Sự tình hành động của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2 ,3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3 (Trang 42 - 44)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2. Sự tình hành động của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2 ,3

Sự tình hành động là những sự tình mang tính (+ động), (+ chủ ý). Phương tiện biểu đạt chủ yếu của đặc trưng này trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 là các động từ chỉ hoạt động làm vị tố và danh từ, cụm danh từ, đại từ chỉ người hoặc bộ phận cơ thể người giữ vai nghĩa tác thể. Câu có bao nhiêu vị từ giữ vai trò vị tố (biểu thị hành động của chủ thể) thì có bấy nhiêu sự tình.

Ví dụ:

(3) Hoa lấy giấy bút, viết thư cho bố.

(Bé Hoa, TV2, t1, tr.121) (4) Một hôm, Cá Sấu mời khỉ đến chơi nhà.

(Quả tim khỉ, TV2, t2, tr.50) (5) Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam.

(Bóp nát quả cam, TV2, t2, tr.124)

(6) Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống giác ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

(Hai Bà Trưng, TV3, t2, tr.4)

Tỉ lệ xuất hiện của các loại nghĩa miêu tả

Hành động Quá trình Tư thế

34

(7) Mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”.

(Mẩu giấy vụn, TV2, t1, tr.48)

(8) Đến trước cung vua, cậu bé khóc om sòm.

(Cậu bé thông minh, TV3, t1, tr.4) (9) Cậu lôi từ gầm giường ra hai chiếc giày, ngắm đi ngắm lại, rồi lắc đầu nói: ....

(Đổi giày, TV2, t1, tr.68) (10) Lần này, mèo đội ngọc trên đầu.

(Tìm ngọc, TV2, t1, tr.138) (11) Một hôm, hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc

mất đường về.

(Giọng quê hương, TV3, t1, tr.76) Trong các ví dụ trên, phương tiện làm vị từ hết sức phong phú. Bao gồm động từ chuyển động (tự chuyển dời: đến, đi chơi, lạc); và nhiều nhóm động từ ngoại động khác. Đó là động từ chỉ hoạt động tác động tích cực (lấy, lôi), động từ chỉ hoạt động cảm xúc (khóc);động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể (lắc); động từ cảm nghĩ, nói năng (viết, bảo); động từ trao nhận (ban), động cầu khiến (mời, rủ); động từ chuyển dời đối tượng (đội); động từ biến hóa (trở thành).

Chúng đều biểu thị các sự tình có tính (+ động). Các hoạt động này do chủ thể là con người (cậu bé, vua, Hai Bà Trưng, cậu, hai anh), hoặc là con vật đã được nhân hóa, coi là có ý thức như con người (Cá Sấu, mèo, mẩu giấy) có chủ ý tiến hành. Nên chúng là những sự tình mang tính (+ chủ ý). Và đó là các sự tình hành động (+ động).

Trong các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3 sự tình hành động chiếm 54,2% - tỉ lệ cao nhất trong các kiểu sự tình. Điều này phù hợp với việc giúp các văn bản tập đọc đã tái hiện hành động của các nhân vật, qua đó phản ánh hiện thực cuộc sống của lứa tuổi 7, 8. Bởi học sinh lớp 2, 3 đang ở lứa tuổi hiếu động, tức yêu thích và tích cực hoạt động. Và tỉ lệ xuất hiện của sự tình (+ động; + chủ ý) rất lớn trên cũng phù hợp với đặc điểm nhận thức của của học sinh lớp 2, 3. Bởi hình thức tư duy chủ yếu của các em lứa tuổi này vẫn là tư duy trực quan, tư duy cụ thể. Vì vậy, phản ánh cuộc sống một cách sinh động, gửi gắm các bài học về cuộc sống qua các hành động là cách phản ánh phù hợp nhận thức của người đọc, người học. Điều này thể hiện định hướng lựa chọn bài đọc rất đúng hướng của những người soạn sách.

35

Đặc biệt, trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3, bên cạnh Quả tim khỉ (TV2, t1, tr.16) nói ở trên, còn có hàng loạt văn bản mà hoạt động của động thực vật được miêu tả như hoạt động của con người. Chẳng hạn, trong Làm việc thật là vui (TV2, t1, tr.16), tác giả cho rằng không chỉ con người, mà mọi vật đều làm việc, tức đều có ý

thức (+ chủ ý) với việc mình làm. Trong Sự tích cây vú sữa (TV2, t1, tr.89), cây vú sữa được miêu tả như người mẹ ... xòa cành ôm cậu, như tay người mẹ âu yếm vỗ về.

Thậm chí, trong Bạn của nai nhỏ (TV2, t1, tr.22), Gọi bạn (TV2, t2, tr.28),

Trên chiếc bè (TV2, t1, tr.34), Cái trống trường em (TV2, t1, tr.45), và hàng loạt văn bản khác, các nhân vật chính đều là động vật, thực vật, đồ vật. Và chúng được miêu tả theo lối nhân hóa như con người. Nai nhỏ biết xin phép cha để được đi chơi xa cùng bạn. Bê Vàng đi tìm cỏ, Dê Trắng đi tìm bạn, rồi gọi hoài “Bê! Bê!”. Dế Mèn

Dế Trũi thì biết rủ nhau đi ngao du thiên hạ, ngày đi, đêm nghỉ. Cái trống thì biết

nghiêng đầu, biết gọi.

Như vậy, nai, Bê, Dê, Dế MènDế Trũi,Cái trống đều có thể hình dung như những cô cậu bé. Các hoạt động của chúng đều không chỉ mang tính (+ động) mà còn (+ chủ ý). Cách miêu tả này, giúp thế giới thiên nhiên thêm gần gũi với con người, sinh động, hấp dẫn như con người. Nhờ vậy, học sinh lớp 2, 3 vừa có thêm hiểu biết, thêm tình yêu với thế giới động thực vật, đồ vật quanh mình, vừa ra rút ra được những bài học về đạo đức, nhân cách từ những câu chuyện về các nhân vật gần gũi đó. Đó chính là một lí do quan trọng để nhóm sự tình (+ động, + chủ ý) có tỉ lệ xuất hiện rất lớn trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)