Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 91 - 92)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp

Các biện pháp trên đều có ý nghĩa và vai trò quan trọng khác nhau nhưng đều có mục tiêu chung, đó là tác động mạnh mẽ vào quá trình giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh. Điều đó cho thấy, các biện pháp này không tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất, bổ sung và tác động qua lại với nhau. Mỗi biện pháp có thế mạnh riêng nhưng tuỳ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh tuỳ từng môi trường, nhà trường mà có biện pháp thích ứng, hiệu quả cần thiết hơn, và cũng có biện pháp thì ở vị trí thứ yếu hơn. Để nâng cao nhận thức, hình thành động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn cho học sinh, ngoài việc bản thân học sinh phải tích cực, cố gắng thì các yếu tố khách quan khác cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vai trò quan trọng thứ nhất phải kể đến đó là giáo viên, những người trực tiếp tham gia vào hướng dẫn học sinh hình thành kỹ năng, thói quen tốt; việc bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp rèn luyện cho học sinh sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong cuộc sống, học tập tốt hơn. Khi kết quả học tập, rèn luyện của học sinh có tiến bộ, nó sẽ tác động trở lại làm nảy sinh lòng ham hiểu biết, niềm say mê hứng thú cho học sinh, từ đó kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ngày càng tốt hơn.

83

Việc đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động của giáo viên sẽ thúc đẩy học sinh ham học hỏi, chủ động tham gia và nhiệt tình hoạt động. Để việc đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh của giáo viên được thuận lợi, đồng thời tạo điều kiện để học sinh tự rèn luyện một cách tốt nhất thì cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là vô cùng quan trọng. Vì vậy việc nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho dạy và học là hết sức quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó một yếu tố quan trọng nữa đó là công tác kiểm tra, đánh giá; đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động tự học sẽ có tác dụng tích cực đối với hoạt động của giáo viên và của học sinh. Thông qua kiểm tra, đánh giá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hình thành động cơ, thái độ, thói quen, tinh thần trách nhiệm cao trong các hoạt động, giúp học sinh cố gắng vươn lên. Đồng thời qua kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên có cơ hội kiểm nghiệm việc đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động của mình, từ đó giáo viên lựa chọn được phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với phong tục tập quán của địa phương.

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh mà luận văn nêu ra có vai trò hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tự học của học sinh bán trú, mỗi biện pháp có một vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng riêng. Tuy nhiên, chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ và tác động lẫn nhau. Việc thực hiện tốt các biện pháp quản lý trên sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh trong các trường có học sinh bán trú góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)