8. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Lập kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ,tự học
học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở
Việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học là một nội dung quan trọng của công tác quản lý của Hiệu trưởng. Kế hoạch xây dựng cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường sẽ giúp việc thực hiện kế hoạch dễ dàng và mang lại kết quả cao. Bản kế hoạch hướng tới các nội dung sau:
* Xác định mục tiêu, kế hoạch của hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học. Cần chỉ ra hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú trường THCS của giáo viên gồm những nội dung nào, HS thu nhận được những kiến thức, kỹ năng và có thái độ như thế nào... Từ đó, xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh: Điểm danh học sinh vào các buổi sáng trước bữa ăn sáng; Tối trước khi đi ngủ.
- Kế hoạch quản lí hoạt động tự học gồm: Danh sách cặp đôi giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt (thể hiện trong sổ chủ nhiệm); Bảng theo dõi đánh giá sự tiến bộ của đôi bạn cùng tiến (thể hiện trong sổ chủ nhiệm); Thực hiện thời gian biểu tự học hàng ngày.
- Kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định về công tác y tế học đường và văn bản hướng dẫn của Sở Y tế.
- Kế hoạch hoạt động ngoại khóa, tư vấn tâm lí, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục văn hóa truyền thống, giáo dục nghề; Danh sách các câu lạc bộ văn nghệ, TDTT,… Lịch tổ chức các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, TDTT,...Sổ theo dõi hoạt động tư vấn tâm lý; Kế hoạch lao động (năm học, tháng, tuần) trong đó có kèm theo Bảng phân công học sinh lao động, vệ sinh - giáo viên hướng dẫn; Sổ theo dõi sản phẩm lao động; Xây dựng Kế hoạch giáo dục văn
30
hóa dân tộc và tri thức địa phương đảm bảo tính thiết thực, được triển khai thường xuyên, định kỳ; Đề ra nội dung cụ thể, phù hợp với mục tiêu, điều kiện dạy và học của nhà trường; cung cấp những kiến thức cơ bản về địa lý, lịch sử, kinh tế, xã hội và văn hoá truyền thống của các dân tộc trên quê hương; Phối hợp với chính quyền địa phương, già làng, trưởng bản, nghệ nhân trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc và tri thức địa phương.
* Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú. Đây là công việc chuẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hướng cho việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên, nguồn chi phí cho hoạt động này, tài liệu và phương tiện vật chất khác (như hội trường. máy móc thiết bị,...)...
* Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú. Mỗi nội dung giáo dục cần có hình thức và phương pháp tổ chức phù hợp. Khi thực hiện hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú cần có những dự kiến cụ thể cho hoạt động như: giáo dục thông qua hoạt động tập thể hay giáo dục cá nhân; dùng biện pháp giáo dục nào cho phù hợp; đánh giá hiệu quả như thế nào?
* Xác định đặc điểm của môi trường bán trú và dự đoán những hạn chế về năng lực tự chủ và tự học của học sinh bán trú.
* Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc quản lý giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú ở trường trung học cơ sở.
* Duyệt kế hoạch, chương trình, nội dung hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú trường trung học cơ sở.