Nghĩa tình thái nhận thức của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2 ,3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3 (Trang 53 - 57)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2. Nghĩa tình thái nhận thức của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2 ,3

Nghĩa tình thái nhận thức - một loại của tiểu nhóm nghĩa tình thái biểu thị quan hệ giữa người nói với điều được nói tới nằm trong nhóm nghĩa tình thái chủ quan trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 cũng thể hiện sự hiểu biết của người nói bao

NTT nhận thức NTT đánh giá NTT cảm xúc NTT đạo lí NTT thái độ

45

gồm cả sự xác nhận cũng như những cam kết của cá nhân người nói đối với tính chân thật của điều được nói ra trong câu. Tính chủ quan của nghĩa tình thái nhận thức thể hiện ở đây cũng là những bằng chứng về kinh nghiệm, về sự cảm nhận tức thời qua các giác quan, về sự suy luận mang tính cá nhân của người nói nhằm thể hiện những cam kết có phạm vi, mức độ vào tính chân thực của điều được nói ra. Trong các văn bản tập đọc giảng dạy ở lớp 2, 3, nghĩa tình thái nhận thức có trong hơn một nửa số câu và được biểu hiện ra ở đủ 4 sắc thái.

* Sắc thái khả năng hiện thực

Ở sắc thái này trong các văn bản tập đọc giảng dạy ở lớp 2, 3, người nói cũng không cam kết điều mình nói là đúng hay sai, mà chỉ đưa ra phỏng đoán về một điều gì đó có thể xảy ra, đang, hoặc sẽ xảy ra nhưng người nói không cần chắc chắn. Cơ sở của những phỏng đoán ở đây có thể là các hiểu biết trước đó mà người nói học tập hoặc trải nghiệm, những cảm nhận tức thời hay những thông tin mà người nói tiếp nhận được về đối tượng được nói tới.

Ví dụ:

(38) Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống đất.

(Chiếc rễ đa tròn, TV2, t2, tr.107) (39) Mọi người đều bận

Nên đời rộn vui Con vừa ra đời

Biết chăng điều đó Mà đem vui nhỏ Góp vào đời chung.

(Bận, TV3, t1, tr.59) (40) Mẹ cầm phong thư rồi bảo:

- Có lẽ người gửi đã ghi nhầm số nhà.

(Lá thư nhầm địa chỉ, TV2, t2, tr.7) (41) Trường Sơn dài dằng dặc?

Trường Sa đảo nổi, chìm?

46

Trong các ví dụ (38), (39), (40) trên, bằng các tổ hợp từ chắc là, biết chăng, có lẽ người nói đã phỏng đoán rằng việc trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống, chuyện

con vừa ra đời đã biết mọi người đều bận, việc người gửi ghi nhầm số nhà có khả năng xảy ra. Còn ở ví dụ (41), người viết đã sử dụng những từ miêu tả dài dằng dặc, nổi, chìm để phỏng đoán về đặc điểm của Trường Sơn và Trường Sa.

Những phỏng đoán này có thể khác nhau về mức độ chân thực. Mức độ chân thực cao, tức người nói thiên về khẳng định điều nói trong câu là có thật. Chẳng hạn, ở ví dụ (38), bằng tổ hợp từ chắc là, người nói đã cho rằng trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống có thể là đúng. Hay ở ví dụ (41), tác giả sử dụng các từ ngữ dài dằng dặc, đảo nổi chìm để miêu tả trực tiếp về Trường Sơn và Trường Sa.

Sắc thái khả năng hiện thực có thể biểu hiện qua những phỏng đoán với mức độ chân thực thấp hơn: nửa tin nửa ngờ về điều nói ra. Trong đó là trường hợp như các ví dụ còn lại trên. Phương tiện thể hiện mức độ này là những biểu thức ngôn ngữ như hình như, biết chăng trong các ví dụ (39), (40) trên.

Cơ sở của những phỏng đoán trong sắc thái khả năng hiện thực ở các ví dụ trên là sự suy luận, là kinh nghiệm, là trực giác hoặc là trí nhớ.

Cơ sở của suy luận ở ví dụ (38) là hiểu biết của người nói về thiên nhiên, thời tiết. Cơ sở của phỏng đoán nửa tin nửa ngờ ở ví dụ (39) là trực giác (việc bé đã đem vui nhỏ góp vào đời chung) và hiểu biết về quá trình phát triển của con người (khi

vừa ra đời). Cơ sở của phán đoán ở ví dụ (40) là kinh nghiệm của người mẹ. Trực giác, nhận thức cũng là cơ sở của phỏng đoán ở ví dụ (41), vì bằng quan sát, hiểu biết người ta có thể cảm nhận rằng Trường Sơn dài dằng dặc, Trường Sa có diện tích rộng và có rất nhiều đảo.

* Sắc thái khả năng phi hiện thực

Sắc thái khả năng phi hiện thực là trường hợp người nói không cam kết điều mình nói là đúng hay sai, mà chỉ đưa ra phỏng đoán về khả năng không có thật, không xảy ra của điều được nói tới. Ví dụ:

(42)Thấy nhiều người khi đọc sách phải đeo kính, cậu tưởng rằng cứ đeo kính thì đọc được sách.

(Mua kính, TV2, t1, tr.53) (43) Nhưng … hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!

47

Trong các trường hợp này, nhờ tưởng, hình như ... đâu, người viết, nói đưa ra phán đoán, nhận định rằng chuyện cứ đeo kính thì đọc được sách, chuyện thầy có phạt em khả năng không có thật, không xảy ra.

Cơ sở của những phỏng đoán về khả năng không có thật, không xảy ra của điều được nói tới ở đây là hiểu biết, và trí nhớ. Người viết biết rõ rằng không phải cứ

đeo kính thì đọc được sách, nên cho rằng suy nghĩ của cậu bé chỉ là tưởng vậy. Người thầy dựa vào trí nhớ mà phán đoán rằng mình không phạt học trò Khánh sau khi cậu ấy trèo cửa sổ vào lớp.

* Sắc thái tất yếu hiện thực

Ở sắc thái này, người nói khẳng định tính chân lí của điều được nói đến trong câu trên cơ sở những hiểu biết, trải nghiệm, quan sát thực tế của mình hoặc sự suy luận dựa vào các lẽ thường hay luận cứ trong câu.

Ví dụ:

(44) Trái Đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta.

(Bác sĩ Y-éc-xanh, TV3, t2, tr.106) (45) Quả nhiên, con chuột tìm được.

(Tìm ngọc, TV2, t1, tr.138) (46) Đông cầm tay Xuân, bảo:

- Chị là người sung sướng nhất đấy! Ai cũng yêu chị. Chị về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.

(Chuyện bốn mùa, TV2, t2, tr.4) Ở đây, các biểu thức ngôn ngữ đích thực, quả nhiên đã khẳng định tính chân lí của điều nói đến trong câu là: trái đất là ngôi nhà của chúng ta; con chuột tìm được viên ngọc. Hay qua biểu thức ai cũng, nhân vật Đông đã khẳng định sự xác thực của thông tin được nói đến trong câu là yêu chị.

Cơ sở cho những khẳng định chắc chắn ở các ví dụ (45) là sự tri giác trực tiếp, hoặc thông tin rõ ràng mà người nói, viết được biết. Cơ sở cho những khẳng định ở ví dụ (46) là hiểu biết, trải nghiệm, sự suy luận của người nói (vì chị Xuân đã khiến cho

vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc).

* Sắc thái tất yếu phi hiện thực

Đây là trường hợp dùng để khẳng định tính chân lí của một nội dung mang tính phủ định được nói đến trong câu. Người nói cam kết điều nói trong câu là sai

48

hoặc không có khả năng xảy ra, cũng dựa trên cơ sở là những hiểu biết, trải nghiệm hay sự suy luận.

Ví dụ:

(47)Bác bán kính phì cười:

- Chẳng có thứ kính nào đeo vào mà biết đọc được đâu!

(Mua kính, TV2, t1, tr.53)

(48) Mẹ dừng tay:

- Nhà chỉcó ba người, làm gì ai tên là Tường nữa!

(Lá thư nhầm địa chỉ, TV2, t2, tr.7) (49) - Thằng bé này láo, dám đùa với Trẫm! Bố người là đàn ông thì đẻ

sao được!

(Cậu bé thông minh, TV3, t1, tr.4) Ở đây, bằng các biểu thức ngôn ngữ như chẳng... đâu, làm gì có, sao được, người nói, người viết khẳng định việc có thứ kính đeo vào mà biết đọc, việc nhà có người tên là Tường, việc đàn ông đẻ là những điều không có khả năng xảy ra.

Cơ sở cho những phủ định chắc chắn này là sự tri giác hay cảm nhận; sự suy luận; kinh nghiệm, sự hiểu biết của người nói.

Dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết, người nói ở ví dụ (47) kết luận rằng chẳngcó thứ kính nào đeo vào mà biết đọc được đâu.

Sự suy luận cũng có thể giúp đưa ra những nhận định mang tính phủ định. Đó là trường hợp ở ví dụ (48), vì nhà chỉ có 3 người - mẹ con đều biết- nên không thể ai tên là Tường nữa.

Dựa vào cơ sở là hiểu biết về quy luật tự nhiên, vị vua đã khẳng định tính chân lí của việc đàn ông thì không thể đẻ được.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)