Nghĩa của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2 ,3 với việc góp phần

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3 (Trang 95)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2.Nghĩa của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2 ,3 với việc góp phần

thành nhân cách cho học sinh

3.2.2.1. Nghĩa của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 với việc bồi dưỡng đời sống tình cảm cho học sinh

Với học sinh lớp 2, 3, tình cảm trở thành vấn đề cơ bản, nổi bật trong đời sống tâm lí và nhân cách của các em. Tình cảm thẩm mĩ của các em phát triển nhanh chóng. Tình cảm đạo đức thì đang hình thành, phát triển. Các em yêu mến cái đẹp trong thiên nhiên, ở con người, kính trọng bố mẹ, thầy cô, bạn bè; và dần có những tình cảm rộng lớn hơn: tình yêu Tổ quốc, yêu lao động, tình thần tự hào dân tộc, …

Trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3, cây cối, con vật, phong cảnh thiên nhiên thường được miêu tả rất đẹp, sinh động, đáng yêu, có thể khơi gợi những tình cảm yêu mến trong các em. Có thể thấy vẻ đẹp của quang cảnh thiên nhiên trong các câu như:

(30) Mùa thu mới chớm nhưng ước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy.

(Trên chiếc bè, TV2,t 1, tr.34) (31) Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi

màu xanh lục.

87

Vẻ trong trẻo của mùa thu (qua sự tình tính chất), sự sinh động rạng rỡ của Cửa Tùng (nhờ sự tình tính chất và các vai nghĩa), hay đáng yêu của đàn gà con ở ví dụ (2) (nhờ sự tình tính chất của câu: Lông vàng mát dịu/ Mắt đen sáng ngời. trong bài Đàn gà mới nở ),… sẽ làm các em yêu thích, tự hào và có nhu cầu gắn bó với cảnh vật của quê hương, đất nước.

Trong các ví dụ (1), (6), (9) của chương này, nhờ các sự tình hành động, quan hệ mà các em thấy được cái đáng quý của chú cún con (biết cứu người) giá trị của dòng sông đem sự sống về cho ruộng, vườn, và giá trị của mỗi mùa với con người và vạn vật. Những vẻ đẹp của giá trị ấy cũng có thể làm dấy lên trong các em những tình cảm trân trọng, yêu thương.

Trong các ví dụ (13), (14), (15) của chương 3, nhờ các sự tình quan hệ, hành động, nghĩa tình thái đạo lí mà các em cảm nhận được sự quan tâm, những hi sinh của cha mẹ với con, của anh với em. Đó là những tình cảm đạo đức có thể khiến các em thêm hiểu, cảm động, biết ơn và thêm yêu thương những người ruột thịt của mình. Bên cạnh đó, bức tranh gia đình cả nhà thương nhau vì nhau (hiện lên bởi các sự tình tư thế, hành động) trong ví dụ (15) cũng khiến các em cảm động, bồi dưỡng ở các em tình yêu thương, mong muốn góp phần để tạo nên một gia đình hạnh phúc như vậy.

Quan hệ bạn bè, thầy trò được phản ánh trong các văn bản lớp 2, 3 cũng có thể giúp các em cảm nhận được những tình điều tốt đẹp. Từ một Dê Trắng thương bạn trong ví dụ (18) (thể hiện qua sự tình tư thế, và hành động, cùng nghĩa tình thái đánh giá), một người bạn nghĩa hiệp trong ví dụ (19) (thể hiện qua sự tình tư thế) đến một người thầy có phương pháp giáo dục hiệu quả, giàu tình yêu thương trong ví dụ (20) (thể hiện qua sự tình hành động, tư thế), một cô giáo khéo léo, chăm chỉ trong ví dụ (21) (thể hiện qua nghĩa tình thái đánh giá). Tất cả đều có thể gợi lên ở các em tình yêu thương, sư trân trọng, biết ơn với bạn bè, thầy cô. Từ đó, các em gắn bó hơn với nhà trường, và có thêm động lực để học tập và rèn luyện.

Một điều đáng lưu ý là bên cạnh những tình cảm đạo đức với gia đình, bạn bè, thầy cô, các em cũng được bước đầu hình thành tình yêu với dân tộc, với lãnh tụ với truyền thống lịch sử và sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Từ nghĩa miêu tả với sự tình hoạt, quan hệ trong ví dụ (22), các em thấy được cội nguồn thống nhất của các tộc người, từ đó bạn bè các dân tộc thêm đoàn kết, gắn bó lẫn nhau, tránh xa những sự kì thị. Từ câu chuyện ví dụ (23), thông qua nghĩa tình thái đạo lí mà các em cảm

88

nhận được tình cảm sâu sắc Bác Hồ dành cho thiếu nhi để có tình yêu thương, biết ơn đối với Bác. Những trang viết nhỏ, chứa các câu như ở ví dụ (24), (25), (26) với các sự tình quan hệ, tính chất, hành động và nghĩa tình thái đạo lí, các vai nghĩa bắt buộc cũng bước đầu giúp các em có những cảm xúc yêu thương, xót xa với một dân tộc đã chịu nhiều vất vả, đau thương. Từ đó, các em biết yêu và trân trọng hơn cuộc sống hòa bình, độc lập hôm nay.

Tóm lại, qua nghĩa phân tích nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái, có thể bồi dưỡng cho các em những tình cảm thẩm mĩ trước vẻ đẹp của cây cối, con vật, phong cảnh thiên nhiên. Bên cạnh đó, có thể bồi dưỡng cho các em những tình cảm đạo đức với cha mẹ, ông bà, anh chị em, bạn bè, thầy cô; với dân tộc, lãnh tụ, truyền thống lịch sử và sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

3.2.2.2. Nghĩa của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 với việc bồi dưỡng những ý chí, phẩm cách, hứng thú cho học sinh

Ở lứa tuổi học sinh lớp 2, 3, những phẩm chất về ý chí của các em đang hình thành và phát triển nhưng chưa ổn định. Các em thường phải dựa vào ý kiến của người lớn trong gia đình và thầy cô giáo do tính độc lập phát triển chưa cao. Người giáo viên có thể tận dụng đặc điểm ý chí này để đưa ra các ý kiến định hướng cho các em. Năng lực tự chủ của học sinh lứa tuổi lớp 2, 3 đã hình thành nhưng còn yếu, tính tự phát còn bộc lộ rõ. Do vậy, người giáo viên cần qua phân tích nghĩa của các câu trong bài tập đọc mà giúp các em hạn chế tính tự phát, và phát triển năng lực tự chủ.

Chẳng hạn, bằng câu (99)trong chương 2,với nghĩa tình thái đạo lí (Cháu muốn đọc sách thì phải học đi đã - Mua kính, TV2, t1, tr.53) thì cùng bác bán kính, người giáo viên nên nhấn mạnh hành động cần thiết đối với cậu bé nào muốn đọc sách mà còn lười học là phải tự mình học chữ, không có cái kính nào làm thay ta cả. Trong công mài sát có ngày nên kim (TV2, t1, tr.49), cũng có thể định hướng cho các em một điều tương tự. Đó là phải kiên trì học tập, giống như bà cụ mài kim từ thỏi sắt:

(32) Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.

Bằng việc phân tích mối quan hệ giữa của sự tình hành động, với sự tình quan hệ (biến hóa), người dạy có thể đưa ra ý kiến giúp tác động tích cực tới ý chí kiên trì, quyết tâm, tính độc lập trong học tập của các em. Đồng thời, cũng có thể giúp các em

89

có được một bài học sâu sắc về ý chí tự lập qua nghĩa miêu tả sự tình tư thế, nghĩa tình thái đánh giá, nghĩa tình thái nhận thức trong các câu nói sau của người cha trong văn bản Hũ bạc của người cha (TV3, t1, tr. 21):

(33) - Bây giờ ta tin tiền đó chính tay con làm ra. làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền. (…) Nếu con lười biếng, cha cho con một trăm hũ bạc

cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

+ Về tính cách, lứa tuổi học sinh lớp 2, 3, rất hiếu động. Các em hay bắt chước, biết biểu lộ thái độ đối với xã hội và người khác. Nhiều em đã thể hiện sự thật thà, dũng cảm. Nhưng nhìn chung, tính cách các em chưa ổn định, còn hiện tượng bướng bỉnh, khó bảo. Qua nghĩa của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3, cần giúp các em cảm nhận, học tập những đức tính thật thà, dũng cảm, nhanh trí, nghiêm túc, chăm chỉ, bao dung, nhân hậu. Đồng thời cũng thấy được những nét tính cách chưa tốt từ các nhân vật như lười nhác, chủ quan, vô trách nhiệm để đấu tranh, loại trừ trong bản thân cũng như trong cộng đồng.

Các em có thể học tập đức tính thật thà, dũng cảm của em Tộ trong Ai ngoan sẽ được thưởng (TV2, t2, tr.100). Khi Bác chia kẹo, các bạn thống nhất ý kiến là “ai ngoan thì được ăn kẹo”, nên:

(34) Đến lượt Tộ, em không nhận, chỉ khẽ thưa:

- Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu chưa ngoan nên không được ăn kẹo của Bác.

Các sự tình hành động, nghĩa tình thái đánh giá, nghĩa tình thái nhận thức từ lời dẫn của tác giả đến lời nói của em Tộ đều góp phần cho thấy sự thật thà trung thực của em. Và cũng chính vì sự thật thà đó mà em đã được Bác khen (Cháu biết nhận lỗi, thế là ngoan lắm); và Tộ vẫn được nhận quà của Bác. Qua đó, các em thấy rằng thật thà cũng là ngoan, là đáng khen và thưởng. Tinh thần thật thà, dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi cũng có thể giúp các em thấy được trong các câu của Người lính dũng cảm

(TV3, t1, tr.38), như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(35) - Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hang rào và luống hoa. - Về thôi!

90

Nói rồi, chú lính quả quyết bước về phía vườn trường. Những người lính và viên tướng sững lại nhìn chú lính nhỏ. Rồi cả đội bước nhanh theo chú, như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm.

Như vậy, chú bé đóng là lính chỉ tham gia vào trò chơi, không trực tiếp là đổ hàng rào và đè nát luống hoa. Nhưng trước yêu cầu của thầy giáo (nghĩa tình thái đạo lí) chú đã phản đối hành động trốn tránh (nghĩa tình thái nhận thức, sự tình quan hệ). Chú quyết tâm rất mạnh mẽ trong việc nhận lỗi và khắc phục lỗi (sự tình hành động

bước và vai nghĩa chu tố quả quyết) mà cả nhóm chơi đã gây ra. Hành động dũng cảm, thật thà, giàu trách nhiệm của chú lính đã có giá trị lan toả đến mọi người, khiến cuối cuộc chơi, chú bỗng như có phong thái đáng tôn trọng của một người chỉ huy. Đó là sức mạnh được tạo bởi phẩm chất thật thà, dũng cảm.

Trong cuộc sống, rất cần sự nhanh trí, thông minh để sáng tạo trong cuộc sống, trong học tập, và có khi là để cứu mình hay cả một cộng đồng của mình. Phân tích nghĩa một số câu trong Quả tim khỉ (TV2, t2, tr.50), Cậu bé thông minh (TV3, t1, tr.4), có thể giúp các em thấy được điều đó. Chẳng hạn, khi bị Cá Sấu lừa đưa đi làm mồi cho vua Cá Sấu, Khỉ đã lừa lại:

(36) Quả tim tôi để ở nhà. Mau đưa tôi về, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn. Sự tình hành động, nghĩa tình thái đạo lí (yêu cầu, hứa) ở đây đã khiến Cá Sấu độc ác, bội bạc bị mắc mưu. Còn trong Cậu bé thông minh thì trí tuệ của em đã giúp cả làng thoát được nguy cơ chịu tội lớn vì không thể bắt gà trống thiến đẻ trứng. Cách cứu dân làng của em là tạo tình huống để chỉ rõ mâu thuẫn trong yêu cầu của nhà vua. Sau đây là lời nhà vua và lời đáp của em:

(37) - Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!

- Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?

Nghĩa tình thái nhận thức tất yếu phi hiện thực trong câu nói của vua là cơ sở để em bé đưa ra câu có nghĩa tình thái đạo lí khả năng phi hiện thực (hỏi để yêu cầu nhà vua miễn trừ cho một việc không thể thực hiện).

Cần nghiêm túc trong học tập, vận dụng cẩn thận các tri thức, dù là từng dấu câu cũng là một nét tính cách mà văn bản tập đọc lớp 2, 3 đề cập tới. Chẳng hạn, trong Cuộc họp của chữ viết (TV3, t1, tr.44), sau khi phân tích lỗi ẩu của Hoàng, bác chữ A đã đề nghị:

91

(38) - Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa đã.

Nghĩa tình thái đạo lí ở câu đã giúp các em thấy cần thận trọng, trách nhiệm trong việc viết câu nói riêng, trong việc học tập và trong cuộc sống nói chung.

Rất nhiều bài đọc đã đề cập tới tính chăm chỉ. Các em cần chăm chỉ trong học tập, chăm chỉ giúp đỡ gia đình, và rèn luyện sức khỏe. Các câu chuyện như Mua kính, có công mài sắt có ngày nên kim, Hũ bạc của người cha phân tích ở trên đều ít nhiều có bài học về sự chăm chỉ trong học tập và trong cuộc sống. Hình ảnh người anh chăm chỉ đưa võng, trìu mến bên em thể hiện qua nghĩa tình thái đạo lí, sự tình hành động trong:

(39) Em ơi cứ ngủ Tay anh đưa đều.

(Tiếng võng kêu, TV2, t1, tr.117) mãi là một hình ảnh đẹp với mỗi người có em nhỏ. Chăm chỉ trong học tập, trong công việc chưa đủ, còn cần chăm chỉ luyện tập để có sức khỏe nữa. Nghĩa tình thái nhận thức, nghĩa tình thái đạo lí, các sự tình quan hệ, hành động trong 3 câu sau của Bác đã đem đến cho các em lời khuyên về vấn đề này:

(40) Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy sức khỏe. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.

(Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, TV3, t2, tr.94) Giúp các em trở nên có tấm lòng nhân hậu, biết bao dung với người khác là giá trị của các văn bản như Chiếc áo len (TV3, t1, tr.20) Người làm đồ chơi (TV2, t2, tr.133). Trong văn bản đầu, người anh đã không trách mắng cô em ích kỉ, còn bao dung, nhường nhịn, muốn cho em gái được có chiếc áo mà em thích. Vì vậy, người anh đã nói không cần mẹ mua áo (thể hiện nghĩa tình thái đạo lí) như ví dụ (15) (Mẹ ơi, mẹ dành hết tiền mua cái áo đấy cho em Lan đi. Con không cần thêm áo đâu). Trong văn bản sau, nhân vật tôi rất thương bác Nhân khi bác bị ế hàng (bởi đồ chơi bằng bột của bác đã bị lép vế trước sự xuất hiện của đồ chơi nhựa). Em đã đập lợn đất, nhờ các bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác trong buổi cuối cùng bác bán hàng. Hạnh phúc của em là được nghe bác nói:

(41) Hôm nay, bác bán hết nhẵn hàng. Thì ra, vẫn còn nhiều trẻ thích đồ chơi của bác.

92

Sự tình hành động với vai nghĩa không bắt buộc chỉ mức độ, nghĩa tình thái nhận thức cho thấy rõ niềm vui của bác. Biết đem lại niềm vui cho người khác, đó là biểu hiện của tấm lòng nhân hậu sâu sắc mà các em có thể học tập từ nhân vật này.

Đồng thời với việc học tập những nét tính cách tốt, các em cũng được định hướng để đấu tranh với thói xấu như lười nhác, chủ quan, vô trách nhiệm,... Kẻ lười đến mức nằm há miệng chờ sung thì sẽ có kẻ lười hơn đối đãi với hắn. Khi hắn nhờ người nhặt sung bỏ hộ vào miệng thì:

(42) Hắn ta lấy hai ngón chân cặp quả sung, bỏ vào miệng cho chàng lười.

(Há miệng chờ sung, TV2, t1, tr.109) Chủ quan cũng thường dẫn đến kết cục không tốt đẹp. Chẳng hạn, một chú Ngựa Con sắp tham gia cuộc thi chạy nhưng không lo xem lại bộ móng, chỉ mải mệ chải chuốt. Vào cuộc thi, móng bỗng lung lay rồi rụng hẳn ra, khiến chú phải thua cuộc. Ngựa Con đã rút ra bài học bằng câu chứa nghĩa tình thái đạo lí:

(43) Đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.

(Cuộc chạy đua trong rừng, TV3, t2, tr.80) Sống vô trách nhiệm cũng là điều các em phải tránh. Bài học từ Cháy nhà hàng xóm (TV2, t2, tr.139) có thể giúp các em thấy được điều đó. Câu (91) Lúc bấy giờ người kia mới chồm dậy, cuống cuồng tìm cách dập lửa. Nhưng không kịp nữa rồi trong chương 2, với sắc nuối tiếc ân hận đã làm rõ tác hại của lối sống vô trách nhiệm này.

- Bằng việc phân tích nghĩa trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3, cũng có thể tạo cho các em hứng thú với các lĩnh vực như: khoa học, môi trường, văn hóa, nghệ thuật; công nghiệp, nông nghiệp, ...

Các niềm vui, hạnh phúc mà khoa học có thể đem lại cho đời sống con người

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3 (Trang 95)