Nghĩa tình thái đánh giá của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2 ,3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3 (Trang 57)

7. Bố cục của luận văn

2.3.3. Nghĩa tình thái đánh giá của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2 ,3

Nghĩa tình thái đánh giá - một loại của tiểu nhóm nghĩa tình thái biểu thị quan hệ giữa người nói với điều được nói tới nằm trong nhóm nghĩa tình thái chủ quan- trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 cũng biểu thị sự đánh giá của người nói, viết về sự thể được nói đến trong câu, cũng được biểu hiện ở các nhóm sắc thái về lượng và chất. Phương tiện chính để biểu thị loại nghĩa này là các trợ từ, tổ hợp từ biểu thị sự đánh giá và các kết cấu có cặp phó từ, cặp kết từ. Tuy nhiên, trong các văn bản tập

49

đọc giảng dạy ở lớp 2, 3, nghĩa tình thái đánh giá có tần số tương đối cao so với các loại nghĩa tình thái khác.

* Nhóm sắc thái đánh giá về lượng

Đánh giá về lượng là đánh giá thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan về mặt khối lượng, kích thước, tốc độ,…; phân biệt với chất. Trong phạm vi khảo sát của chúng tôi, nhóm này bao gồm 4 sắc thái tồn tại theo từng cặp mang ý nghĩa đối lập: sắc thái đánh giá về lượng nhiều/ ít; sắc thái đánh giá tính chất ngắn/ dài; sớm/ muộn của thời gian, nhanh/ chậm của tốc độ; sắc thái đánh giá về mức độ cao/ thấp của tính chất, trạng thái; sắc thái đánh giá về tính cực cấp của con số, tính chất, trạng thái…

- Sắc thái đánh giá về lượng nhiều/ ít của sự vật có thể thấy trong các ví dụ: (50) Chó nhà Giang đẻ những sáu con!

(Bán chó, TV2, t1, tr.124) (51) Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng:

- Cậu có bao nhiêu trí khôn? - Mình chỉ có một thôi.

(Một trí khôn hơn trăm trí khôn, TV2, t2, tr.31) Bằng trợ từ những, ví dụ (50) đã thể hiện sự đánh giá của người viết về số lượng chó (con) của nhà Giang là nhiều. Ví dụ (51), bằng kết cấu chỉ... thôi, Gà Rừng lại muốn thể hiện sự đánh giá rằng lượng trí khôn của mình là ít.

- Sắc thái đánh giá tính chất ngắn/ dài; sớm/muộn của thời gian, nhanh chậm của tốc độ có trong các câu như:

(52) Vút cái, nó đã quẹo phải.

(Tôm Càng và Cá Con, TV2, t2, tr.68) (53) Suốt mấy đêm ròng thức trông con ốm, bà vừa thiếp đi một lúc, Thần Chết đã bắt nó đi.

(Người Mẹ, TV3, t1, tr.29) (54) Nghe vậy, Bác mỉm cười, hóm hỉnh:

- Còn hai mươi mốt năm nữa Bác mới một trăm tuổi cơ.

(Luôn nghĩ đến miền Nam, TV3, t1, tr.100) (55)Chưa đến 7 giờ, nhà chú đã chật ních người.

50 (56) Hôm nay đã là hai mươi tám Tết.

(Nắng phương Nam, TV3, t1, tr.94) Ở ví dụ (52), từ đã thể hiện đánh giá rằng hành động của Tôm càng diễn ra rất nhanh, trong thời gian rất ngắn. Còn ở ví dụ (53), từ suốt lại thể hiện đánh giá về thời gian mà người mẹ trông con ốm là rất dài. Ở ví dụ (54), từ mới biểu thị sự đánh giá về thời gian đến lúc Bác một trăm tuổi là còn dài. Cặp phó từ chưa... đã thì thể hiện sự đánh giá rằng việc nhà chú chật ních người nêu ở ví dụ (55) là xảy ra sớm. Ở ví dụ (56), đã lại thể hiện sự đánh giá rằng thời gian chuẩn bị Tết đã muộn, đã sát ngày Tết.

- Sắc thái đánh giá về mức độ cao/ thấp của tính chất, trạng thái có trong: (57) Lan đã mặc thử, ấm ơi là ấm.

(Chiếc áo len, TV3, t1, tr.20) (58) Trên dòng sông mênh mông, bao nhiêu là xuồng với những lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ.

(Lá cờ, TV2, t2, tr.128) (59) Bà mẹ chỉ dám cho con ít tiền ăn đường.

(Hũ bạc của người cha, TV3, t1, tr.121) Ở đây, các kết cấu A ơi là A, bao nhiêu là đã thể hiện sự đánh giá mức độ cao của tính chất ấm, và của lượng xuồng mang những lá cờ ... đổ về bến chợ. Còn bằng

chỉ ở ví dụ (59), tác giả lại muốn thể hiện đánh giá rằng lần thứ hai người con ra đi, bà mẹ cho tiền ở mức rất ít.

- Sắc thái đánh giá về tính cực cấp của con số có trong:

(60) Tháng nào, trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà.

(Quyển sổ liên lạc, TV2. t2. tr.119) (61) Ai cũng háo hức chờ xem cái máy phát hình xã mình thế nào.

(Xem truyền hình, TV2, t2,tr.103) (62) Ăn quả xoài cát chín trảy từ cây của ông em trồng, kèm với xôi nếp hương, thì đối với em không thứ gì ngon bằng.

(Cây xoài của ông em, TV2, t1, tr.89) Ở ví dụ (60), (61), các kết cấu nào ... cũng, a ... cũng thể hiện sự đánh giá về mức độ tuyệt đối việc phải tập viết thêm ở nhà (lặp đi lặp lại liên tục) và mức độ cao

51

nhất có thể của lượng người háo hức chờ xem cái máy phát hình thế nào. Còn trong ví dụ (62), kết cấu không ... gì ... bằnglại khẳng định tính cực cấp về độ ngon của quả xoài cát so với các loại cây trái khác.

Như vậy, trong nhóm sắc thái đánh giá về lượng, chỉ thiếu sắc thái đánh giá gần/ xa của không gian.

* Nhóm sắc thái đánh giá về chất

Đánh giá về chất là đánh giá sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan về tổng thể nói chung những tính chất, thuộc tính cơ bản, làm cho sự vật ấy phân biệt với sự vật khác và phân biệt với lượng. Trong phạm vi khảo sát của luận văn, nhóm sắc thái đánh giá về chất bao gồm 4 sắc thái: sắc thái đánh giá về tính tích cực hay tiêu cực; sắc thái đánh giá về tính hợp lí hay không hợp lí; sắc thái đánh giá về ưu thế; sắc thái đánh giá về tính bất ngờ, bất thường; sắc thái đánh giá về tầm quan trọng của thông tin (nhấn mạnh thông tin).

- Sắc thái đánh giá về tính tích cực hay tiêu cực trong các văn bản lớp 2, 3 thể hiện trong các ví dụ như:

(63) Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bạn của cây,

phải nằm viện.

(Chú sẻ và hoa bằng lăng, TV3, t1, tr.26) (64)May mà anh đã kịp nhảy lên tàu, vừa sợ vừa rét run cầm cập.

(Gấu trắng là chúa tò mò, TV2, t2, tr.53) Bằng phải trong ví dụ (63), người viết muốn đánh giá rằng việc bé Thơ, nằm viện là mang tính tiêu cực (không may, không tốt đẹp). Còn trong ví dụ 64, tổ hợp từ

may mà lại thể hiện sự đánh giá tích cực của người viết với điều nói tới trong câu. - Sắc thái đánh giá về tính hợp lí hay không hợp lí có trong một số trường hợp như:

(65) - Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội.

(Bóp nát quả cam, TV2, t2, tr.124) (66)- Tôi cảm ơn hai anh mới phải.

(Giọng quê hương, TV3, t1, tr.76) (67) - Thật là quá quắt.

52

Ở ví dụ (65), nhà vua dùng lẽ ra để thể hiện quan điểm: trị tội người làm

làm trái phép nước là hợp lí. Sự đánh giá tương tự còn thể hiện ở mới phải trong câu nói của người thanh niên ví dụ (66), sau khi anh trả tiền hộ 2 người con miền Trung. Bởi nhờ họ mà anh được nghe lại giọng nói của mẹ mình. Còn trong ví dụ (67), quá quắt lại thể hiện một đánh giá rằng việc đá bóng dưới lòng đường, lại còn để bóng đập vào đầu cụ già là một việc rất không nên xảy ra.

- Sắc thái đánh giá về ưu thế có thể xuất hiện nhờ cấu trúc thà ... còn hơn, thà

đành trong các ví dụ như:

(68) Em thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian. (...) Ra đi, ra đi thà chết không lui.

(Ở lại với chiến khu, TV 3, t2, tr.13) (69) Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu.

(Ông tổ nghề thêu, TV3, t2, tr.22) Ở các ví dụ trên, người nói, viết cho rằng, tuy đều không hay, nhưng những việc hay phương án nêu ra trong câu (như chết trên chiến khu; chết; ở lại trên lầu) đều tốt hơn một việc hay phương án khác (như về ở chung, ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian; hay lui; hoặcxuống lầu bằng mọi cách có thể nguy hiểm đến tính mạng).

- Sắc thái đánh giá về tính bất ngờ, bất thường có trong các câu như: (70) Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm.

(Ông tổ nghề thêu, TV3, t2, tr.22) (71) Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!

(Ngôi trường mới, TV2, t1, tr.50) (72) Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ.

(Hội vật, TV3, t2, tr.58) (73) Cái dáng lầm lì chậm chạp thường ngày bỗng dưng biến mất.

(Hội đua voi ở Tây Nguyên, TV3, t2, tr.60) Trong 2 ví dụ (70), (71), người viết, người nói đã dùng cả; cả đến để thể hiện sự đánh giá về tính bất thường của việc Trần Quốc Khái học khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm; và việc chiếc thước kẻ, chiếc bút chì cũng đáng yêu. Trong các ví dụ (72), (73), thì ngay, bỗng dưng lại thể hiện sự đánh giá rằng việc Quắm Đen đã lăn xả vào ông

53

Cản Ngũ từ nhịp trống đầu; việc cái dáng lầm lì chậm chạp thường ngày của lũ voi

biến mất là rất bất ngờ, khác thường.

- Sắc thái đánh giá về tầm quan trọng của thông tin (nhấn mạnh thông tin) cũng là một sắc thái xuất hiện rất phổ biến trong câu ở các văn bản tập đọc lớp 2, 3.

Ví dụ:

(74) Anh Thế cười:

- Không, tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để học mà.

(Người con của Tây Nguyên, TV3, t1, tr.103) (75) Nghe tới đây, cha Nai Nhỏ mừng rỡ nói:

- Đó chínhđiều tốt nhất.

(Bạn của Nai Nhỏ, TV2, t1, tr.22) (76) Hôm nay lớp ta sạch sẽ quá. Thật đáng khen!

(Mẩu giấy vụn, TV2, t2, tr.13) Bằng đấy, chính là, thật, những người nói trong các ví dụ trên đều góp phần nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin trong câu.

Như vậy, hầu hết các sắc thái đều có trong nhóm sắc thái đánh giá về chất, chỉ thiếu sắc thái đánh giá về tính hiếm có (thể hiện bằng các kết cấu như A đã đành đến B cũng P, hay đã không A mà lại B.)

2.3.4. Nghĩa tình thái cảm xúccủa câutrong các văn bản tập đọc lớp 2, 3

Nghĩa tình thái cảm xúc - một loại của tiểu nhóm nghĩa tình thái biểu thị quan hệ giữa người nói với điều được nói tới - trong câu ở các văn bản tập đọc lớp 2, 3 có phương tiện chủ yếu là các thán từ biểu thị tiếng reo vui, sự xúc động, ít khi là tiếng kêu la, tiếng than, tiếng than gọi. Và cũng đi kèm sự hỗ trợ đặc biệt của ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ. Trong các văn bản tập đọc giảng dạy ở lớp 2, 3, nghĩa tình thái cảm xúc xuất hiện với tần số thấp nhất so với các loại nghĩa tình thái khác. Nhưng nghĩa tình thái cảm xúc ở đây cũng được thể hiện qua 3 nhóm: nhóm sắc thái cảm xúc tích cực, nhóm sắc thái cảm xúc tiêu cực và nhóm sắc thái cảm xúc trung tính.

*Nhóm sắc thái cảm xúc tích cực

Sắc thái cảm xúc tích cực là những xúc cảm biểu hiện sự thỏa mãn, vui tươi,… thúc đẩy hoạt động của con người theo hướng tích cực. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm sắc thái cảm xúc tích cực gồm các sắc thái: sắc thái phấn khởi, vui mừng;

54

sắc thái thích thú, vui sướng; sắc thái yêu thương, ngưỡng mộ, tự hào; sắc thái tán thưởng, khen ngợi, ngợi ca; sắc thái tha thiết, quyết tâm…

- Sắc thái phấn khởi, vui mừng, biểu thị bằng các phó từ quá, đại từ kìa trong: (77) Buổi học hôm ấy vui quá!

(Mẩu giấy vụn, TV2, t1, tr.48) (78) Kìa trống đang gọi:

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!

(Cái trống trường em, TV2, t1, tr.45)

- Sắc thái thích thú, vui sướng có thể thấy trong các ví dụ như: (79) Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?

(Chú sẻ và bông hoa bằng lăng, TV3, t1, tr.26) (80)Ôi! Chú gà ơi!

Ta yêu chú lắm!

(Đàn gà mới nở, TV2, t1, tr.135) (81) Lan đã mặc thử, ấm ơi là ấm.

(Chiếc áo len, TV3, t1, tr.20) Câu đầu trong ví dụ (79) bộc lộ sự thích thú của cậu bé khi thấy một bông bằng lăng nở muộn. Câu đầu trong ví dụ (80) bộc lộ niềm vui sướng, xúc động của em bé khi ngắm đàn gà mới nở. Còn ở ví dụ (81) ơi là bộc lộ tâm trạng thích thú, vui sướng của bé Lan khi thử chiếc áo len mẹ mới mua.

- Sắc thái yêu thương, ngưỡng mộ, tự hào cũng xuất hiện trong một số câu như: (82) Viết hay quá phải không?

(Nắng phương Nam, TV3, t1 tr.94) (83) Cháu đã bảo ...!

(Thương ông, TV2, t1, tr.83) Ở ví dụ (82), người nói thể hiện sự ngưỡng mộ của mình với đoạn thư của người bạn phương Nam qua phó từ quá cùng ngữ điệu trầm trồ. Cậu bé trong ví dụ (83) thì dùng kiểu câu, từ và ngữ điệu kéo dài để bộc lộ niềm tự hào vì đã giúp được ông khỏi đau chân.

55

Hay trong ví dụ (70) ở trước (Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế! - Ngôi trường mới, TV2, t1, tr.50) bên cạnh nghĩa tình thái đánh giá, câu còn có nghĩa tình thái cảm xúc với sắc thái yêu thương.

- Sắc thái tán thưởng, khen ngợi, ngợi ca biểu lộ trong một số ví dụ như: (84) Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười:

- Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen!

(Mẩu giấy vụn, TV2, t1, tr.48) (85) Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

(Cậu bé và cây si già, TV2, t2, tr.96) (86) Kì diệu thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.

(Cửa Tùng, TV3, t1, tr.109) Ở ví dụ (84), bằng các phó từ chỉ mức độ quá, thật, nhân vật cô giáo đã thể hiện sự hài lòng và đánh giá cao về tình hình vệ sinh lớp học ngày hôm nay. Ở ví dụ (85), cây si già thể hiện sự khen ngợi cái tên của cậu bé qua cụm từ làm sao. Còn sắc thái ngợi ca cảnh đẹp quê hương đất nước thì bộc lộ rất rõ qua việc tác giả bài viết

Cửa Tùng dùng tình thái từ thay sau tính từ (kì diệu thay) trong ví dụ (86).

- Sắc thái tha thiết, quyết tâm chủ yếu bộc lộ qua các cấu trúc lặp, chẳng hạn: (87) Anh mãi gọi với lòng tha thiết:

Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!

(Vàm Cỏ Đông, TV3, t1, tr.106) (88) - Chú bây giờ ở đâu?

Chú ở đâu, ở đâu?

(Chú ở bên Bác Hồ, TV3, t2, tr.16) (89) Không run, không run

Mẹ vẫn dưới đất Đang cười đấy thôi...

(Bé thành phi công, TV3, t2, tr.91) Ở các ví dụ (87), với việc lặp lại cấu trúc câu gọi, nhân vật anh ở đây đã biểu thị cảm xúc thiết tha yêu thương với dòng sông Vàm Cỏ Đông. Việc lặp cấu trúc câu hỏi ở ví dụ (88) lại giúp bé Nga lại bộc lộ nỗi nhớ thương cồn cào, da diết với người chú đã mãi rời xa gia đình, hi sinh vì đất nước. Còn ở ví dụ (89), cấu trúc lặp không

56

run, không run là lời em bé tự động viên mình để quyết tâm ngồi vững trong “buồng lái” khi chiếc máy bay đồ chơi quay vòng, để bé tập làm phi công.

Như vậy, các sắc thái cảm xúc tích cực xuất hiện ở ngữ liệu khảo sát của luận văn tương đối phong phú, chỉ thiếu sắc thái lưu luyến.

*Nhóm sắc thái cảm xúc tiêu cực

Sắc thái cảm xúc tiêu cực là những xúc cảm biểu hiện sự không thỏa mãn, có thể làm mất hứng thú, giảm nghị lực của con người. Trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3, nhóm sắc thái cảm xúc tiêu cực thể hiện các sắc thái như: Sắc thái băn khoăn, lo lắng; Sắc thái buồn khổ, nuối tiếc, xót xa; Sắc thái tuyệt vọng, cam chịu; Sắc thái chê cười, mỉa mai…

- Sắc thái băn khoăn, lo lắng có thể thấy trong ví dụ sau: (90) Một năm, trời hạn hán

Suối cạn, cò héo khô Lấy gì nuôi đôi bạn Chờ mưa đến bao giờ?

(Gọi bạn, TV2, t1, tr.28) Ở đây, câu hỏi đến bao giờ đã giúp tác giả đã bộc lộ sự băn khoăn, lo lắng về thời tiết khắc nghiệt, về cái ăn của Bê Vàng, Dê trắng cùng của muôn loài đều trở nên hiếm hoi, khó kiếm.

- Sắc thái nuối tiếc, xót xa, ân hận có trong ví dụ Ví dụ:

(91) Lúc bấy giờ người kia mới chồm dậy, cuống cuồng tìm cách dập lửa. Nhưng không kịp nữa rồi.

(Cháy nhà hàng xóm, TV2, t2, tr.139) Ở ví dụ trên, sự nuối tiếc của nhân vật được biểu thị qua nữa rồi, bởi lúc trước, nhà hàng xóm cháy ông đã thờ ơ. Lúc này lửa to gió mạnh làm tàn lửa bay tứ tung, đã bén sang mái nhà ông ta. Ông ta vội vã dập lửa trong ân hận, nhưng không kịp, mọi thứ vẫn bị thiêu sạch.

- Sắc thái tuyệt vọng, cam chịu có thể thấy qua: (92) Tứ nhảy xuống nhìn, lắc đầu:

- Thế này thì hết cách rồi!

57

Ở đây, nhân vật Tứ đã dùng kết cấu hết... rồi để bộc lộ nỗi tuyệt vọng, cam chịu của mình khi chiếc xe bị vục xuống vũng lầy mà rú ga mãi cũng không lên được.

- Sắc thái chê cười, mỉa mai:

(93) Ôi chao! người đâu mà lười thế!

(Há miệng chờ sung, TV2, t1, tr.109) (94) Chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ giả dối như mi đâu.

(Quả tim khỉ, TV2, t2, tr.50) Ở ví dụ trên, người nói bộc lộ thái độ mỉa mai sự lười biếng của anh chàng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)