7. Bố cục của luận văn
2.3.1. Khái quát về nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập
phú nhóm từ biểu thị nghĩa miêu tả này, để sự tình này xuất hiện với một tỉ lệ cao có thể bởi học thấy rằng việc tiếp nhận các tính chất, nhất là các tính chất bên ngoài (màu sắc, hình khối, chiều kích,...) là tương đối dễ dàng với lứa tuổi học sinh lớp 2, 3.
2.3. Nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3
2.3.1. Khái quát về nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 2, 3
Câu mang nghĩa tình thái chủ quan (gọi tắt là nghĩa tình thái) xuất hiện với tần số không lớn trong các văn bản tập đọc giảng dạy ở lớp 2, 3, có trong 921 câu trên tổng số 2387 câu, chiếm 38,6%. Tỉ lệ xuất hiện trên tổng số câu là 56,3. Tỉ lệ xuất hiện trên số câu mang nghĩa nghĩa tình thái là 146,4%.
Nghĩa tình thái chủ quan chủ yếu xuất hiện trong lời nói của nhân vật, trong văn xuôi, trong thơ, góp phần quan trọng trong việc khắc họa tâm lí và miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật. Bên cạnh đó, nó cũng có trong lời nói của các tác giả, chủ yếu khi các tác giả đó nhập vai với nhân vật trữ tình trong thơ. Khi ấy, nó góp phần thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình, qua đó, góp phần quan trọng trong việc bộc lộ tư tưởng tác phẩm. Trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3, các loại nghĩa tình thái được sử dụng linh hoạt, giúp cho việc xây dựng tính cách, phác họa tâm lí nhân vật được hài hòa, sinh động. Cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Năm loại nghĩa tình thái của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 NTT nhận thức NTT đánh giá NTT cảm xúc NTT đạo lý NTT thái độ Số lần xuất hiện/ tổng câu có nghĩa tình thái 440/921 (47,8%) 348/921 (37,8%) 137/921 (14,9%) 165/921 (17,9%) 258/921 (28,0%) Số lần xuất hiện/tổng số lần xuất hiện của nghĩa tình thái 440 /1348 (32,7%) 348/1348 (25,8%) 137/1348 (10,2%) 165/1348 (12,2%) 258/1348 (19,1%)
42
Tỉ lệ xuất hiện nghĩa tình thái nhận thức trên tổng số câu có nghĩa tình thái là 47,8%. Tỉ lệ xuất hiện của loại nghĩa này cũng chiếm tỉ lệ cao nhất, đó là 32,7% trong tổng số lần xuất hiện của tất cả các nghĩa tình thái. Loại nghĩa này góp phần thể hiện sự hiểu biết và nhu cầu hiểu biết của các nhân vật đối với sự việc xảy ra đối với mình. Qua đó, giúp người đọc hiểu được một phần quan trọng về thế giới tinh thần, nhận thức của các nhân vật. Chẳng hạn trong ví dụ dưới đây, bác bán kính đã thể hiện phỏng đoán của mình về cậu bé mua kính qua việc dùng tổ hợp hay là:
(33) Bác bán kính thấy thể liền hỏi: - Hay là cháu không biết đọc?
(Mua kính, TV2, t1, tr.53) Nghĩa tình thái đánh giá xuất hiện với tỉ lệ là 37,8% trên tổng số câu có nghĩa tình thái. Tỉ lệ xuất hiện nghĩa tình thái đánh giá trên tổng số lần xuất hiện của tất cả các nghĩa tình thái và 25,8%. Với tỉ lệ xuất hiện tương đối cao này, nghĩa tình thái đánh giá đã góp phần quan trọng giúp tác giả bộc lộ cách nhìn nhận của nhân vật về mọi mặt của cuộc sống. Như việc dùng chỉ ... đã để biểu thị sự đánh giá về thời gian (ngắn) trong ví dụ sau:
(34) Chỉ một loáng, em đã đến bên cậu bé, khéo léo túm được tóc cậu, đưa vào bờ.
(Đôi bạn, TV3, t1, tr.130) Tỉ lệ xuất hiện nghĩa tình thái thái độ trên tổng số câu có nghĩa tình thái là 28,0%. Và nghĩa tình thái thái độ xuất hiện 19,1% trên tổng số lần xuất hiện của tất cả các nghĩa tình thái. Đây là tỉ lệ xuất hiện gần tương đương với nghĩa tình thái đánh giá. Điều này cho thấy, trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3, nghĩa tình thái thái độ rất được quan tâm. Bởi chúng thể hiện tình cảm, thái độ, quan hệ của người nói đối với các nhân vật khác. Qua đó, có thể giúp người đọc hiểu thêm về nhân vật người nói. Chẳng hạn, thái độ thân mật tôn trọng của Bác với người bảo vệ thể hiện qua từ xưng hô chú, tình thái từ à để hỏi trong câu dưới đây:
(35) Nha chưa kịp hỏi, ông cụ đã cất tiếng chào: - Chú gác ở đây à?
43
Nghĩa tình thái đạo lí có tỉ lệ xuất hiện trên tổng số câu có nghĩa tình thái trong các văn bản là 17,9%. Tỉ lệ xuất hiện nghĩa tình thái đạo lí trên tổng số lần xuất hiện của tất cả các nghĩa tình thái và 12,2%. Sự áp đặt cho người nghe hay cho chính mình một hành động nào đó không được các tác giả sử dụng nhiều. Nhưng nghĩa tình thái đạo lí góp phần giúp chúng ta hiểu thêm những nhu cầu về hành động của nhân vật trong mỗi bài đọc. Chẳng hạn, nghĩa tình thái đạo lí biểu thị bằng ngữ điệu, và các từ dùng để thúc giục hàng động trong:
(36) - Ra coi, mau lên!
(Lá cờ, TV2, t2, tr.128)
Sự áp đặt hành động cho mình và mọi người ở đây xuất phát từ sự ngữ ngàng, niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao được nhìn thấy lá cờ - biểu tượng sinh động của việc Cách mạng thành công, dấu hiệu của kỉ nguyên hòa bình, độc lập đang mở ra trên đất nước.
Tỉ số xuất hiện nghĩa tình thái cảm xúc trên tổng số câu có nghĩa tình thái là 14,9%. Và số lần xuất hiện đó chiếm và 10,2% trên tổng số lần xuất hiện của tất cả các nghĩa tình thái. Sự xuất hiện của nghĩa tình thái cảm xúc góp phần bộc lộ trực tiếp cảm xúc, tình cảm của nhân vật với những điều được nói tới, đồng thời làm rõ nét hơn trạng thái tâm lí phong phú của các nhân vật. Có thể thấy biểu hiện của nghĩa tình thái cảm xúc qua thán từ a thể hiện sự vui mừng trong:
(37) A, nắng lên rồi...
(Vẽ quê hương, TV3, t1, tr.88)
Có thể thấy rõ hơn tỉ lệ xuất hiện của mỗi loại nghĩa tình thái/tổng câu có nghĩa tình thái qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3: Tỉ lệ xuất hiện mỗi loại nghĩa tình thái trên tổng số câu có nghĩa tình thái
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 0 10 20 30 40 50 60
44
Sơ đồ này cho thấy rõ nghĩa tình thái nhận thức có trong gần một nửa số câu có nghĩa tình thái. Nghĩa tình thái đánh giá có trong hơn 1/3 số câu. Nghĩa tình thái thái độ xuất hiện trong khoảng hơn 1/4 số câu có nghĩa tình thái. Còn nghĩa tình thái cảm xúc và nghĩa tình thái đạo lí đều chỉ có trong khoảng trên dưới 1,5/10 số câu có nghĩa tình thái. Như vậy, tỉ lệ xuất hiện của các loại nghĩa tình thái ở câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 là không đều nhau, giảm dần theo thứ tự: nghĩa tình thái nhận thức - nghĩa tình thái đánh giá - nghĩa tình thái thái độ - nghĩa tình thái đạo lí - và nghĩa tình thái cảm xúc. Mỗi loại thường chênh nhau khoảng 10%.
Cũng có thể thấy rõ hơn tỉ lệ xuất hiện của mỗi loại nghĩa tình thái/ tổng số lần xuất hiện của nghĩa tình thái qua sơ đồ sau:
Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ xuất hiện của mỗi loại nghĩa tình thái trên tổng số lần xuất hiện của nghĩa tình thái
Sơ đồ cho thấy rõ, tính trên tổng số lần xuất hiện của nghĩa tình thái thì nghĩa tình thái nhận thức chiếm 1/3. Chiếm khoảng 1/4 lần xuất hiện là nghĩa tình thái đánh giá. Chiếm khoảng 1/5 là nghĩa tình thái thái độ. Đều chỉ chiếm trên 1/10 lần xuất hiện là nghĩa tình thái đạo lí và nghĩa tình thái cảm xúc. Như vậy, ở đây, cũng thấy sự giảm dần theo trật tự: nghĩa tình thái nhận thức - nghĩa tình thái đánh giá - nghĩa tình thái thái độ nghĩa - tình thái đạo lí - và nghĩa tình thái cảm xúc. Mỗi loại nghĩa tình thái có tỉ lệ chênh nhau thường khoảng 7%.