7. Bố cục của luận văn
2.2.3. Sự tình quá trình của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2 ,3
Sự tình quá trình là những sự tình (+ động), (- chủ ý). Các sự tình mang sắc thái quá trình trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 chủ yếu dùng để miêu tả sự thay đổi của sự vật, thiên nhiên, không gian xung quanh các nhân vật.
Ví dụ:
(12) Bè theo dòng nước trôi băng băng.
(Trên chiếc bè, TV2, t1, tr.34) (13) Cành đào nở hoa…
(Làm việc thật là vui, TV2, t1, tr.16)
(14) Nụ hồng lớn lên mãi.
36 (15) Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu.
(Cây dừa, TV2, t2, tr.88) (16) Lúa vàng gợn sóng.
(Cây đa quê hương, TV2, t2, tr.93) Ở các ví dụ trên, (nụ hồng, bè, cành đào, cây dừa, lúa) là các thực thể có sự thay đổi (+ động) nhưng không có ý thức tạo nên sự thay đổi ấy. Nên các quá trình có lớn lên, trôi, nở hoa, tỏa, gợn là quá trình mang tính (+ động, - chủ ý).
Phương tiện biểu hiện của sự tình này là các động từ biểu thị hoạt động, trạng thái của thiên nhiên (chủ yếu là của thực vật, hiện tượng tự nhiên).
Nghĩa miêu tả mang sự tình quá trình xuất hiện với tỉ lệ tương đối thấp - tỉ lệ 9,0% lần xuất hiện. Có lẽ bởi sự tình này chủ yếu có vai trò tạo nên khung cảnh để học sinh lớp 2, 3 có thể hiểu hơn về các sự việc được các tác giả phản ánh trong các văn bản tập đọc, hoặc để phản ánh, giúp các em có nhận thức về thế giới tự nhiên.
Chẳng hạn, trong bài Mùa nước nổi (TV2, t2, tr.19) có hai câu:
(17) Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước nổi, không gọi là mùa nước lũ, vì nước lên hiền hòa. Nước mỗi ngày một dâng lên.
Các từ lên, dâng đều biểu thị trạng thái mực nước tăng dần không quá đột ngột, mạnh mẽ. Kết hợp với mỗi ngày một, các động từ đã biểu hiện rõ được tính chất, mức độ của nước vào mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long, phân biệt với mùa lũ. Qua đó, giúp các em có hiểu biết về thiên nhiên, thời tiết của một vùng miền trên đất nước ta.
Hay trong ví dụ sau, có thể thấy một giá trị khác của sự tình quá trình:
(18) Gần tối, cơn mưa rừng ập xuống. Chiếc xe của chúng tôi bỗng khựng lại. (...) Hai bánh trước đã vục xuống vũng lầy. Tôi ngồi thu lu trong xe, chịu rét qua đêm.
(Voi nhà, TV2, t2, tr.56)
Các sự tình biểu thị bằng ập, khựng, vục mang tính (+ động), (- chủ ý) trên đã giúp tạo ra một tình huống để tác giả cho xuất hiện nhân vật chính và hành động đầy ý nghĩa của nhân vật này. Đó là chú voi nhà - là cứu tinh của nhóm người trong xe. Chú voi đã dùng vòi lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy khiến mọi người sửng sốt và vui mừng khôn xiết.
37
(19) Nhà cửa, ruộng đồng chìm trong biển nước.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh, TV2, t2, tr.56) thì sự tình quá trình lại có giá trị thúc đẩy tình tiết, khiến câu chuyện có diễn tiến mới. Cụ thể là do tác động xấu trên từ Thủy Tinh (vì Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương, đã tức giận, hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuộn cuộn) mà Sơn Tinh phải
hóa phép bốc từng quả đồi dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ. Và hoạt động của Sơn Tinh chính là biểu trưng cho hoạt động đắp đê, chống lũ lụt của người dân trên đất nước ta ngàn đời nay.
Tóm lại, sự tình (+ động), (- chủ ý) ít xuất hiện, nhưng nó có vai trò không nhỏ trong việc giúp các em học sinh lớp 2, 3 có hiểu biết về thiên nhiên, thời tiết, giúp tạo ra hoàn cảnh để xuất hiện nhân vật cùng các sự kiện, thúc đẩy diễn tiến của câu chuyện.
Nhưng tác phẩm dành cho trẻ em thường đề cập nhiều tới thiên nhiên, tới thể giới động thực vật. Thậm chí, trong nhiều tác phẩm, chỉ có nhân vật là thiên nhiên. Vậy vì sao mà sự tình quá trình vẫn không xuất hiện nhiều? Có thể thấy câu trả lời từ một nội dung chúng tôi đã nói ở mục trước là: trong các tác phẩm mà thiên nhiên là nhân vật chính, thì thiên nhiên đó thường được nhân hóa như con người. Chúng được miêu tả bằng những từ chỉ hoạt động của con người. Vì vậy, các sự tình liên quan đến các nhân vật được nhân hóa đó cần coi là mang tính (+ chủ ý) như của con người và được coi thuộc nhóm sự tình hoạt động.