Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lực tự chủ,tự học cho học sinh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 61)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lực tự chủ,tự học cho học sinh

bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

2.3.2.1. Thực trạng việc lập kế hoạch quản lí hoạt động quản lí giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Việc lập kế hoạch quản lí của cán bộ quản lí, giáo viên đối với hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh và hiệu quả thực hiện được cụ thể qua bảng 2.6 sau đây:

53

Bảng 2.6. Thực trạng lập kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú và hiệu quả thực hiện ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Stt

Nội dung lập kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trƣờng trung học cơ sở

Mức độ thực hiện

ĐTB

Hiệu quả thực hiện

TĐ ĐTB

RTX ĐK KBG RHQ IHQ KHQ

1

Xác định mục tiêu, kế hoạch của hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú

34 23 3 151 2.52 47 10 3 164 2.73

2

Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho hoạt động giáo dục năng

lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú. 31 25 4 147 2.45

51 7 2 169 2.82

3

Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú

33 20 7 146 2.43 50 10 0 170 2.83

4

Xác định đặc điểm của môi trường bán trú và dự đoán những hạn chế về năng lực tự chủ và tự học của học sinh bán trú.

33 23 4 149 2.48 57 3 0 177 2.95

5

Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc quản lý giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú ở trường trung học cơ sở.

25 31 4 147 2.35 10 27 19 103 1.72

6

Duyệt kế hoạch, chương trình, nội dung hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho

học sinh bán trú trường trung học cơ sở. 29 27 4 145 2.42

43 12 5 158 2.63

54

Từ bảng kết quả khảo sát trên cho thấy việc lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học được thưc hiện ở mức thường xuyên (ĐTB: 2.44); Không có sự chênh lệch nhiều về mức độ thực hiện giữa các nội dung,với điểm trung bình dao động từ 2.35 đến 2.48; tất cả các nội dung đều được đánh giá cao về mức độ thực hiện. Điều này phản ánh năng lực lập kế hoạch của đội ngũ CBQL của nhà trường.

Tìm hiểu mức độ hiệu quả của công tác lập kế hoạch giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú, chúng tôi nhận thấy có một số nội dung chưa thực sự hiệu quả như nội dung „Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc quản lý giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú ở trường trung học cơ sở.‟ Để làm rõ hơn về vấn đề này, tôi có cuộc trao đổi với đồng chí Đỗ Đức Th phó hiệu trưởng trường THCS Động Quan đồng chí cho rằng: Việc lập kế hoạch giáo dục của giáo viên đối với nhiệm vụ giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh đối với giáo viên là rất khó khăn do họ không có bất cứ chế độ gì, việc họ thực hiện công việc hoàn toàn là do nhà trường phân công do đó họ bắt buộc phải thực hiện. Đồng chí Đỗ Đức Th cho biết thêm: Việc phân công giáo viên tham gia giáo dục năng lực tự chủ, tự học đối với học sinh bán trú của nhà trường được chi bộ giao cho đảng viên phụ trách về phía nhà trường chỉ giao giáo viên chủ nhiệm thực hiện trong giờ hành chính đó là quản lí hoạt động tự học của học sinh ở trên lớp. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả giáo dục không đạt được những yêu cầu theo mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra.

Cũng từ bảng kết quả khảo sát trên cho thấy hiệu quả thực hiện việc lập kết hoạch quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh như nội dung việc „Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc quản lý giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú ở trường trung học cơ sở.‟ Điểm bình quân 1.72 phản ảnh hiệu quả thực hiện thấp nhất, điều này cho thấy rằng việc phối hợp giữa các lực lượng trong công tác quản lí

55

là rất yếu, giáo viên thực hiện công tác quản lí giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú mạnh ai nấy làm, không phối hợp với nhau để cùng thực hiện. Các nội dung còn lại được đánh giá rất hiệu quả với tỉ lệ cao đa số từ 43 ý kiến đồng ý trở lên đến 57 ý kiến điều này khẳng định việc lập kế hoạch quản lí giáo dục năng lực tự chủ, tự học đối với học sinh là hiệu quả.

2.3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động quản lí giáo dục lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Để đánh giá thực trạng tổ chức quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 07, phụ lục1 kết quả thu được như sau:

56

Bảng 2.7. Thực trạng tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú và hiệu quả thực hiện ở các trƣờng trung học cơ sở

Thứ tự

Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh

bán trú ở các trƣờng trung học cơ sở

Mức độ thực hiện

ĐTB

Hiệu quả thực hiện

ĐTB

RTX ĐK KBG RHQ IHQ KHQ

1

Xây dựng đội ngũ giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú: gồm: Tổ quản lí bán trú; Tổ tư vấn tâm lí học đường; Tổ quản sinh; Tổ giao nhận thực phẩm; Ban thi đua.

45 15 0 165 2.75 31 23 6 145 2,42

2

Thành lập các tổ: Tổ quản lí bán trú, tổ tư vấn tâm lí học đường, tổ quản sinh, tổ giao nhận thực phẩm, ban thi đua, tổ tự quản.

45 15 0 165 2.75 48 11 1 167 2,78

3

Xác định cơ chế quản lý và giải quyết các mối quan hệ của tổ chức: xác lập mạng lưới các mối quan hệ của tổ chức và giải quyết tốt các mối quan hệ trong và ngoài trường

30 28 2 148 2.47 35 15 10 145 2,42

4 Phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động

giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho các em 30 25 5 145 2.42 27 30 3 144 2,40

5

Huy động các nguồn lực khác nhau phục vụ hoạt động giáo dục năng lự tự chủ và tự học cho học sinh bán trú như: Xây dựng phòng tập thể thao, sân chơi thể thao, huy động cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật…

30 22 8 142 2.37 47 13 0 167 2,78

57

Kết quả của bảng 2.7 cho thấy việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú ở các trường được thực hiện ở mức thường xuyên với ĐTB:2.55; Có sự chênh lệch khá rõ về mức độ thực hiện ở từng nội dung. Cụ thể: Những nội dung được đánh giá cao về mức độ thực hiện gồm: Xây dựng đội ngũ giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú: gồm: Tổ quản lí bán trú; Tổ tư vấn tâm lí học đường; Tổ quản sinh; Tổ giao nhận thực phẩm; Ban thi đua (ĐTB: 2.75); Thành lập các tổ: Tổ quản lí bán trú, tổ tư vấn tâm lí học đường, tổ quản sinh, tổ giao nhận thực phẩm, ban thi đua, tổ tự quản (ĐTB: 2.75). Nội dung

Huy động các nguồn lực khác nhau phục vụ hoạt động giáo dục năng lự tự chủ và tự học cho học sinh bán trú như: Xây dựng phòng tập thể thao, sân chơi thể thao, huy động cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật…được đánh giá ở mức thấp hơn cả về mức độ thực hiện (ĐTB: 2.37).

So sánh với hiệu quả thực hiện cho thấy đa số các hoạt động tổ chức được đều được đánh giá hiệu quả nhiều nhất là hoạt động „Huy động các nguồn lực khác nhau phục vụ hoạt động giáo dục năng lự tự chủ và tự học cho học sinh bán trú như: Xây dựng phòng tập thể thao, sân chơi thể thao, huy động cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật…‟ với 47 ý kiến đánh giá rất hiệu quả. Hoạt động „Phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho các em‟ đa số đánh giá là ít hiệu quả với 30 ý kiến.

2.3.2.3. Thực trạng việc chỉ đạo thực hiện hoạt động quản lí giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Việc chỉ đạo thực hiện của cán bộ quản lí, giáo viên đối với hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh được thể hiện qua bảng 2.8 sau đây:

58

Bảng 2.8. Thực trạng chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho HS bán trú ở các trƣờng THCS huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

TT Chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú ở các trƣờng trung học cơ sở

Mức độ thực hiện ĐTB Hiệu quả thực hiện TĐ ĐTB RTX ĐK KBG RHQ IHQ KHQ 1

Trên cơ sở kế hoạch, các quyết định phân công nhiệm vụ đối với các tổ, nhóm, hiệu trưởng triển khai nhiệm vụ giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho các giáo viên trong trường.

51 9 0 171 2.85 38 20 2 156 2,6

2

Đôn đốc giáo viên, động viên và kích thích các GV tích cực triển khai, duy trì các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh một cách thường xuyên, có hệ thống nhằm nâng cao năng lực tự chủ và tự học cho học sinh, đồng thời giúp giáo viên nâng cao năng lực nghề nghiệp.

39 21 0 159 2.65 25 30 5 140 2,33

3

Giám sát hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho HS; đánh giá những kết quả đã đạt được và những khó khăn, hạn chế trong công tác giáo dục năng lực tự chủ và tự học của HS; có biện pháp sửa chữa những tồn tại một cách kịp thời; Phát huy vai trò của tổ trưởng các tổ trong việc giám sát các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học của HS.

30 17 13 137 2.28 22 28 10 132 2,2

4

Tổ chức tốt các hoạt động tự quản để phát huy vai trò chủ động, trách nhiệm với bản thân và tôn trọng tập thể của HS ở nội trú; Lập sơ đồ các phòng ở khu nội trú và lập sổ theo dõi HS nội trú, bán trú;

37 19 4 153 2.55 27 28 5 142 2,37

5

Xây dựng tiêu chí thi đua và tổ chức thực hiện về bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan khu nội trú. Mỗi năm học tổ chức ít nhất 2 đợt thi đua xây dựng phòng ở nội trú

kiểu mẫu nhằm giáo dục học sinh nền nếp ăn ở, sinh hoạt ngăn nắp, gọn gàng, vệ sinh; 31 26 3 148 2.47 23 27 10 133 2,22

6

Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội; phân công cán bộ trực khu nội trú để giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy khu nội trú của học sinh và xử lý các vi phạm.

33 21 6 147 2.45 25 25 10 135 2,25

7 Bố trí hòm thư góp ý với BGH nhà trường, BQL HS tại khu ở nội trú để nắm bắt

tình hình, kịp thời phát hiện, giải quyết nguyện vọng chính đáng của HS 34 25 1 153 2.55 27 30 3 144 2,4

59

Từ bảng kết quả khảo sát 2.8 trên cho thấy việc chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú đạt mức khá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện. Ở tất cả các nội dung chỉ đạo thực hiện, cho thấy công tác giám sát hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh; đánh giá những kết quả đã đạt được và những khó khăn, hạn chế trong công tác giáo dục năng lực tự chủ và tự học của học sinh; có biện pháp sửa chữa những tồn tại một cách kịp thời; Phát huy vai trò của tổ trưởng các tổ trong việc giám sát các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học của học sinh chỉ ở mức trung bình (ĐTB: 2.28). Có thể thấy rằng đây là nội dung công việc cchưa được thực hiện ở mức thường xuyên. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến công tác giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh của nhà trường.

Trao đổi về vấn đề này với đồng chí Nguyễn Trung K giáo viên trường THCS Phúc Lợi., về nguyên nhân tại sao công tác giám sát hoạt đông giáo dục năng lực tự chủ, tự học chưa được chỉ đạo thương xuyên. Một số nguyên nhân đã được chỉ ra gồm: Giáo viên chưa tâm huyết và trách nhiệm với công việc được giao; Cán bộ quản lí không đôn đốc thường xuyên đối với người thực hiện; Bản thân những người thực hiện không có sự phối hợp cộng quản để thực hiện triệt để kế hoạch đề ra.

Về hiệu quả thực hiện việc chỉ đạo hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học, cho thấy nhiều nội dung chỉ đạo không hiệu quả như „Giám sát hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh; đánh giá những kết quả đã đạt được và những khó khăn, hạn chế trong công tác giáo dục năng lực tự chủ và tự học của học sinh; có biện pháp sửa chữa những tồn tại một cách kịp thời; Phát huy vai trò của tổ trưởng các tổ trong việc giám sát các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học của học sinh” (có đến 28 ý kiến đánh giá ít hiệu quả và 10 ý kiến đánh giá không hiệu quả). Thực trạng này cho thấy việc giám sát các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học, việc phát huy vai trò của tổ trưởng các tổ không thiết thực và không phù hợp với điều kiện của nhà

60

trường, hoặc các hoạt động không thường xuyên dẫn đến hiệu quả giáo dục không được nâng cao. Cũng qua bảng hiệu quả của công tác chỉ đạo cho thấy đa số nội dung chỉ đạo đều ít hiệu quả và một số nội dung không hiệu quả.

Trao đổi với đồng chí Lâm Bảo T phó hiệu trưởng trường THCS Phúc Lợi đồng chí cho rằng: Việc chỉ đạo giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh đối với giáo viên là rất khó khăn do họ không có bất cứ chế độ gì, việc họ thực hiện công việc hoàn toàn là do nhà trường phân công nên học phải tham gia.

Đồng chí Đỗ Đức Th phó hiệu trưởng trường THCS Động Quan cũng cho biết: Việc phân công quản lí giáo dục năng lực tự chủ, tự học đối với học sinh bán trú của nhà trường được chi bộ giao cho đảng viên phụ trách về phía nhà trường chỉ giao giáo viên chủ nhiệm thực hiện trong giờ hành chính đó là quản lí hoạt động tự học của học sinh ở trên lớp.

Qua phân tích dữ liệu bảng hỏi ta cũng thấy rằng việc đôn đốc thực hiện, giám sát thực hiện không được thực hiện thường xuyên đây cũng là nguyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)