Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3 (Trang 39 - 41)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Nhận xét chung

Để có cơ sở cho những nhận xét về sự xuất hiện của các thành phần nghĩa của câu trong các văn bản tập đọc giảng dạy ở lớp 2, 3 và có cơ sở cho việc phân tích, đánh giá vai trò của những thành phần nghĩa này, chúng tôi đã khảo sát sự xuất hiện của các thành phần nghĩa trong mỗi câu của các văn bản. Nghĩa miêu tả được chúng tôi xác định trên mỗi sự tình, nghĩa tình thái được xác định theo phương tiện biểu hiện. Kết quả khảo sát của chúng tôi được trình bày ở phụ lục.

Có thể tóm tắt kết quả khảo sát các thành phần nghĩa của câu trong các văn bản tập đọc giảng dạy ở lớp 2, 3 qua bảng sau:

Bảng 2.1: Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 xét về mặt số lƣợng

Nghĩa của câu

Số câu mang nghĩa trên tổng số câu

khảo sát

Số lần xuất hiện của nghĩa trên tổng

số câu khảo sát

Số lần xuất hiện của nghĩa trên tổng

số câu mang kiểu nghĩa đó Nghĩa miêu tả 2310/ 2387 (96,8%) 4895/2387 (205,1%) 4895/2310 (211,9%) Nghĩa tình thái chủ quan 921/ 2387 (38,6%) 1348/2387 (56,5%) 1348/921 (146,4%) Như vậy, nghĩa miêu tả có trong 2310 trên tổng số 2387 câu, chiếm đến 96,8%. Trong đó có một số câu chứa nhiều sự tình nên trong 2310 câu trên có 4895 sự tình tương ứng với 4895 lần xuất hiện của nghĩa miêu tả. Như vậy, trung bình mỗi câu có đến nhỉnh hơn 2 lần xuất hiện của nghĩa miêu tả. Nếu tính trên số câu mang nghĩa miêu tả thì tỉ lệ này là 211,9%. Nghĩa là mỗi câu chứa nghĩa miêu tả thì trung bình có hơn 2 lần xuất hiện của kiểu nghĩa này. Đây là thành phần nghĩa có tỉ lệ xuất hiện cao ở các câu trong các văn bản tập đọc giảng dạy ở lớp 2, 3. Chẳng hạn:

(1) Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi

bỏ dở. (Có công mài sắt có ngày nên kim, TV2, t1, tr.4)

Câu trên chứa 4 vị từ (cầm, đọc, bỏ dở, ngáp ngắn ngáp dài), tức biểu thị 4 sự tình, có 4 nghĩa miêu tả.

31

Nghĩa tình thái chủ quan (từ đây chúng tôi gọi tắt là nghĩa tình thái) xuất hiện trong 921 câu trên tổng số 2387 câu, chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều so với nghĩa miêu tả (38,6%). Số lần xuất hiện của nghĩa tình thái là 1348 lần, tính trên tổng số câu thì tỉ lệ là 56,5%; nghĩa là trung bình 2 câu có một lần xuất hiện của nghĩa tình thái. Còn tính số lần xuất hiện trên tổng số câu mang nghĩa tình thái thì tỉ lệ là 146,4%; nghĩa là cứ 2 câu có chứa nghĩa tình thái thì trung bình có 3 lần xuất hiện của kiểu nghĩa này. Chẳng hạn trong:

(2) Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

(Cậu bé và cây si già, TV2, t1, tr.96)

vừa chứa nghĩa tình thái cảm xúc với sắc thái tán thưởng, khen ngợi (mới đẹp làm sao) và có nghĩa tình thái thái độ sắc thái thân mật, trìu mến (cậu)

Như vậy, có một điều thú vị là chỉ có hơn 38% câu mang nghĩa tình thái. Nhưng nhiều câu trong số đó mang trên 1 nghĩa tình thái.

Có thể đối chiếu hai kiểu nghĩa này rõ hơn qua bảng sau:

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ xuất hiện nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3

Sơ đồ cho thấy, nghĩa miêu tả luôn chiếm tỉ lệ cao hơn nghĩa tình thái: khi tính số câu mang nghĩa trên tổng số câu, khi tính số lần xuất hiện trên tổng số câu và cả khi tính số lần xuất hiện trên tổng số câu mang nghĩa miêu tả. Số câu không xuất hiện nghĩa miêu tả chỉ là 3,2%. Trong khi số câu không xuất hiện nghĩa tình thái là 61,4%. Các tỉ lệ này cho thấy nội dung được chú trọng đề cập ở các văn bản tập đọc lớp 2 là các sự tình, là nghĩa miêu tả. 0 50 100 150 200 250 Tỉ lệ câu mang nghĩa trên tổng số câu

Tỉ lệ xuất hiện trên tổng số câu

Ti lệ xuất hiện trên tổng số câu mang

kiểu nghĩa đó

32

Tuy nhiên, nếu tỉ lệ số câu mang nghĩa tình thái trên tổng số câu chỉ bằng hơn 1/3 tỉ lệ đó ở nghĩa miêu tả; tỉ lệ số lần xuất hiện nghĩa tình thái trên tổng số câu chỉ bằng 1/4 tỉ lệ đó ở nghĩa miêu tả; thì tỉ lệ số lần xuất hiện nghĩa tình thái trên tổng số câu mang nghĩa tình thái lại không thấp hơn nhiều so với tỉ lệ đó ở nghĩa miêu tả. Nghĩa là các câu đã mang nghĩa tình thái thì đến 1 nửa có thể 2 lần xuất hiện nghĩa này. Như vậy, nghĩa tình thái xuất hiện không nhiều, nhưng khá tập trung trong 38,6% câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3. Đây chính là một đặc điểm phân bố của nghĩa tình thái.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)