV3, t2, tr.4)

Tỉ lệ xuất hiện của các loại nghĩa miêu tả

Hành động Quá trình Tư thế

34

(7) Mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”.

(Mẩu giấy vụn, TV2, t1, tr.48)

(8) Đến trước cung vua, cậu bé khóc om sòm.

(Cậu bé thông minh, TV3, t1, tr.4) (9) Cậu lôi từ gầm giường ra hai chiếc giày, ngắm đi ngắm lại, rồi lắc đầu nói: ....

(Đổi giày, TV2, t1, tr.68) (10) Lần này, mèo đội ngọc trên đầu.

(Tìm ngọc, TV2, t1, tr.138) (11) Một hôm, hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc

mất đường về.

(Giọng quê hương, TV3, t1, tr.76) Trong các ví dụ trên, phương tiện làm vị từ hết sức phong phú. Bao gồm động từ chuyển động (tự chuyển dời: đến, đi chơi, lạc); và nhiều nhóm động từ ngoại động khác. Đó là động từ chỉ hoạt động tác động tích cực (lấy, lôi), động từ chỉ hoạt động cảm xúc (khóc);động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể (lắc); động từ cảm nghĩ, nói năng (viết, bảo); động từ trao nhận (ban), động cầu khiến (mời, rủ); động từ chuyển dời đối tượng (đội); động từ biến hóa (trở thành).

Chúng đều biểu thị các sự tình có tính (+ động). Các hoạt động này do chủ thể là con người (cậu bé, vua, Hai Bà Trưng, cậu, hai anh), hoặc là con vật đã được nhân hóa, coi là có ý thức như con người (Cá Sấu, mèo, mẩu giấy) có chủ ý tiến hành. Nên chúng là những sự tình mang tính (+ chủ ý). Và đó là các sự tình hành động (+ động).

Trong các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3 sự tình hành động chiếm 54,2% - tỉ lệ cao nhất trong các kiểu sự tình. Điều này phù hợp với việc giúp các văn bản tập đọc đã tái hiện hành động của các nhân vật, qua đó phản ánh hiện thực cuộc sống của lứa tuổi 7, 8. Bởi học sinh lớp 2, 3 đang ở lứa tuổi hiếu động, tức yêu thích và tích cực hoạt động. Và tỉ lệ xuất hiện của sự tình (+ động; + chủ ý) rất lớn trên cũng phù hợp với đặc điểm nhận thức của của học sinh lớp 2, 3. Bởi hình thức tư duy chủ yếu của các em lứa tuổi này vẫn là tư duy trực quan, tư duy cụ thể. Vì vậy, phản ánh cuộc sống một cách sinh động, gửi gắm các bài học về cuộc sống qua các hành động là cách phản ánh phù hợp nhận thức của người đọc, người học. Điều này thể hiện định hướng lựa chọn bài đọc rất đúng hướng của những người soạn sách.

35

Đặc biệt, trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3, bên cạnh Quả tim khỉ (TV2, t1, tr.16) nói ở trên, còn có hàng loạt văn bản mà hoạt động của động thực vật được miêu tả như hoạt động của con người. Chẳng hạn, trong Làm việc thật là vui (TV2, t1,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)